Xin đừng đánh đồng lý luận với phê bình

16:18 11/06/2009
TRẦN HUYỀN SÂMLý luận văn học và phê bình văn học là những khái niệm đã được xác định. Đó là hai thuật ngữ chỉ hai phân môn trong Khoa nghiên cứu văn học. Mỗi khi khái niệm đã được xác định, tức là chúng đã có đặc trưng riêng, phạm trù riêng. Và vì thế, mục đích và ý nghĩa của nó cũng rất riêng.

Vậy mà nhiều người cứ thường xuyên nhầm lẫn luận với Phê bình. Khi nói đến Lý luận thường hay kéo theo Phê bình và ngược lại. Vì vậy, mặc nhiên, hai khái niệm này đã trở thành một "anh em song sinh" với cụm từ không thể chia cắt: Lý luận và Phê bình, hoặc Lý luận-phê bình. Gần đây nhất, trên báo Văn nghệ trong bài "Nhạc trưởng của văn học" tác giả của nó đã không còn sử dụng dấu ngăn cách hoặc liên từ, mà cứ "hồn nhiên" viết: lý luận phê bình, đôi lúc lại đảo ngược thành: phê bình lý luận. (xin xem: Báo Văn nghệ, số 33, 16/8/2003).

Sự đánh đồng trên đã dẫn đến tình trạng: rất nhiều cây bút phê bình tự ngộ nhận mình là nhà lý luận văn học! Trong các cuốn sách của họ, chỉ là sự tập hợp những bài viết tản mạn, vậy mà vẫn cứ "chương" ra ở bìa bằng cái tên rất to tát: Lý luận - phê bình. Thử nhìn lướt qua trên giá sách của bạn, điều tôi vừa nói sẽ được chứng minh.

Nhà lý luận đâu dễ dãi như vậy? Nếu quả thực có nhiều nhà lý luận như thế, hẳn nền lý luận văn học ở Việt Nam đã thực sự phồn thịnh! Nghiêm túc mà xét, ở nước ta hiện nay, có bao nhiêu nhà lý luận văn học đích thực? Rất hiếm. Lý luận với tư cách là một hệ thống thì lại càng hiếm.

Tình hình đánh đồng trên, theo tôi có hai nguyên nhân. Thứ nhất, đã trở thành một thói quen trong sử dụng. Thứ hai, không xác định rõ mục đích và đối tượng của hai phân môn nghiên cứu này. Đây chính là đầu mối cho mọi sai lầm khác, dẫn đến tình trạng đã đánh mất sự tự ý thức về nhiệm vụ của mỗi ngành nghiên cứu.

Lý luận và phê bình quả có mối liên hệ gần gũi, tương tác lẫn nhau. Lý luận cung cấp cho phê bình những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất để phê bình có cơ sở đánh giá, nhận xét các hiện tượng văn học (cụ thể là có tác dụng xác định phương pháp luận phương pháp phân tích văn học). Đến lượt nó, phê bình lại cung cấp những luận cứ, luận điểm (các nhận định về nền văn học, tác giả, tác phẩm) để lý luận khái quát lên thành hệ thống có tính lý thuyết. Tuy cả hai đều soi sáng cho nhau, nhưng lý luận và phê bình đều có đối tượng, đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn.

Lý luận văn học có nhiệm vụ nghiên cứu bản chất, chức năng xã hội và thẩm mỹ của văn học cũng như các qui luật phát triển của nó. Lý luận đòi hỏi khái quát ở mức cao nhất lý thuyết về những quan điểm, kiến thức, và phương pháp chung từ sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học sử... Vì vậy, lý luận vừa có ý nghĩa dẫn đường, vừa phải có độ lùi để đúc kết các đặc trưng, các qui luật của các hoạt động văn học.

