Xe người và xe trâu

08:28 31/12/2009
VŨ ĐẢMChiếc xe trâu chở cát ì ạch đi trên con đường làng, con đường bị xuống cấp nghiêm trọng nên mỗi khi mưa xuống có nhiều đoạn lầy lội đến mắt cá chân. Ngồi trên xe, anh Chấn hò hét mãi mà con trâu sứt vẫn không vượt qua được đám sình lầy.

Minh họa: Đặng Mậu Tựu

Anh xuống xe, bám vào thành xe ra sức đẩy, chiếc xe chỉ nhúc nhích được một đoạn lại dừng lại. Con trâu sứt đứng thở phì phò, nó rất thương ông chủ, nó đã cố gắng hết sức mình nhưng sự già nua đã cướp đi quá nhiều sức lực của nó. Chủ và trâu đang mệt mỏi, bất lực thì phía sau có tiếng còi ô tô xin đường. Chiếc xe hơi sang trọng hẳn chở một cán bộ quan trọng nào đó về xã tham quan hoặc công tác, anh Chấn nghĩ vậy và cuống quýt bắt con trâu cố vượt qua đám sình lầy để nhường đường cho xe o tô. Anh Chấn lo sợ, mồ hôi đổ ra ướt đầm lưng áo. Chiếc xe hơi đã đến gần, chỉ cách chiếc xe trâu có bốn, năm mét. Một hồi còi thúc giục bất chợt vang lên rất to: “Bim bim, bim” làm anh Chấn giật nảy mình. Anh thương con trâu như thương người thân ruột thịt của mình, nhưng anh sợ chiếc xe hơi kia hơn. Bởi anh biết ngồi trên chiếc xe đó phải là một người cán bộ không cấp Trung ương thì cũng cấp tỉnh, cấp huyện. Hoàn cảnh gia đình làm cho anh thành người hèn mọn, bất cứ ai, từ đứa trẻ con còn cởi truồng chạy nhông nhông ngoài đường đến mụ Tươi “cave” làng và ngay cả lão Túc dở người cũng có thể quát nạt anh mấy câu cho vui miệng. Ấy thế mà anh còn sợ huống chi người sang trọng ngồi trong xe! Cho nên chiếc xe kia làm anh sợ đến mức ác độc, cầm cán xẻng phang tới tấp vào mình con trâu cũng là điều dễ hiểu. Con trâu gồng hết mình, kéo chiếc xe đi. Nó gắng sức không phải vì bị đánh đau. Những cán xẻng lần đầu tiên mà chủ vụt xuống người, nó hiểu chính cái tiếng “bim, bim” ở phía sau là nguyên nhân trực tiếp gây nên.

Ngay từ thời trai trẻ, con trâu sứt đã nổi tiếng hung dữ, không một ai có thể bắt nó cày, bừa được, ấy thế mà anh Chấn đã thuần phục được. Khi anh Chấn đến gần, nó cảm thấy nhận được ở anh một sự đồng cảm sâu sắc và ngoan ngoãn để anh mắc gióng cày vào cổ. Những kẻ không chinh phục được con trau sứt, bị nó xua đuổi, thậm chí bị nó húc, hết thảy đều bảo: “Đúng là loại trâu bò mới dạy bảo được nhau!”. Từ lúc thuần phục được con trâu sứt, anh Chấn được hợp tác xã giao cho việc nuôi con sứt, anh lấy luôn cái tên Sứt đặt cho nói để tiện gọi. Đến thời khoán sản phẩm, trâu của hợp tác xã được bán cho các gia đình, nhà anh Chấn nghèo không đủ tiền mua con Sứt, những nhà khác có tiền thì không dám mua. Cuối cùng con Sứt được hợp tác xã quyết định dùng vào một bữa liên hoan tổng kết cuối năm. Nhưng số con Sứt vẫn còn duyên nợ gắn bó với anh Chấn. Ngày con Sứt bị đưa đi giết, nó đã tung được đám dây chão trói nó, ba gã đồ tể chuyên giết trâu, bo, lợn chạy bán sống, bán chết. Con Sứt chạy về chuồng được một lúc thì mấy người cầm súng đến. Anh Chấn nhìn thần chết đang đến gần con Sứt, oà khóc như thể một người thân của mình đang sắp sửa bị hành quyết. Anh nói vơi ông chủ nhiệm hợp tác xã hãy để anh đi vay tiền mua lại con Sứt, lại hứa sẽ tạ ơn ông nếu con Sứt thoát chết. Có lẽ con Sứt biết được điều này, nó ghi công ơn anh cứu sống nó bằng sự ngoan ngoãn và tận trung tuyệt đối.

Gã thanh niên lái chiếc xe hơi hầm hầm đi lại phía chiếc xe trâu quát:

- Điều khiển xe như thế hả? Cho xe dẹp vào nhanh lên!

Anh Chấn run run thỉnh cầu:

- Con trâu yếu quá, anh làm ơn làm phúc đẩy hộ một tay.

- Cái gì? Đẩy hộ! - Gã lái xe cảm thấy bị xúc phạm - Một cái bánh xe tôi lái bằng cả mấy chục con trâu, tôi lại đi mó tay vào cái loại xe trâu bò này á!

