LTS: Hiện vật chiếc xe kéo tay vừa được đấu giá thành công và đưa về Huế, đang được trưng bày tại cung Diên Thọ, khu vực sinh hoạt của các hoàng thái hậu triều Nguyễn. Tấm bảng giới thiệu về chiếc xe ghi rõ: “Theo hồ sơ đấu giá, đây là chiếc xe kéo do vua Thành Thái tặng cho mẹ mình là hoàng thái hậu Từ Minh để dạo chơi trong vườn ngự uyển”.
Xe kéo của Hoàng Thái Hậu Từ Minh - Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp
Mới đây có một số ý kiến cho rằng: “Chiếc xe có vẻ bình dân như của một ông quan bình thường, không có dấu hiệu gì là của hoàng thái hậu”; “Chiếc xe này không thể do vua đặt làm tặng mẹ. Vì trên xe không có biểu tượng của hoàng triều, đó là chim phượng hoàng dành cho nữ giới bậc cao quý trong hoàng gia. Lẽ ra phải phủ bằng chất liệu sơn son thếp vàng thì xe lại khảm xà cừ trên sơn mài đen, chất liệu phổ biến trong dân gian”...
- Thưa ông, những nghi vấn quanh câu chuyện chiếc xe tay Thành Thái - cổ vật hồi hương khiến dư luận đang quan tâm. Vậy theo ông, những nghi vấn nói trên có cơ sở hay không? Quan điểm của ông về việc này ra sao?
TS. Phan Thanh Hải: Sau khi đấu giá chiếc xe kéo tay thành công, chúng tôi đã mất 10 tháng làm việc với bảo tàng Guimet (Bảo tàng Nghệ thuật Á châu - Pháp) và thực hiện các thủ tục để đưa về Việt Nam, sau đó mới đưa ra trưng bày tại Huế. Vì vậy, có thể nói việc đưa chiếc xe này ra trưng bày không hề vội vàng mà có sự chuẩn bị chu đáo. Trong lần trưng bày này, chúng tôi kết hợp đưa ra bộ sưu tập một số đồ dùng của hoàng gia, trong đó có xe, kiệu, bàn ghế... đặt trong “Không gian tiếp khách của hoàng thái hậu” tại tòa nhà Tả Trà thuộc cung Diên Thọ.
Cuộc trưng bày rất thành công vì thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng, du khách. Chuyện một số người nghi ngờ về xuất xứ của chiếc xe cũng là chuyện bình thường, tuy nhiên tôi nghĩ rằng, đối với những người làm công tác nghiên cứu thì chuyện đưa ra những câu hỏi hay sự nghi vấn phải dựa trên các kết quả nghiên cứu một cách đầy đủ, có luận cứ, luận chứng rõ ràng, bởi phát ngôn của họ sẽ ảnh hưởng lớn đến dư luận.
Với chiếc xe kéo tay của hoàng thái hậu Từ Minh, chúng tôi rất yên tâm cả về căn cứ pháp lý và khoa học, bởi:
- Xe kéo này có hồ sơ rõ ràng, được lập từ năm 1907, thời điểm nó được vua Thành Thái bán đi. Thậm chí, còn có cả tờ giấy bán viết tay của vua Thành Thái (chữ Quốc ngữ) chứng minh nó là đồ vật thuộc sở hữu của nhà vua;
- Nhà đấu giá Rouillac là một nhà đấu giá cổ vật chuyên nghiệp có uy tín trên thế giới, mỗi năm họ bán đấu giá hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cổ vật trị giá hàng triệu Euro, vì vậy họ phải đảm bảo uy tín cho chính họ chứ không thể lừa dối khách hàng;
- Việc tham gia đấu giá cổ vật này có sự nhất trí ủng hộ của lãnh đạo địa phương, Bộ VH, TT&DL, Bộ Ngoại giao cùng sự hưởng ứng nhiệt tình của bà con kiều bào ở châu Âu và cộng đồng nhân dân địa phương;
- Trước khi đấu giá, chúng tôi đã tham vấn ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này, họ đều xác định đây là cổ vật triều Nguyễn, có giá trị cao và nên mua.
![]() |
Xe kéo thời Nguyễn |
Nhân đây, tôi cũng xin nói thêm vài điểm:
- Chúng tôi có sưu tầm một số hình ảnh về những chiếc xe kéo từng được sử dụng đầu thế kỷ 20 của vua Khải Định, vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, thái tử Bảo Long... tất cả những chiếc xe này đều có hình thức khá đơn giản, không có trang trí rồng phụng hay các “dấu ấn hoàng gia” (có vài hình ảnh gửi kèm); vì vậy không có căn cứ để nói rằng những chiếc xe kéo được sử dụng trong chốn hoàng cung phải có trang trí rồng phụng hay các biểu tượng, “dấu ấn” của hoàng gia;
- Xe kéo là phương tiện tân thời lúc đó, nó không nằm trong điển chế của triều Nguyễn (như mũ, áo, võng lọng, kiệu, cáng...) nên khó có thể đòi hỏi nó phải được làm theo điển chế. Chiếc xe kéo tay của vua Thành Thái đặt làm cho mẹ mình là một trong những chiếc xe đầu tiên được sản xuất trong nước (trước đó đã có nhưng đều là xe mua của Trung Quốc), có mặt tại Huế trước 1906 (năm bà thái hậu Từ Minh mất), nên không nhất thiết “bắt” nó phải trang trí phượng hoàng truyền thống của hoàng gia.
- Hiện nay, trong sưu tập cổ vật triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (thuộc Trung tâm chúng tôi) vẫn lưu trữ một số đồ dùng trong cung có hình thức trang trí tương đồng với trang trí trên xe kéo (chẳng hạn các hộp đựng khăn vành, áo mão, trang sức của hoàng gia... là những hộp gỗ hay hộp đồi mồi khảm cẩn xà cừ).
Vì những lí do trên tôi có thể khẳng định, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng chiếc xe kéo mà chúng tôi đấu giá thành công tại Pháp là chiếc xe do vua Thành Thái đặt làm để tặng thái hậu Từ Minh.
- Được biết quy trình mua đấu giá chiếc xe tay nói trên mất rất nhiều công sức, đồng thời cũng là tâm huyết của cá nhân ông, của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô, của kiều bào... Điều này hẳn nhiều người đã biết. Dẫu vậy, cũng có những tiểu tiết nhỏ khiến dư luận băn khoăn là tại sao trong khi chưa có bộ hồ sơ gốc hiện vật, chúng ta đã tổ chức trưng bày?
![]() |
Trang bìa của bộ hồ sơ |
TS.Phan Thanh Hải: Dù chưa có hồ sơ gốc (đang trong quá trình chuyển về), nhưng chúng tôi có toàn bộ bản scan (39 trang) hồ sơ của hiện vật này, cùng những căn cứ mà tôi đã dẫn, vì vậy chúng tôi đủ căn cứ để đưa chiếc xe ra trưng bày. Vả lại, theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu cổ vật chuyên nghiệp, chiếc xe này là một trong những cổ vật có hồ sơ đầy đủ và khả tín nhất từ trước đến nay.
- Đưa cổ vật hồi hương là khao khát của những người làm công tác bảo tồn di sản nói riêng, nhìn rộng ra là mong muốn của người Việt. Nhưng theo ông, hiện cơ chế để thực hiện điều này còn có những khó khăn gì? (về hội đồng giám định cổ vật, ngân sách, thủ tục hành chính)?
TS.Phan Thanh Hải: Đúng là hiện nay cơ chế để đưa cổ vật hồi hương còn rất nhiều điểm bất cập (chẳng hạn việc chúng tôi phải đóng gần 130 triệu đồng tiền thuế VAT để nhập cảnh chiếc xe), vì vậy chúng tôi mong muốn chúng ta cần sớm nghiên cứu để điều chỉnh luật và ban hành các cơ chế phù hợp.
Với việc quyết tâm tham gia đấu giá và đưa chiếc xe kéo tay này về nước, chúng tôi muốn kêu gọi cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước quan tâm nhiều hơn đến di sản dân tộc, chung tay đưa các cổ vật từ bên ngoài về với Tổ quốc.
Xin cảm ơn ông!
Minh Khuê (thực hiện)
(SDB17/06-15)
Về hai tác phẩm nghệ thuật cung đình độc đáo
Hai tác phẩm ấy là chiếc xe kéo và cái giường cung đình Triều Nguyễn. Theo tài liệu do Trung tâm Bảo Tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp, xe kéo được hoàng đế An Nam đặt làm ở làng Kinh Lược tại Hà Nội, dành cho mẹ của mình hoàng thái hậu Từ Minh - vợ của Hoàng đế Dục Đức, đã qua đời vào năm 1906. Giường của vua Thành Thái do tổ tiên để lại.