Còn phê bình văn học là một bộ môn thiên về cụ thể và mang tính "tức thời". Đối tượng chính của nó là những hiện tượng văn học nóng bỏng, bức xúc đang diễn ra trước mắt. Nhà phê bình phải có nhiệm vụ kịp thời: hoặc khẳng định, ngợi ca, hoặc phê phán, phủ nhận... theo một lập trường, quan điểm thẩm mỹ nhất định nào đó. Và qua những nhận định, giải thích, bình giá đó, có tác dụng soi rọi những chuyển động văn học hiện thời, hướng dẫn thị hiếu cảm thụ văn chương cho công chúng. Vì vậy, nếu khái quát, trừu tượng là đặc tính của lý luận, thì cụ thể là đặc tính của phê bình.

Như vậy, lý luận và phê bình là hai khái niệm có nội hàm riêng, được xác định bởi các tiêu chí đặc thù. Đánh đồng các khái niệm này là một sai lầm nghiêm trọng. Nó chẳng những làm mất đi tính năng động, phong phú của khoa nghiên cứu văn chương, mà sẽ có nguy cơ dẫn đến sự triệt tiêu bản thể của mỗi khái niệm. Chừng nào xác định đúng, rõ đối tượng của các thuật ngữ thì chừng đó mới phát huy nhiệm vụ và ý nghĩa của mỗi ngành nghiên cứu văn học.

Ở Việt Nam hiện nay, tình hình lý luận văn học khá bế tắc. Với tư cách là một bộ môn có ý nghĩa phương pháp luận, lý luận chưa tỏ rõ hết chức năng của mình trước sự phát triển sinh động và phong phú của đời sống văn học. Nó đã không đáp ứng được những đòi hỏi bức bách của các hoạt động văn học và rõ ràng đã trở nên lạc hậu. Nếu cứ tiếp tục nhầm lẫn lý luận với phê bình, không đánh động trách nhiệm của các nhà lý luận, thì rồi đây, nền lý luận văn học Việt Nam sẽ đi về đâu?

Huế, 24-8-2003
T.H.S
(176/10-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MAI VĂN HOAN

    Ngôn ngữ nói chung và chữ tôi nói riêng, khi bước vào tác phẩm văn học cũng có số phận thăng trầm liên quan mật thiết đến những thăng trầm của lịch sử nước nhà. Tìm hiểu chữ tôi trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam là một đề tài khá lý thú. Ở bài viết này, tôi chỉ đi sâu khảo sát chữ tôi được thiên tài Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm Truyện Kiều.

  • NGÔ MINH

    Bản lĩnh văn hóa là cuốn sách gồm các bài báo và tiểu luận của nhà văn Tô Nhuận Vỹ do Nxb. Tri thức ấn hành năm 2014. Tôi đọc một mạch với sự xúc động và hứng khởi.

  • LÝ HOÀI THU

    Thôn ca (1944) của Đoàn Văn Cừ là bức tranh thơ sống động về con người và cảnh vật của không gian văn hóa Sơn Nam - Bắc Bộ.

  • NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

    Độc giả trẻ thời nay không ít người sẽ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Truyện Kiều, thiên tiểu thuyết bằng thơ dài tới 3.254 câu với cả thảy 22.778 lượt dùng từ, nhưng lại chẳng hề có qua một chữ NẾU nào, tuy rằng nghĩa “ĐIỀU KIỆN” và/hay “GIẢ ĐỊNH”, vốn được diễn đạt bằng NẾU (hoặc các biểu thức ngôn từ tương đương) trong tiếng Việt đương đại là một trong những nghĩa phổ quát (tức mọi thứ tiếng đều có) và ít thấy một thứ tiếng nào lại vắng các phương tiện riêng để biểu thị.

  • ĐINH VĂN TUẤN

    Trong số mấy bài thơ chữ Nôm còn lại của Bà Huyện Thanh Quan, bài thơ “Qua Đèo Ngang” là bài thơ gần đây được tranh luận nhiều nhất về chữ nghĩa, đặc biệt là về từ ngữ “cái gia gia”(1).

