Xuân sơn kỳ bí

15:43 12/05/2009
CAO SƠNChuyện xưa: Vua Hùng kén tìm phò mã cho công chúa Ngọc Hoa, đồ lễ vật phải có gà chín cựa ngựa chín hồng mao? Thôi thúc Lạc dân xưa kia, đánh thức tiềm năng người dân phải tìm hiểu, lặn lội từ đời này sang đời kia chưa thấy. May sao với thú đi để biết, anh Trần Đăng Lâu, cựu chiến binh, hiện Giám đốc vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ cho hay: Vườn quốc gia nguyên sinh anh Lâu đang quản lý, mới phát hiện giống gà lạ ấy. Con vật đặc biệt chưa có ai biết tới, chưa được phổ biến rộng rãi, thương trường chưa có cuộc trao bán...

rừng Xuân Sơn

Háo hức theo chân anh, vượt rừng leo núi đến nơi sơn cùng thuỷ tận, âm u rừng già nguyên sinh. Gặp tộc người thiểu số nói tiếng Kinh chưa thạo, có đàn gà lạ nuôi giống gà chín cựa. Sửng sốt bất ngờ nhìn những con gà trống, con gà mái rất đẹp. Phải chăng đây chính loài gà xưa nay bao đời tìm kiếm, loài gà biến đổi gien, mang giống gien lạ, có từ đời Hùng Vương còn sót lại nay sinh sôi nảy nở? Hay đây chính là con cháu Lạc dân của Tản Viên sống đến tận nay, giữ kín mãi đến bây giờ cho con vật lạ sinh sôi phát triển, giữ nuôi giống gà đặc quý? Quả là loài gà, loài động vật lông vũ đặc quý, không thấy bao giờ. Phải ngắm, phải xem, phải hỏi, bao điều thắc mắc. Loài động vật này quý hiếm lắm cứ nhởn nhơ, mặc cho người quan sát ngắm chúng trầm trồ. Nhìn nó bề ngoài như loài gà nhà, màu lông đẹp hơn gà nhà. Sao nó lạ thế! Người xem chưa thấy bao giờ, chưa bắt gặp lần nào? Bộ cựa xếp hàng không thành dãy, bộ cựa sắc nhọn như bàn chông, xương cựa tự nhiên, ngang ngược chọc tức, mọc ngang ra sau gót chân. Ngắm chú gà trống vẻ dữ tợn, hoang dã, “rất bảnh trống”, quấn bên các cô gà mái. Chú gà trống bộ mào đỏ chót, nhanh nhẹn hoạt bát. Hỏi ông chủ nhà chưa thạo tiếng Kinh về đời sống riêng của gà, ông bảo: Nó là gà thần đấy! Thần mái chỉ nặng 1,5 kg/ con thôi, con thần trống kia yêng hùng lắm cũng nặng 1,8kg/ con. Gà thần ăn gì à? Nó ăn hạt thóc hạt ngô nhà tao! Lúc nó lại ăn lá rau, tự nó tìm kiếm thức ăn quanh nhà.

Theo nhà khoa học đang quản lý rừng nguyên sinh giới thiệu: loài gà này được nuôi quanh nhà, dân bản phát hiện gần đây thông báo. Hỏi dân bản tên loài gà gì? Già bản bảo nó là loại gà thần, tìm hiểu khai thác, tập trung nghiên cứu bước đầu xác nhận. Đây là loại gà nhà tự biến đổi gien, gien lạ đột biến xuất lộ. Lập kế hoạch khoanh vùng chăn nuôi, giao đặc trách cho dân bản người Dao Tiền nuôi thả. Họ nuôi nó đã lâu, nay đã quen. Đặc biệt loại gà này đem con giống di chuyển sang bản khác, cùng trong khu bảo tồn. Gà không sống được, chỉ có thổ nhưỡng khí hậu bản người Dao Tiền này, nuôi được giống gà kỳ lạ đó. Gà kiêng kị di chuyển vùng nuôi, còn lạ hơn nữa người xem mắt nhìn, tai nghe ngón tay chỉ đếm:  Con trống có tám móng cựa sắc nhọn, con mái cũng có tám móng cựa. Đã lạ lắm rồi, vì chưa có ai nhìn thấy gà nhiều cựa bao giờ? Hay đây chính là loàì gà chín cựa, con gà chín cựa ngày xưa Hùng Vương đưa ra chỉ là ước muốn, cựa thứ chín ấy là cái cựa chọn mặt gửi vàng có đáng mặt làm rể con vua, xứng vị làm chồng công chúa con ngài hay không? hay chuyện lưu truyền dân gian thêm vào, vì tình yêu chín bậc, Lạc dân gọi cho vần điệu: Ngựa chín hồng mao thì phải có gà chín cựa.

Loài gà này tự biến đổi gien, dân bản ở đây không biết. Chắp tay vái lạy gọi tên gà thần, nghĩ cho cùng: Loài gà này là sản vật đặc biệt quý hiếm. Nó mang gien lạ đột biến, chống được dịch bệnh rất cao,tự sinh trong môi trường hoang dã. Thịt gà thơm ngon hơn bất cứ loại thịt gà nào mà ta đã biết, cần được nuôi dưỡng bảo tồn. Hiện số hộ người Dao Tiền bản Cọi, được ban quản lý hỗ trợ kỹ thuật chăn thả nuôi giống gà này. Nuôi trong môi trường thiên nhiên hoang dã, tận nơi sơn cùng thuỷ tận môi trường thiên nhiên lý tưởng. Gà đặc biệt quý hiếm... Chúng tôi hỏi ông chủ nhà nuôi gà: Thịt gà thần có ngon không bác? Thịt à! Ngon lắm, gà thần mà! Mũi tao ngửi thấy mùi thịt gà chín thèm lắm,... muốn ăn phải cúng đã. Thế mới biết dân quý loài gà này, họ nâng niu chăm sóc con vật thiêng. Chính vì là con vật linh đặc trưng thời tiền sử, được dân bản Cọi, ban quản lý vườn quốc gia, làm lễ vật dâng tiến ngày Quốc giỗ. Cả dân tộc hương khói nhớ ngày giỗ Tổ, vong hồn các Hùng Vương về nhận ra con cháu mấy trăm đời, vẫn giữ được phong tục dâng kính lễ vật ngày ấy.


Rừng núi Xuân Sơn còn nguyên sơ kì bí lắm, là đoạn cuối cùng của dãy Hoàng Liên Sơn bị đứt gãy kéo dài. Nằm trên độ cao 1386m so với mực nước biển, mây mù bao phủ, khí hậu ẩm ướt thích hợp cho các loài cây nhiệt đới cận nhiệt đới xanh tốt bốn mùa. Trong tiềm thức người dân Phú Thọ, Xuân Sơn nơi rừng thiêng nước độc, rừng già âm u. Xứ sở của rừng cây nguyên sinh đại ngàn hàng trăm tuổi, có các loại cây, con thú quý hiếm ghi trong sách đỏ. Ông giám đốc đã cùng các cộng sự, khảo sát trong rừng ngoài các con thú phổ biến, trong rừng nguyên sinh mới phát hiện ra mười đàn chồn trắng đang sinh sống, loại thú quý hiếm còn sót lại trong các cánh rừng ở Việt Nam. Đặc điểm loại thú quý hiếm này, con đầu đàn to hơn tất cả số con trong đàn. Nó có vệt lông nặng màu suốt từ cổ chạy dọc sống lưng, không khác anh hề trong rạp xiếc đeo ca vát ngược. Ông còn cho hay trong vườn tìm được loại thú quý hiếm này, sẽ tìm được loại thú quý hiếm kia. Khả năng trong rừng nguyên sinh còn có loài Nai đen, loại thú cực kỳ hiếm trên thế giới chỉ còn số ít con còn sống trong rừng Phi Châu. Hàng ngày các nhà khoa học cùng cộng sự, đang lần kiếm dấu vết Nai đen, các thú quý hiếm khác. Rừng ở đây rậm rạp cây mọc đa tầng, cây dây leo nhằng nhịt bám quanh loài cây từ thời cổ sinh đứng bên loài cây gỗ quý xanh tốt. Nên rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, người dân cũng có ý thức trông giữ rừng già. Ông giám đốc kể rằng ở đây, người dân được tham gia xây dựng quy chế bảo vệ rừng, dù là người sống trong lõi rừng hay ngoài vùng đệm, được giáo dục kỹ quy chế bảo vệ rừng. Dân tự nguyện làm công tác bảo vệ rừng, không chặt phá, không làm bẫy diệt thú dưới mọi hình thức. Ai chặt phá bẫy diệt thú bị phát hiện bất kỳ ở cương vị nào, đều bị phạt tù bốn tháng, bị nộp phạt bốn mươi triệu đồng, gia đình không được nhận tiền bảo vệ rừng. Lối làm việc của lãnh đạo vườn quốc gia, theo quy chế sòng phẳng, thật thà như bản tính người dân tộc sống trong rừng vốn có từ xưa. Những năm trước đây kết hợp biện pháp chính quyền vận động nhân dân thu gom hết súng săn, súng dân dụng được dân ủng hộ, dân tự nguyện đem nạp hết súng săn. Ngay như chuyện làm đường giao thông nội bộ, tiêu tốn hàng chục tỷ đồng, đơn vị thi công tuyệt đối không được dùng mìn phá đá, không dùng lửa đốt cây, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho rừng nguyên sinh, đề phòng hoả hoạn, gây tiếng động lớn xua đuổi thú rừng. Đơn vị thi công nào vi phạm thì bị đình chỉ, huỷ hợp đồng. Vị giám đốc làm việc nghiêm khắc đúng hợp đồng, theo đúng quy chế quản lý dành cho các vườn quốc gia.

Địa thế khu trung tâm ban quản lý đặt đúng nơi đắc địa sơn thuỷ hữu tình. Bỏ xa khu trung tâm khoảng độ 4km đường rải nhựa, ta đến nơi có hang động kỳ bí. Hang động ở đây mới hé lộ chưa được công bố rộng rãi, theo người dân tộc trong vùng cho hay, hang động dài lắm có đoạn quanh co, có đoạn bằng phẳng; có hang dương, hang âm, trong hang có sông ngầm suối chảy. Ánh sáng phản quang qua các lỗ thủng trên núi, nhũ đá muôn màu lóng lánh, huyền ảo tạo hình thù kỳ lạ. Hang động chạy dài tới 15km ẩn chứa bao điều, đang chờ các nhà khoa học thám sát đánh giá, các nhà thạch học, cổ sinh học đến nghiên cứu. Bước đầu so sánh có người đánh giá không kém động Phong Nha - Kẻ Bàng. Ai đứng dưới hang chập choạng sáng tối, hay buổi chiều tà đều cảm thấy rợn người. Hàng ngàn vạn con dơi hoang lạ bay tìm kiếm mồi, loài dơi lạ ở đây rất lớn, to lắm có sải cánh khổng lồ to như cánh lá dong rừng, tiếng kêu man dại rùng rợn hỗn tạp thể như thần linh rừng núi xuất hiện.

Đi khắp rừng núi phía Bắc, chỉ thấy ở đây có hồ chứa nước trên núi. Có phải hình sông thế núi đặt bầy, hay các vua Hùng thời dựng nước xếp đặt giang sơn.  Cho nơi đây có gà thần chín cựa, hang động kì bí, ở độ cao trên 1000m so với mặt nước biển lại có hồ nước trong xanh. Hồ trên núi ở Việt Nam có nhạc sỹ Phó Đức Phương ca ngợi, hồ trên núi ở đây hoang sơ chỉ có cây lá rừng già ca ngợi, lay động làn nước trong xanh. Ước gì lúc này có được chiếc thuyền, để bơi du ngoạn ngắm cảnh hoang sơ hồ nước trên núi.

Trong rừng nguyên sinh Xuân Sơn có loài cây lạ, cây chuối cô đơn phát hiện trong” Công trình khoa học tìm hiểu cây rừng nguyên sinh “tìm ra muộn màng nhất, đứng sau cùng nhất, cô đơn nhất. Mới được biết đến qua so sánh, đánh giá tất thảy các loài chuối, xếp hàng sau cùng thứ 1218 loài thực vật hiện có trong rừng. Mà sao gọi chuối cô đơn? Chuối không có cây con, thân chuối lớn, gọi chuối độc thân thì dễ nghe hơn. Gốc chuối to kềnh đường kính cỡ 45 - 50 cm, thân chuối mập mạp, nhiều bẹ ôm ấp. Thân bẹ chuối to mập nổi gờ sống cứng, chắc khoẻ tạo dáng eo co ưa nhìn. Chuối không đẻ cây con, nó khác tất thảy chuối nhà, chuối rừng. Lá chuối thì cứ ưỡn ngửa tinh lọc khí trời, thân chuối quyện vận tinh đất, luyện nhựa để chuối chửa buồng trổ hoa. Cây chuối cao 4,50m, hoa chuối khác lạ không ngờ. Chuối thường có quả dài, cong, xếp hàng thành nải chuối buông xuôi, còn chuối cô đơn quả bám dày đặc tròn mập, bám quanh cuống hoa buông dài tới 3,50m. Trông dáng buồng chuối như bọc trứng cà cuống bám quanh cọng rạ, ấy là nhớ lại ngày xưa đi bắt cua đồng, nhìn quả chuối cô đơn bám đúng như vậy. Lạ hơn là phải tới ba năm chuối mới chín, quả không ăn được chỉ toàn là hạt to bằng hạt nhãn. Hạt chín rơi xuống đất, mọc cây chuối non tơ. Từ hạt chuối, đến thân bẹ dùng làm thuốc chữa bệnh đường ruột, loại cây trồng hợp thổ nhưỡng được khoanh chăm phục vụ cho ngành y học.

Trong tiềm thức số ít người, luôn nghĩ về diện mạo một giám đốc cứ phải đóng khung trong bộ com lê, thắt ca ra vát, ngồi xe ô tô sang trọng, đi lại bệ vệ, tay xách ca táp mới làm được việc. Song giám đốc Vườn quốc gia Xuân Sơn ăn mặc quần áo dân tộc, ăn cơm tập thể, ngủ giường cá nhân. Trong cuộc sống anh vẫn giản dị như người lính, sức làm việc bền bỉ, luôn chủ động tiến công như một người lính năm xưa. Quanh giường kệ sách, giá sách, đủ loại sách nghiên cứu chuyên ngành sách ngoại ngữ có, sách tiếng Việt có. Cả sách văn học, từ điển các loại, có sách phong thuỷ, có sách địa chất, sách kỹ thuật phần mềm. Nhìn phòng ở thấy sức làm việc của ông, dành cho khoa học, tất cả cho rừng nguyên sinh. Ông bộc bạch thẳng thắn: Tôi không dám nhận lời khen cho riêng tôi, vì tôi chưa làm được nhiều cho rừng, cho khoa học. Ông lo đường dài, lo cho rừng già, lo cho bà con dân tộc ở đây ăn no, mặc ấm, có khả năng tiếp cận với văn minh tiến bộ xã hội. Ông lo cho con em các dân tộc có trường học, lớn lên biết khai thác làm nghề từ rừng, để họ giữ rừng. Được vậy rồi bà con không vào rừng, chặt cây đốt phá rừng làm nương trồng tỉa. Khác nào đồng bào miền xuôi có ruộng sẽ có việc làm, không rủ nhau ra phố họp chợ lao động. Ông ghét lời nói nghị quyết sáo rỗng, đối với đồng bào họ ưa nói thật, việc làm thật, năng lực có thật. Khu lõi rừng quốc gia có 15 000ha, có 9000 ha rừng nguyên sinh rộng là vậy, ban quản lý chỉ vẻn vẹn có 19 cán bộ quản lý điều hành do ông đứng đầu. Ông luôn quảng bá cho khu vườn, ông lo toan cho 3000 người một xã toàn người dân tộc sống trong vườn. Các công trình nghiên cứu khoa học do ông làm chủ đề tài, hay cộng tác với bất kỳ cá nhân hay viện nghiên cứu nào, đối tượng nghiên cứu là con người và rừng già. Vườn quốc gia mang tên xã, chính tên xã làm cho tên vườn nổi lên. Người dân sống trong vườn biết ông, bởi lẽ ông làm việc thật nên họ tin ông. Họ nghe ông nói: Không hút thuốc phiện... Ông kể thế này: Người dân tộc quen trồng cây thuốc phiện, người dân tộc quen hút thuốc phiện, cái chất màu “Tiên nâu” ấy đã làm cho họ nghèo khổ lạc hậu suốt mấy mươi đời. Phải làm cho họ từ bỏ cái chất “tiên nâu”, để họ tự định đoạt lấy cuộc sống của họ. Cây thuốc phiện từ nơi núi rừng sinh sôi, xuôi xuống đồng bằng làm băng hoại đạo đức xã hội, suy bại nòi giống phải diệt trừ tận gốc. Ban quản lý vườn chỉ tác động tích cực để họ vươn lên, ông cùng Uỷ ban phòng chống ma tuý giải thích cho người Thái, các tộc người thiểu số khác phá bỏ nương thuốc phiện. Người Thái, người thiểu số yêu cầu cán bộ đền bù cho họ thì họ chặt phá. Giám đốc đứng ra nhận đền bù cho chủ nương thuốc phiện, người Thái, người thiểu số, tin ông phá tất cả nương thuốc phiện kia. Tự tay ông đem cây chè shan, cây thanh trúc từ tỉnh bạn về trồng, cùng cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con trồng chè dưới tán giổi thành nương, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng rừng vào trồng chè, trồng trúc. Nay nương chè đã cho thu hoạch dưới tán giổi, khắp rừng Xuân Sơn đâu cũng có cây chè shan. Trúc phát triển nhanh lấn át cả cỏ tranh, cây dây leo nhằng nhịt. Trúc thay người giữ rừng. Rừng cho nguồn thu nhập, ông tính cho chúng tôi đang đứng ngắm nương chè, dưới tán giổi. Với giá thị trường hiện nay 5000đ/ kg chè shan tươi, người Thái, người thiểu số đã có nương chè kia, hàng năm thu hàng chục tấn chè sơ chế, tính thu nhập cho mỗi gia đình hàng chục triệu đồng/ năm, mức sống người dân nâng lên. Ở đây dân giữ rừng vì có nguồn thu, có việc làm hợp với khả năng. Bản tính con người đói khổ cộng với sự thiếu hiểu biết sinh ra làm liều, tính quanh, ông cha ta đã dạy thế. Còn đồng bào thiếu đói thì đốt rừng làm nương, phải tạo cho đồng bào có việc làm, có cuộc sống, người dân tộc sẽ yêu rừng, quí rừng. Bao nhiêu năm rồi dân đói khổ, thiếu việc làm hò nhau lên rừng chặt phá. Rừng tan hoang gây lũ lụt, sạt đất lở núi nhìn ra đã quá muộn. Ở nhiều nơi rừng phá thảm hại, chính quyền nơi ấy chỉ báo cáo nhẹ nhàng “rừng đang bị phá…”. Cả cán bộ có thẩm quyền, hùa nhau phá rừng dưới nhiều hình thức vỏ bọc. Dựa vào tập quán chăn nuôi của đồng bào dân tộc, ông lập kế hoạch dài hạn. Khoanh vùng chăn nuôi có bãi chăn thả, ý tưởng di dân ra khỏi lõi rừng ông đang ấp ủ chắc sẽ thành công. Tranh thủ nhiều nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài, nguồn vốn từ chế độ chính sách đối với các dân tộc vùng khó khăn. Ông tạo nghề mới trồng cây, nuôi con đặc sản cho đồng bào dân tộc, đàn gà chín cựa từ chỗ chỉ có hàng chục con nay sinh sôi thành đàn lên tới 300 con, bãi chăn thả hàng nghìn con bò, hàng nghìn con dê. Lợn núi (lợn địa phương) trong vùng đồng bào đang nuôi, ông mời chuyên gia hướng dẫn lai tạo với lợn rừng hoang dã, nay tổng đàn lên tới 800con, hứa hẹn nguồn thu từ chăn nuôi. Ơn huệ núi rừng nguyên sinh phải biết tận dụng, hướng dẫn bà con trồng rau sắng sạch, là công chúa của các loài rau, được ương trồng từ hạt rau sắng chín trong rừng, đang lên thành vườn rau một tuổi vườn rau bốn năm tuổi, hứa hẹn nguồn thu lớn, với giá tới 300 000đ/ kg các khách sạn đặt mua. Rau sắng ở đây có chất vi lựơng, chất sinh tố còn cao hơn gấp nhiều lần rau sắng chùa Hương.

