Xem bói - tiền mất tật mang

08:55 10/02/2017

Nhiều người trẻ cả tin, mê tín “cúng” tiền cho thầy bói để rồi lo âu, thấp thỏm...

N.T.T (người cầm gói sữa) ở Chương Mỹ, Hà Nội đã chờ 3 ngày để được “thầy” Long xem bói.

Chờ 3 ngày xem duyên âm

Chúng tôi tìm đến nhà “thầy” Long ở ngõ 218 (đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội). Đây là “thầy ” được đồn đoán “cao tay ấn”. Mới 8h sáng, đã có hơn 30 người ngồi trước điện chờ. Thấy chúng tôi, cậu bảo vệ xe nhanh nhảu nói: “Anh, chị đến giờ này phải chờ tối mới tới lượt. Mấy hôm nay đông khách, mỗi ngày thầy tiếp cả trăm lượt người. Có giờ còn phải đuổi về bớt…”.

 “Điện” của “thầy” Long, nghi ngút hương khói, đủ các bức tượng thánh. Trong “điện”, những “tín đồ” đến xem bói đủ mọi lứa tuổi, nhưng đông nhất vẫn là các bạn trẻ. Gương mặt ai cũng âu lo, hồi hộp.

Đợi gần trưa vẫn chưa tới lượt, nhiều bạn trẻ sốt ruột. “Sáng đi sớm quá còn chưa kịp ăn gì. Trưa đói mà đi ăn sợ mất chỗ. Chiều lại phải nghỉ học rồi”, một bạn nữ nói chuyện với bạn.

Trong phòng giữa “điện”, “thầy” Long ngồi chễm chệ, cổ đeo dây vàng, xem tay cho Hoàng Thị Linh (27 tuổi, ở Tây Hồ, Hà Nội). Sờ vào tay Linh, “thầy” vẻ choáng váng, giật lại bảo: “Ôi vong tà! Vong này là vong sầu”. Rồi “thầy” phán tiếp: “Con đang bị vong sầu nhập, thầy không thể xem được. Muốn xem phải mất lễ 1,5 triệu để làm phép trừ vong”. Gương mặt bối rối, Linh xin phép về chuẩn bị thêm tiền.

Đến lượt người tiếp, “thầy” phán: “Con tuổi tị, năm nay 29 tuổi nhưng chưa lấy chồng được. Con bị duyên âm theo quấy rối nên chưa lấy được chồng”. Nét mặt cô gái lo âu, “thầy” phán thêm: “Có duyên âm theo thì chuyện tình duyên trắc trở lắm, con muốn lấy được chồng thì chỉ còn cách làm lễ cắt duyên âm. Nếu làm lễ thầy giải cho là hết lận đận tình duyên”. Về chi phí làm lễ, “thầy” Long hẹn 2 ngày sau quay lại. Cô gái trẻ “thành tâm” đặt 200.000 đồng, bước ra khỏi điện với nét mặt ưu tư, lo lắng.

“Sai lầm của mình là không tin vào bản thân mà dựa vào bói toán để tiền mất, tật mang. Hơn 1 năm qua mình vẫn chưa thể tìm lại được công việc ổn định, tình duyên cũng chẳng đâu vào đâu”.       

 

Lê Thị Hải

Gần trưa, “thầy” Long có điện thoại, nghe xong “thầy” phán: “Trưa, thầy đã mất liên lạc với Mẫu nên không thể xem tiếp. Mọi người đi ăn trưa rồi 1h30 quay lại. Thầy cần làm phép để sạch điện”.  

Các “tín đồ” trong phòng thở dài, tiếc nuối khi chờ cả buổi sáng chưa đến lượt. Sốt ruột, uống tạm gói sữa tươi cho đỡ đói, N.T.T (25 tuổi ở Chương Mỹ, Hà Nội) than: “Mình đợi ở đây xem bói hôm nay là ngày thứ 3 rồi, nhưng không có căn hay sao mà chưa được thầy gọi. Trước Tết, mình có xem ở Bắc Ninh rồi nhưng giờ xem lại cho chắc chắn”.

Theo T., chuyện tình duyên của T. lận đận, nghi ngờ bị duyên âm theo nên cô tìm đến “thầy” Long để giải. “Nghe nói thầy xem duyên âm hay nên mình đến xem. Trưa nay mình không đi ăn trưa để thành tâm, được xem sớm”, T. nói.

Khoảng 14h, chúng tôi trở lại nhà “thầy” Long vẫn rất nhiều người ngồi chờ sẵn. “Thầy” ra xem muộn hơn 30 phút, mặt đỏ ong phán: “Trưa có ngồi uống mấy chén với bạn nên say. Giờ mới ra được, mệt quá”…

Bỏ việc vì tin “thầy”

Vì xem bói, tin “thầy” mà nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười”. Lê Thị Hải (SN 1994, ở thành phố Thanh Hóa), thời sinh viên từng yêu 3 người, nhưng tình duyên gặp nhiều trắc trở. Đầu xuân 2016, ra Hà Nội làm việc Hải tranh thủ đi xem bói tìm nguyên nhân. Đi xem bói trầu cau một “cô” trên đường Bạch Mai (Hà Nội), Hải được phán: Có duyên âm cần phải giải. Người âm luôn bám theo, không để cho Hải được kết duyên với ai. Nó luôn đi theo gây rắc rối, phá vỡ những mối tình. “Cô bảo, giờ muốn cắt duyên âm phải làm lễ hoặc đi đội bát hương. Chi phí là 8 triệu đồng. Sợ không lấy được chồng mình rút tiền tiết kiệm để làm lễ cắt duyên”, Hải kể.

Hải cho biết, sau lễ “cắt duyên âm” được “cô” phán thêm: “Nếu muốn đổi vận hãy thay đổi công việc hiện tại (lúc đó Hải đang làm kế toán, có thu nhập ổn định cho một Cty lớn ở Hà Nội - PV). Công việc lận đận, không ăn thua”. Tin lời “cô” Hải xin nghỉ việc ở Cty. “Sai lầm của mình là không tin vào bản thân mà dựa vào bói toán để tiền mất, tật mang. Hơn 1 năm qua mình vẫn chưa thể tìm lại được công việc ổn định, tình duyên cũng chẳng đâu vào đâu”, Hải than.

Phan Long (SN 1993, ở Hà Tĩnh) cũng từng là nạn nhân của trò bói toán, mê tín dị đoan. Long kể, bản thân anh không tin những trò bói toán, nhưng ngược lại trong gia đình bố mẹ là “tín đồ”, bất kể gia đình xảy ra chuyện đều “coi ngó”. Học hết THPT, Long tích cực ôn thi ĐH. Trong khi đó bố Long đi xem bói ở Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh. Cô phán: Long có cố gắng cũng không bao giờ thi đỗ ĐH và nên theo con đường khác. Tin lời “cô”, bố Long không tin tưởng con trai thành công trong học tập, thậm chí mắng chửi khi con quyết tâm ôn thi.

Khát khao được bước chân vào giảng đường ĐH, lại thêm muốn chứng minh cho bố thấy “xem bói là mê tín”, năm đó Long thi đậu vào Trường ĐH KHXH & NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) với điểm số cao. Năm tiếp, Long thi tiếp và đậu Trường ĐH Luật Hà Nội và học cùng lúc hai trường. 

Gặp lại bố Long, ông tâm sự: “Vì tin vào bói toán, suýt nữa tôi đã làm hỏng tương lai của con trai mình”.

Theo Quang Lộc - TPO

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Mấy chục năm qua, phê bình luôn được coi là khâu yếu nhất của nền văn nghệ. Nhẹ thì cũng là chưa theo kịp sự phát triển của phong trào sáng tác, không cắt nghĩa được sự phức tạp của các hiện tượng văn nghệ…

  • Có thể đội tuyển Nhật Bản không vô địch World Cup 2018 nhưng các cổ động viên của họ đã vô địch trên khán đài khi để lại ấn tượng đẹp về ứng xử cũng như hành động dọn sạch rác khu vực ghế ngồi.

  • Là một nghề gắn với viết lách, chữ nghĩa nên không có gì lạ khi nhiều nhà báo viết sách. Nhưng bản chất nghề báo là công việc liên quan đến thông tin nên sách của nhà báo ngoài sự đa dạng còn có một đặc thù riêng là luôn gắn với dòng chảy của thời sự, nhất là dòng thời sự liên quan đến chuyên môn của từng người.

  • Tạo tác và sử dụng mặt nạ là nét văn hóa vẫn sống động ở vùng Eo biển Torres của Australia. Những kiến thức lịch sử chứa đựng bên trong khiến chúng được mang đi trưng bày khắp thế giới. Nhưng điều đáng nói còn là câu chuyện ứng xử với truyền thống nơi đây.

  • Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong việc chung tay xây dựng lễ hội; tăng cường công tác phối hợp với các tỉnh tham gia tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng hằng năm. 

  • Trước giá trị di sản và thách thức do biến tướng, thương mại hóa trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, series phim Mẹ Việt - Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã chính thức ra mắt cuối tuần qua. Theo bà Đàm Lan, Chủ nhiệm dự án phim, mỗi thước phim là hành trình lắng đọng tâm thức, tìm về văn hóa truyền thống, tín ngưỡng nội sinh của dân tộc Việt.

  • Với những thay đổi về ưu đãi tuyển sinh, mùa tuyển sinh 2017-2018 số lượng học sinh, sinh viên thi vào ngành Âm nhạc dân tộc (ANDT) cũng tăng hơn những năm trước. Đây là tín hiệu mừng của sự thay đổi hợp lý ở khâu tuyển sinh cho các ngành “hiếm muộn”.

  • Nói đến nạn sách lậu, ai cũng biết vì đây là câu chuyện “xưa như Trái Đất.” Xong dường như câu chuyện xưa cũ này càng ngày càng dài, nội dung, tình tiết càng phức tạp và làm “phiền lòng” không chỉ cộng đồng yêu sách mà cả các cơ quan chức năng.

  • Tại hội thảo khoa học chuyên đề “Những tinh hoa sân khấu cải lương thể hiện qua các vai diễn về đề tài lịch sử” vừa tổ chức tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM, những nghệ sĩ, nhà giáo, nhà lý luận phê bình sân khấu kỳ cựu, đều có chung nhận định: “Cải lương không thể chết!”.

  • “Ký ức Hội An” - chương trình biểu diễn thực cảnh hoành tráng trên một sân khấu mới được xây dựng rất quy mô tại cồn bắp Cẩm Nam (cồn Ga Mi), sông Hoài, TP Hội An đang vấp phải phản ứng của người dân, nhà nghiên cứu và những người yêu mến phố cổ này. Một lần nữa, câu chuyện về xung đột giữa bảo tồn và phát triển lại được đặt ra, mà nguyên nhân chính là không tôn trọng văn hóa bản địa.

  • Khi nhắc tới sân khấu kịch, người ta thường nghĩ tới ánh hào quang, trang phục lộng lẫy và hóa trang cầu kỳ. Thực tế, nghệ thuật kịch có thể được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục, qua đó kích thích các khả năng tiềm ẩn của học sinh.

  • “Thời gian gần đây, việc xây dựng, trưng bày tượng, biểu tượng có nội dung và hình thức không phù hợp với văn hóa Việt Nam tại một số cơ quan, đơn vị, khu du lịch và địa điểm công cộng, tác động không tốt đến môi trường văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ của cộng đồng và xã hội.”

  • Xả rác bừa bãi nơi công cộng; đua xe, lạng lách; văng tục, chửi thề; chen lấn, xô đẩy khi tham gia các dịch vụ công cộng; phá hoại, bôi bẩn các công trình công cộng;…là những hình ảnh xấu xí của không ít người trẻ hiện nay, và trở thành nỗi trăn trở của nhiều lãnh đạo TP HCM trong quá trình xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

  • Các công trình nghệ thuật công cộng là thành phần không thể thiếu trong quy hoạch và kiến trúc của một đô thị hiện đại. Thế nhưng “ranh giới” trong quan điểm, nhận thức tạo hình mỹ thuật cùng với tâm lý sính ngoại đã ít nhiều làm không gian công cộng biến dạng.

  • Ai đó nói, thời buổi giờ chỉ có ngành du lịch tâm linh, hay kinh doanh tâm linh là ăn nên làm ra, bỏ ra một đồng tức khắc có bốn đồng chảy ngược vào túi. Mà là tiền tươi, thóc thật, là tiền sạch nói như ngôn ngữ thời thượng - đồng “tiền hữu cơ”.

  • Ngày nay bất kì sự sáng tạo nghệ thuật ở phân mảnh nào cũng bắt đầu bằng tiền và kết thúc bằng tiền theo quy luật thị trường.

  • Năm hết. Tết đến. Người ta đôi khi chạnh lòng nghĩ “nên làm gì?”.

  • Do đời người có hạn, không ai có thể “trường sinh bất tử” nên có thể nói “quỹ thời gian” mỗi con người có giá trị cao nhất. Thời gian quy định sự sống của con người, buộc mỗi người phải biết sống. Người biết sống chính là người biết “sống nhanh, sống chậm”.

  • Có những thứ sẽ dần trôi tuột theo năm tháng, guồng quay của cuộc sống hiện đại có thể đã làm biến đổi phần nào giá trị của Tết. Nhưng nếu biết lắng lại, nghĩ khác đi thì Tết dường như vẫn luôn vẹn nguyên trong tâm thức mỗi người.

  • Nếp nhà lãng đãng khói hương như chiếc cầu nối với quá khứ. Hồn người tĩnh tại, thong dong hòa quyện miền tâm linh thăm thẳm. Nhưng không phải dịp Tết đến ta mới thấy nhẹ nhàng. Bất cứ khi nào đứng trước ban thờ tiên tổ, bao bộn bề, lo toan đều tự nhiên rũ bỏ, để gia tâm bảo vệ những gì tốt đẹp của tinh thần.