  • KHẾ IÊM

    Tựa đề về cái chết của hậu hiện đại không có gì mới vì đã có khá nhiều bài viết bàn về vấn đề này, từ những đầu thập niên 1990. Nhưng bài viết đã phác họa cho chúng ta thấy đời sống văn hóa trong thời đại sau chủ nghĩa hậu hiện đại với sự xuất hiện những phương tiện công nghệ mới. Lạc quan hay bi quan, chúng ta chưa biết, nhưng rõ ràng những hệ tư tưởng cũ đang dần dần bị tàn phai nơi những thế hệ mới.

  • ALAN KIRBY

    LTS: Alan Kirby nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã chết và đã được chôn. Tới thế chỗ của nó là một hệ hình mới của thẩm quyền và kiến thức được hình thành dưới áp lực của những công nghệ mới và các lực lượng xã hội đương đại. Tựa đề bài tiểu luận, lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Philosophy Now (Triết học Bây giờ) ở Anh, số 58, năm 2006, và sau đó được in trong cuốn “Digimodernism: How New Technologies Dismantle the Postmodern and Reconfigure Our Culture”, được Continuum xuất bản vào năm 2009.

  • LÊ QUỐC HIẾU

    Trong các bộ phận của khoa nghiên cứu văn học Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận lý luận, phê bình là lĩnh vực có nhiều thay đổi rõ rệt. Một loạt những công trình nghiên cứu lịch sử lí luận, phê bình văn học “trình làng” trong những năm qua[1], đủ để nhận thấy tham vọng khái quát, đánh giá của các nhà nghiên cứu sau mỗi chặng đường phát triển của văn học.

  • THÁI KIM LAN
    I.
    Bài viết này được mở đầu bằng một trải nghiệm tự thân, từ chỗ đứng của chủ thể thực hành nói ra kinh nghiệm của mình, vì thế có thể gây ấn tượng về tính chủ quan. Sự trách cứ ấy xin nhận lãnh trước, nhưng xin được tạm thời để trong dấu ngoặc.

  • LUÂN NGUYỄN

    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai
                 (Mộ xuân tức sự - Nguyễn Trãi)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Trích tham luận tại Hội thảo "Văn học trước yêu cầu đổi mới" tháng 12-1987)

  • BỬU CHỈ

    Đã từ lâu tôi vẫn nghĩ và tin rằng: quê hương của nghệ thuật là Tự Do, và nghệ thuật đích thực phải thoát thai từ những con người sáng tạo có đầy đủ quyền làm người, cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng xã hội của họ; và lớn hơn nữa là đối với con người.

  • LÊ QUANG THÁI

    Năm Quý Tỵ đã trôi qua, Xuân Giáp Ngọ đã về:
    Rắn trườn đã hết năm,/ Ngựa hay đưa Xuân về.(1)

  • ĐỖ LAI THÚY

    Kìa ai chín suối xương không nát
    Ắt hẳn nghìn thu tiếng vẫn còn
                   
    (Nguyễn Khuyến)

  • TRẦN HUYỀN TRÂN

    Có lẽ, Cám dỗ cuối cùng của Chúa là cuốn tiểu thuyết nói về khoái lạc trần tục của Jesus một cách táo bạo nhất?

  • NGUYỄN DƯ

    Hôm ấy bạn bè họp mặt ăn uống. Chuyện nổ như bắp rang. Tôi khoe mình đã từng ba lần đội trời đạp đất trên đỉnh đèo Hải Vân. Một bạn hỏi đèo Hải Vân có gì đặc biệt? Câu hỏi bất ngờ làm tôi cụt hứng. Ừ nhỉ… đèo Hải Vân có gì đặc biệt?

  • PHAN TUẤN ANH

    “Lịch sử như là đem lại ý nghĩa cho cái vô nghĩa”
                                                               (T.Lessing)

  • Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.

  • NGUYỄN THỊ TỊNH THY

    Sau khi đọc bài trao đổi của Triệu Sơn trên tạp chí Sông Hương số 10/2013 về bài viết của tôi trên tạp chí Sông Hương số 8/2013, tôi xin có mấy ý trả lời như sau: