Xin đừng đánh đồng lý luận với phê bình

16:18 11/06/2009
TRẦN HUYỀN SÂMLý luận văn học và phê bình văn học là những khái niệm đã được xác định. Đó là hai thuật ngữ chỉ hai phân môn trong Khoa nghiên cứu văn học. Mỗi khi khái niệm đã được xác định, tức là chúng đã có đặc trưng riêng, phạm trù riêng. Và vì thế, mục đích và ý nghĩa của nó cũng rất riêng.

Vậy mà nhiều người cứ thường xuyên nhầm lẫn luận với Phê bình. Khi nói đến Lý luận thường hay kéo theo Phê bình và ngược lại. Vì vậy, mặc nhiên, hai khái niệm này đã trở thành một "anh em song sinh" với cụm từ không thể chia cắt: Lý luận và Phê bình, hoặc Lý luận-phê bình. Gần đây nhất, trên báo Văn nghệ trong bài "Nhạc trưởng của văn học" tác giả của nó đã không còn sử dụng dấu ngăn cách hoặc liên từ, mà cứ "hồn nhiên" viết: lý luận phê bình, đôi lúc lại đảo ngược thành: phê bình lý luận. (xin xem: Báo Văn nghệ, số 33, 16/8/2003).

Sự đánh đồng trên đã dẫn đến tình trạng: rất nhiều cây bút phê bình tự ngộ nhận mình là nhà lý luận văn học! Trong các cuốn sách của họ, chỉ là sự tập hợp những bài viết tản mạn, vậy mà vẫn cứ "chương" ra ở bìa bằng cái tên rất to tát: Lý luận - phê bình. Thử nhìn lướt qua trên giá sách của bạn, điều tôi vừa nói sẽ được chứng minh.

Nhà lý luận đâu dễ dãi như vậy? Nếu quả thực có nhiều nhà lý luận như thế, hẳn nền lý luận văn học ở Việt Nam đã thực sự phồn thịnh! Nghiêm túc mà xét, ở nước ta hiện nay, có bao nhiêu nhà lý luận văn học đích thực? Rất hiếm. Lý luận với tư cách là một hệ thống thì lại càng hiếm.

Tình hình đánh đồng trên, theo tôi có hai nguyên nhân. Thứ nhất, đã trở thành một thói quen trong sử dụng. Thứ hai, không xác định rõ mục đích và đối tượng của hai phân môn nghiên cứu này. Đây chính là đầu mối cho mọi sai lầm khác, dẫn đến tình trạng đã đánh mất sự tự ý thức về nhiệm vụ của mỗi ngành nghiên cứu.

Lý luận và phê bình quả có mối liên hệ gần gũi, tương tác lẫn nhau. Lý luận cung cấp cho phê bình những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất để phê bình có cơ sở đánh giá, nhận xét các hiện tượng văn học (cụ thể là có tác dụng xác định phương pháp luận phương pháp phân tích văn học). Đến lượt nó, phê bình lại cung cấp những luận cứ, luận điểm (các nhận định về nền văn học, tác giả, tác phẩm) để lý luận khái quát lên thành hệ thống có tính lý thuyết. Tuy cả hai đều soi sáng cho nhau, nhưng lý luận và phê bình đều có đối tượng, đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn.

Lý luận văn học có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng xã hội và thẩm mỹ của văn học cũng như các qui luật phát triển của nó. Lý luận đòi hỏi khái quát ở mức cao nhất lý thuyết về những quan điểm, kiến thức, và phương pháp chung từ sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học sử... Vì vậy, lý luận vừa có ý nghĩa dẫn đường, vừa phải có độ lùi để đúc kết các đặc trưng, các qui luật của các hoạt động văn học.

Còn phê bình văn học là một bộ môn thiên về cụ thể và mang tính "tức thời". Đối tượng chính của nó là những hiện tượng văn học nóng bỏng, bức xúc đang diễn ra trước mắt. Nhà phê bình phải có nhiệm vụ kịp thời: hoặc khẳng định, ngợi ca, hoặc phê phán, phủ nhận... theo một lập trường, quan điểm thẩm mỹ nhất định nào đó. Và qua những nhận định, giải thích, bình giá đó, có tác dụng soi rọi những chuyển động văn học hiện thời, hướng dẫn thị hiếu cảm thụ văn chương cho công chúng. Vì vậy, nếu khái quát, trừu tượng là đặc tính của lý luận, thì cụ thể là đặc tính của phê bình.

Như vậy, lý luận và phê bình là hai khái niệm có nội hàm riêng, được xác định bởi các tiêu chí đặc thù. Đánh đồng các khái niệm này là một sai lầm nghiêm trọng. Nó chẳng những làm mất đi tính năng động, phong phú của khoa nghiên cứu văn chương, mà sẽ có nguy cơ dẫn đến sự triệt tiêu bản thể của mỗi khái niệm. Chừng nào xác định đúng, rõ đối tượng của các thuật ngữ thì chừng đó mới phát huy nhiệm vụ và ý nghĩa của mỗi ngành nghiên cứu văn học.

Ở Việt Nam hiện nay, tình hình lý luận văn học khá bế tắc. Với tư cách là một bộ môn có ý nghĩa phương pháp luận, lý luận chưa tỏ rõ hết chức năng của mình trước sự phát triển sinh động và phong phú của đời sống văn học. Nó đã không đáp ứng được những đòi hỏi bức bách của các hoạt động văn học và rõ ràng đã trở nên lạc hậu. Nếu cứ tiếp tục nhầm lẫn lý luận với phê bình, không đánh động trách nhiệm của các nhà lý luận, thì rồi đây, nền lý luận văn học Việt Nam sẽ đi về đâu?

Huế, 24-8-2003
T.H.S
(176/10-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học là cuộc sống. Quan niệm như vậy là chẳng cần phải nói gì thêm cho sâu sắc để rồi cứ sống, cứ viết, cứ đọc và xa dần mãi bản thân văn học.

  • LTS: Cuộc tranh luận giữa hai luồng ý kiến về nhân vật lịch sử Nguyễn Hiển Dĩnh, một mệnh quan triều đình Huế có công hay có tội vẫn chưa thuyết phục được nhau.Vấn đề này, Tòa soạn chúng tôi cũng chỉ biết... nhờ ông Khổng Tử "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả" (biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết). Vậy nên bài viết sau đây của nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, chúng tôi xin đăng nguyên văn, tác giả phải gánh trọn trách nhiệm về độ chính xác, về tính khoa học của văn bản.Mong các nhà nghiên cứu, cùng bạn đọc quan tâm tham gia trao đổi tiếp.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNăm 1998, Thành phố Đà Nẵng dự định lấy tên nhà soạn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đặt cho con đường mới song song với đường 2 tháng 9 và đường Núi Thành. Nhưng sau đó qua một số tin bài của tôi đăng trên báo Lao Động nêu lên những điểm chưa rõ ràng trong tiểu sử của ông Nguyễn Hiển Dĩnh, UBND Thành phố Đà Nẵng thấy có một cái gì chưa ổn trong tiểu sử của Nguyễn Hiển Dĩnh nên đã thống nhất rút tên ông ra khỏi danh sách danh nhân dùng để đặt tên đường phố lần ấy. Như thế mọi việc đã tạm ổn.

  • Vừa qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có viết một loạt bài về ông Nguyễn Hiển Dĩnh - một quan lại triều nguyễn, nhà soạn tuồng nổi tiếng Quảng Nam. Qua thư tịch, anh chứng minh Nguyễn Hiển Dĩnh tuy có đóng góp cho nghệ thuật tuồng cổ nhưng những hành vi tiếp tay cho Pháp đàn áp các phong trào yêu nước ở Quảng Nam quá nặng nề nên không thể tôn xưng Nguyễn Hiển Dĩnh là danh nhân văn hoá của việt Nam như Viện Sân khấu và ngành văn hoá ở Quảng Nam Đà Nẵng đã làm. Qua các bài viết của Nguyễn Đắc Xuân có những vấn đề lâu nay ngành văn hoá lịch sử chưa chú ý đến. nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh đã có cuộc đối thoại lý thú với anh về những vấn đề nầy.

  • ĐỖ NGỌC YÊNVào những năm 70 của thế kỷ, ở nhiều nước phương Tây tràn ngập không khí của cuộc khủng hoảng gia đình, làm cho nhiều người rất lo ngại. Một số kẻ cực đoan chủ trương xóa bỏ hình mẫu gia đình truyền thống. Nhưng cái khó đối với họ không phải là việc từ bỏ hình mẫu gia đình cũ - mặc dù trên thực tế việc làm đó không phải dễ - mà vấn đề đâu là hình mẫu gia đình mới.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH             Phóng sự điều tra

  • THỦY THANHLâu nay, "quả lắc" vì sự trong sáng tiếng Việt dường như đã trì vào điểm chết của dây dọi. Những mặc cảm, thành kiến hoặc dị ứng về sự "ga lăng ngôn ngữ" trước áp lực của thời đại tin học cũng chững lại như một thái độ thăm dò. Suy cho cùng thì ngôn ngữ cũng có đời sống riêng và nó bao gồm cả thể vía lẫn thể xác. Nó cũng "hữu sinh tất hữu diệt" trong luật tiến hóa và đào thải như nhiên. Ngôn ngữ nói chung là một phương pháp hệ thống hóa và tích lũy tri thức theo sự diễn tiến về mặt lịch đại và sự tiệm tiến về mặt đồng đại.

  • Các lý thuyết văn học tiếp cận văn chương theo những cách khác nhau và có thể được phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung tối quan trọng không thể chối cãi: tác phẩm văn học là một hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trong đó không thể thiếu vai trò của tác giả, độc giả cũng như thực tại, cho dù mỗi yếu tố tham gia ở những mức độ khác nhau.

  • Viết là một công việc bất hạnh. Một trong những yếu tố gây khốn khổ cho nhà văn là cốt truyện. Cốt truyện là “ông ngoáo ộp” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tắc của họ trong quá trình triển khai tác phẩm.

  • Trên thế giới, ít có loài hoa nào ra đời sớm, phổ biến với nhiều biểu trưng cao quý như hoa sen. Dáng hình đẹp, màu sắc trang nhã, hương thơm thùy mị, thanh khiết, không nhiễm bẩn... chừng ấy đức tính tốt đẹp đã đưa hoa sen thành biểu trưng cao quý của đạo Phật.

  • TRẦN ĐƯƠNGGoethe (1749-1832) hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là người Đức vĩ đại nhất”.

  • AN CHÍNHCó lẽ Hồng Nguyên là một trong những nhà thơ rất thành công về việc dùng "tiếng địa phương trong thơ của mình.

  • Flier Andrei Jakovlevich(Tiến sĩ triết học, nhà văn hóa học của Nga)

  • HOÀNG NGỌC HIẾN    (Đọc "Văn hóa chính trị - truyền thống và hiện đại" (1) của Nguyễn Hồng Phong)Đây là công trình nghiên cứu tổng kết có tính chất chiến lược Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX06 "Văn hóa, văn minh vì sự phát triển và tiến bộ xã hội" do cố giáo sư Nguyễn Hồng Phong làm chủ nhiệm(2). Lịch sử những quá trình hiện đại hóa ở Việt Nam từ cuối t.k.XIX đến nay là một chủ đề quan trọng của công trình.

  • NGUYỄN ĐÌNH CHÍNHThực trạng của phê bình nghệ thuật hiện nay đang là một câu hỏi cần phải được trả lời.

  • THỦY THANHCuộc thi thơ dành cho người tàn tật ở Thừa Thiên Huế mặc dù "thời gian ứng thí" chưa đầy 2 tháng nhưng đã thu được kết quả đáng khích lệ. Với 33 tác phẩm của 7 tác giả nghiệp dư mang khuyết tật trên mình nhưng mỗi con người trong họ vẫn là "một thế giới một tâm hồn" lành lặn.

  • HOÀNG TẤT THẮNGMột trong những đặc điểm đặc thù của tiếng Việt là: các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất... không phải luôn chỉ đứng một mình mà thường kết hợp với một từ đứng trước với chức năng phân loại, chỉ đơn vị, biểu thái... trong lời nói. Chẳng hạn, sự vật thuyền trong tiếng Việt không phải chỉ có từ "thuyền" mà còn có "cái thuyền", "chiếc thuyền", "con thuyền", "lá thuyền", "mảnh thuyền"... các từ "cái - chiếc - con - lá - mảnh..." thường gọi là từ chỉ loại (hay là loại từ).

  • NGUYỄN THANH HÙNGVăn học thời đại nào cũng là sự du di cái nhìn thấm sâu vào đời sống. Thơ văn nói tới cái thật xa, rồi lại trở về với cái thật gần. Muốn đi xa, hành trang thơ phải gọn nhẹ, nhẹ chữ nhưng nặng lòng. Thơ Thiền là vậy. Mỗi câu thơ như một mũi tên bay vào tưởng tượng. Giữa những dòng thơ Thiền là một cõi chân như, vượt ra ngoài định giới môi trường xã hội quen thuộc, vì thế thơ Thiền thênh thang hướng đạo nhằm mục đích cứu sinh, đưa con người trở về với chính nó.

  • LÊ ĐẠT                Đường bụi trang lịch cũ                 ếp ếp đàn thời gian                                           L.Đ

  • HOÀNG NGỌC HIẾN             (góp phần định nghĩa minh triết)Tôi bắt đầu tiểu luận này bằng những suy nghĩ có liên quan đến chủ đề minh triết của hai học giả Việt Nam: Ngô Thời Sĩ (1740-1786) và Kim Định (1914- 1997).