Lang thang trong rừng già Xuân Sơn, phần nào tiếp cận cội nguồn xa xưa, trước khi bước vào nền văn minh xã hội loài người. Con thú hoang dã, vật nuôi biến đổi gien được chính con người tác động...

Bông lộc vừng nếp thơm lựng, buông rủ đung đưa níu kéo chúng tôi, biết thêm về rừng vàng biển bạc. Chia tay. Xe xuôi dốc ngoảnh lại bóng núi, cây rừng mờ dần, song những con vật nuôi lạ kỳ, cây chuối cô đơn... đến hang động kỳ bí còn lưu mãi.

C.S
(242/04-09)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • ÐÔNG HÀ

    Tôi là người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên bằng những bài học lịch sử. Thế hệ chúng tôi yêu Tổ quốc theo những bài học ông cha để lại qua những trang sách cộng thêm chút tính cách riêng của chính bản thân mỗi người. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện tình yêu đó khác nhau.

  • CHẾ LAN VIÊN

    Hồi ký về Đoàn Nghệ thuật Xây dựng (Huế 1946)

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                              (Bút ký)

    Ông Lê nguyên giám đốc sở Văn hoá Bình Trị Thiên, một lần về Thủy Dương lấy  tài liệu viết tuyên truyền cho vụ lúa mùa, đã cụng đầu với ông bí thư xã.

  • TẠ QUANG BỬU
                    (Hồi ký)

    Tôi đã học ở trường Quốc Học bốn năm từ năm 1922 đến 1926, cách đây đúng 60 năm.
     

  • TRỊNH BỬU HOÀI

    Đất trời đang mặc chiếc áo mới cho trần gian. Con người cũng thay chiếc áo mới cho mình. Chiếc áo khoác trên đôi vai sau một năm oằn gánh công việc. Chiếc áo phủ lên tâm hồn ít nhiều khói bụi thế nhân.

  • NHỤY NGUYÊN

    Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.

  • ĐÔNG HƯƠNG

    Trí nhớ tôi tự dưng quay trở về với tuổi thơ, tuổi ba mẹ vừa cho đi học. Ờ! Lâu quá rồi, cái Tết đối với tôi không còn ý nghĩa gì nữa, trí nhớ lơ mơ trở lại khoảng đời thơ ấu, có lẽ đẹp nhất trong đời của mỗi con người của chúng ta.

     

  • TRẦN HỮU LỤC (Tùy bút)

    Tháng Chạp ở quê tôi là tháng của hoa mai. Dường như màu của hoàng mai tươi thắm khắp mọi nẻo đường. Những chậu mai kiểng, vườn mai chùa, vườn mai nhà, đường phố mai, công viên mai, những thung lũng mai núi… đến thì lại nở đẹp một màu vàng mỏng nhẹ trong sương sớm.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU (Bút ký lịch sử)

    Nhiều năm men theo dấu chân của nàng Huyền Trân, công chúa nhà Trần mở đất Ô, Lý, hễ có dịp là tôi lại hành hương đất Bắc. Viếng đền thờ các vua nhà Trần ở làng Tức Mặc - nơi ấy nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

  • HÀ THÚC HOAN

    Những ai đã từng là học sinh trường Quốc Học - Huế đều có Một thời Quốc Học(1). Thời Quốc Học của tác giả bài viết này là ba năm học tập ở các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11) và đệ nhất (lớp 12), từ năm 1956 đến năm 1959.

  • TRẦN HUY MINH PHƯƠNG (Tùy bút)

    Thoáng một cái, xài hết ba trăm sáu mươi lăm ngày mà hổng biết. Bao dự tính giằng co rồi dang dở, chưa kịp nghĩ thấu, chưa xiết làm xong, phân vân nhiều nốt lặng, yêu người chưa sâu nặng, nợ người chưa trả xong… ngày giũ vội qua đi. Ngẩn ngơ, mùa về!

  • THIẾU HOA Hắn! Một vị khách không mời mà đến. Hắn đến viếng nhà tôi trong một đêm mưa to gió lớn. Cả nhà ai cũng biết sự có mặt của Hắn. Đêm đầu tiên cứ nghĩ Hắn chỉ trốn mưa tạm thời rồi hôm sau sẽ đi. Nhưng đến nay đã qua một mùa xuân, Hắn vẫn còn ung dung tự tại ở trong nhà, lại ở đúng trong phòng của tôi như một thành viên chính thức trong gia đình.

  • PHAN QUANG                Trích hồi ký ... Đến thị xã Sơn La chiều hôm trước, sáng hôm sau trong khi chờ đến giờ sang làm việc với Khu ủy Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - mà các đồng chí gần gũi đều quen gọi bằng tên thân mật: anh Thao - cho mời chủ nhiệm nhà khách của khu tới.

  • VÂN NGUYỄN                 Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)

  • PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...

  • TẤN HOÀI Một khung trời mây Một dải gương lung linh cuộn quanh hoàng thành cổ kính. Trầm mặc và ưu tư. Tưởng chừng như thế!...

  • XUÂN HOÀNG Tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi thăm hai nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri đúng vào những ngày đầu xuân Mậu Thân, sôi động.

  • HỮU THU & BẢO HÂN                                     Ký   Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hãi hùng mà cơn bão mang tên Cecil tàn phá vào cuối tháng 10 của năm 1985 ở miệt phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

  • PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.

  • VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...