Xe kéo và giường đã được ông Prosper Jourdan - thanh tra phụ trách Cảnh sát bản xứ của Hoàng đế lưu vong - mua tại hoàng cung Huế ngày 18 tháng 10 năm 1907 trực tiếp từ hoàng đế, đổi lấy một chiếc xe hơi, với tổng số tiền là 400 đồng bạc. Được bảo quản từ năm 1907 trong gia đình Jourdan, xe kéo và giường được đưa ra trưng bày tại Sàn giao dịch thương mại Dijon vào năm 1916.
Một tập hồ sơ hoàn chỉnh, thư từ, ghi chú, các bài cắt ở báo chí, hình ảnh, hóa đơn viết tay có chữ ký của hoàng đế... sẽ được chuyển cho người mua, và tạp chí minh họa số 3374 ngày 26 tháng 10 năm 1907, trang 265 - 269.
Được bảo quản ở Pháp trong cùng một gia đình từ một thế kỷ nay, hai tác phẩm này đã thoát khỏi những cuộc chiến tranh khác nhau đã tàn phá Hoàng thành Huế.
1. Long sàng
|
Hoàng đế Thành Thái (hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn) đã khẳng định long sàng này là do tổ tiên của ngài để lại, vì vậy người ta có thể giả định rằng, do sự ngắn ngủi của một vài triều đại, long sàng này ít ra cũng xuất xứ dưới triều đại Tự Đức (1847-1883) thậm chí là dưới triều đại Gia Long (1802 - 1819) - vị hoàng đế đầu tiên của triều Nguyễn, căn cứ theo nét đặc trưng và sự hao mòn của long sàng. Trang trí sang trọng của chiếc long sàng được lấy cảm hứng từ Trung Quốc và hình ảnh rồng An Nam được khắc ở mặt sau đầu long sàng chứng minh một cách rõ ràng rằng chiếc long sàng này được làm cho giới Đế Vương. Chiếc long sàng này có lẽ được làm trong hoàng cung nơi hoàng đế Thành Thái bị giam giữ trong thời gian bị quản thúc tại gia từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1907, có bằng chứng cho rằng hoàng đế bị phế truất đã ngủ trên chiếc long sàng này trong suốt thời gian này.
2. Xe kéo
Xe được làm bằng gỗ cứng ở Bắc Kỳ được sơn màu đen và khảm xà cừ, trang trí chùm hoa hồng, hình cây nho, cành lá và phong cảnh. Hoàng đế Thành Thái đặt các nghệ nhân ở làng Kinh Lược - Hà Nội làm riêng cho mẹ của mình dùng trong các khu vườn hoàng gia. Xe cao 136 cm, dài cùng với càng xe: 230cm, rộng 102cm.
![]() |
Chiếc xe này có thể được hoàng đế Thành Thái đặt làm ngay từ đầu triều đại của mình (lúc đó hoàng đế ở độ 10 tuổi trong lễ nhậm chức vào năm 1889) cho mẹ của mình là hoàng thái hậu Từ Minh, người mà ông rất yêu quý để hoàng thái hậu có thể dạo chơi trong các khu vườn trong Đại Nội rộng lớn nơi bà sống ẩn dật như bao thành viên khác của hoàng gia. Cũng chính hoàng thái hậu quyết định các đặc điểm của xe kéo: kích thước, ghế ngồi, hai cái chắn bùn, trang trí... Xe kéo được làm bằng gỗ cứng ở Bắc Kỳ trong hai ngôi làng gần Hà Nội: Quảng Hưng cho khung xe và Kinh Lược cho sự khảm xà cừ tuyệt đẹp trên sơn mài màu đen. Các bánh xe được viền sắt vì việc lắp thêm lốp xe mới có sau này, và lồng đèn nến lò xo, là dấu hiệu của sự giàu có và hiện đại dành cho giới quý tộc. Bức chạm xà cừ hình tròn sau lưng xe là “phù hiệu” cá nhân của người chủ nhân chiếc xe kéo, đó chính là hoàng thái hậu. Việc kéo xe do hai người đàn ông thực hiện, một người kéo xe, người kia đẩy trong trường hợp khó khăn tùy thuộc vào tình huống, thường các con đường bị bùn lầy hoặc đường dốc.
![]() |
Thủ bút viết tay của vua Thành Thái ghi việc bán xe kéo |
* Nguồn gốc của các tài sản này
Thay vì nhìn thấy những tài sản này rơi vào các tay buôn, vua Thành Thái đã thảo bản văn tự viết tay, ngày 18 tháng 10 năm 1907, bán chiếc xe kéo và chiếc giường cho Thanh tra Jourdan (Đội trưởng đội Cảnh sát bản xứ) - người đã thông cảm với ông trong hơn hai tháng bị quản thúc trong Đại Nội Huế cho đến khi bị đưa đi quản thúc tại "Villa Blanche" ở Cape Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Khi cần tiền, vua Thành Thái cũng kiếm việc làm thêm tại nơi quản thúc, nơi đó ông chỉ được phép mang theo vài người và ít hành lý. Đam mê xu hướng tân thời, ông thực sự muốn mua một chiếc xe hơi để thay thế các phương tiện đã bị tịch thu. Để tỏ lòng biết ơn người đã thông cảm với mình, nhà vua đã tặng bảo kiếm với chuôi kiếm bằng ngà voi và vàng và vỏ kiếm bằng bạc.
P.V
(SDB17/06-15)
Mỗi dịp đầu Xuân mới, các làng xoan cổ ở Phú Thọ lại có dịp hội tụ hát những làn điệu mượt mà, đằm thắm, thấm đậm tình đất, tình người đất Tổ Vua Hùng.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), có sáu lễ hội truyền thống đã được bổ sung vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
LTS: Đầu tháng 12-2016, tại phiên họp Ủy ban liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tại Việt Nam, có luồng ý kiến cho rằng, những biến tướng từ tín ngưỡng này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là gì và tại sao một bộ phận người Việt có cái nhìn như vậy?
GS Ngô Đức Thịnh cho rằng đạo Mẫu có những vị thánh được “dệt” từ anh hùng trong lịch sử. Bằng cách đó, đạo Mẫu cũng thể hiện chủ nghĩa yêu nước.
Ngày 3/12, đại diện của khoảng 40 nước nhóm họp tại Abu Dahabi đã thông qua kế hoạch thành lập một quỹ bảo vệ các di sản trong các khu vực có chiến tranh và một mạng lưới cất giữ an toàn cho các tác phẩm nghệ thuật đang gặp nguy hiểm.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 29.11, Sở VH-TT TP.Đà Nẵng cho biết Nghệ thuật hô/hát bài chòi dân gian ở Đà Nẵng vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Mới đây, Bộ tem “Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” đã chính thức được phát hành và có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 30/6/2018.
Trước khi cho phóng viên Thanh Niên chụp ảnh chiếc lư đồng, ông Hà Xuân Út, Trưởng làng La Chữ (P.Hương Chữ, TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) phải thắp hương xin phép Thành hoàng, bởi chiếc lư được cho là bảo vật rất thiêng của làng.
Di tích lịch sử Văn miếu Trấn Biên (phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã chính thức được công nhận là di tích cấp quốc gia (theo Quyết định số 2894/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện ký).
Kim sách triều Nguyễn chứa đựng nhiều thông tin giá trị về lịch sử văn hóa và nghệ thuật đỉnh cao của các nghệ nhân, thợ thủ công cung đình xưa.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử hàng trăm năm, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng đất khác nhau để trở thành một trong những loại hình âm nhạc truyền thống đặc sắc của Việt Nam.
Với mục tiêu năm 2016, hát Xoan được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới thoát khỏi tình trạng cần được bảo vệ khẩn cấp và chính thức trở thành di sản đại diện của nhân loại, tỉnh Phú Thọ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để bảo tồn, phát triển di sản văn hóa hát Xoan.
Trong khi nhiều loại hình âm nhạc truyền thống đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, thì ca Huế vốn là loại hình âm nhạc bác học mang giá trị độc đáo, có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn, lại chỉ mới được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.
Mộc bản là một trong những di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc. Năm 2009, UNESCO đã công nhận mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới (số mộc bản này hiện đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng).
Theo kế hoạch đến cuối năm 2015, tỉnh Phú Thọ sẽ phải đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chính thức đưa hát Xoan trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Xúc động, đầy tính nhân văn và hoàn toàn tương đồng với những giá trị đạo đức của người Việt, lễ Vu lan báo hiếu đang được một số chuyên gia đề nghị tìm hình thức tôn vinh xứng đáng.
Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Cuộc hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế vừa được Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức trong hai ngày 8 và 9.5, tại TP.Huế.
Tối 24/4, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức lễ công bố Quyết định đưa Sử thi Bahnar vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng tỉnh (TP Pleiku, Gia Lai).