Anh Chấn ghé vai vào sau xe, hai chân choãi ra, cố hết sức đẩy, chiếc xe trâu chỉ lăn được nửa vòng bánh xe lại đứng im.


Cánh cửa chiếc xe hơi mở toang, một người đàn ông dáng cao to, da trắng đường vệ bước xuống. Người ấy là ông Phòng, anh ruột của Quản- đương nhiệm chủ tịch xã. Ông về quê để ban bạc với Quản đưa mẹ lên thị xã để chuẩn bị làm thượng thọ cho mẹ. Sở dĩ ông phải bàn bạc với Quản vì bà cụ, như ông thường nói là không thể chấp nhận được, thà bà cụ chết quách đi còn hơn. Bà cụ tuy mới sáu lăm tuổi nhưng đã lú lẫn, nhiều lúc cụ đại tiện cả ra quần, rồi sợ hãi thay quần đem nhét vào cả tủ lạnh. Xui xẻo cho cụ, một bữa bị chính ông Phòng phát hiện ra, thế là lập tức cụ được đưa về quê cho vợ chồng Quản trông nom. Hôm nay ông về thỏa thuận với Quản cho ông mượn mẹ ba ngày để làm thượng thọ tuổi bảy lăm cho cụ. Làm xong, ông sẽ lại trả về cho vợ chồng Quản. Tất nhiên để được Quản đồng ý, ông sẽ hứa trích cho Quản một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền mà mọi người, các cơ quan, xí nghiệp đến mừng.

Anh Chấn đã nhận ra ông Phòng, anh tái mặt nói với ông:

- Ông Phòng, ông lượng thứ cho con, con Sứt nó đã già!

Con Sứt! Ông Phòng nghiến răng như thể muốn ăn tươi, nuốt sống con Sứt. Con Sứt có thể đã quên ông nhưng muôn đời ông không bao giờ quên mối thù với con Sứt. Ngày ông còn là phó chủ nhiệm hợp tác xã, khi thấy đám thợ cày không trị nổi con Sứt, ông đã tuyên bố nếu không mắc gióng cày vào được cổ con Sứt, ông sẽ mắc gióng cày vào chính cổ mình! Ông rất tin tưởng vào khả năng của mình, chả gì ông cũng là một thợ cày nổi tiếng ở làng, cũng nhờ sự nổi tiếng này mà ông được bầu làm phó chủ nhiệm hợp tác xã. Trước sự chứng kiến của hàng chục thợ cày, khi đó anh Chấn chưa xuất hiện, ông Phòng hùng dũng vác gióng cày tiến lại nơi con Sứt đang nhởn nhơ gặm cỏ. Ông đưa tay ve vuốt mông nó. Bất thần nó xoay người, húc thẳng vào bộ hạ làm ông ngã vật ra đất. Ông bị thương, điều trị đến gần một tháng mới hết đau. Sau tai nạn này, danh tiếng của ông bị con Sứt làm cho sứt mẻ, ông đau lắm nhưng nỗi đau đó không thấm tháp gì với nỗi đau như đã nói là “muôn đời ông không bao giờ quên mối thù với con Sứt”. Chả là từ lâu ông có quan hệ với cô thủ kho hợp tác xã, cô thủ kho người to béo, đẫy đà, lúc nào trông cũng hừng hực đầy sức sống. Anh chồng lại loắt choắt, mới trèo lên bụng vợ đã thở hồng hộc, thành thử cô vợ đành nhờ ông Phòng giải quyết hộ cái khoản sinh lí. Về món này, ông Phòng được cô thủ kho ca ngợi xứng đáng la một con đực thực thụ. Chao ôi! Thế mà sau lần bị con Sứt húc vào bộ hạ, ông đã cố hết sức mà cũng chỉ khoẻ hơn anh chồng cô thủ kho được một tẹo. Sau đó cô thủ kho đành nhờ ông chủ nhiệm. Ông Phòng hận đời lắm nhưng biết làm sao khi người cắm sừng ông lại là kẻ bề trên! Ngay cả việc ông có ý định giết con Sứt cũng không nổi, vì ông chủ nhiệm đã ăn tiền của anh Chấn. Từ đó khả năng tình dục của ông mỗi ngày mỗi giảm nhưng ngược lại con đường công danh của ông thì lại mỗi ngày mỗi thăng tiến, cứ y như một sự đổi chác. Đến lúc làm đến cán bộ tỉnh rồi thì ông lại thấy thèm khát, chức tước, bổng lộc và cả cái mã ngoài cao to, đẹp trai của ông làm cho khối cô trẻ đẹp mê mẩn. Rõ là cá đưa miệng mèo mà chả làm gì được! Ông uất hận lắm, những lúc đó con Sứt lại hiện về trong ông với một sự căm giận ngùn ngụt.

Bây giờ con Sứt đang đứng trước mặt ông, cản đường không cho xe ông đi! Máu trong người ông sôi lên, ông ra lệnh cho gã lái xe đánh bỏ mẹ con Sứt đi. Gã lái xe giằng chiếc xẻng trên tay anh Chấn phang tới tấp vào đầu con Sứt. Con Sứt đau đến lồng lên. Anh Chấn thương con Sứt, chạy lại cầm tay gã lái xe van xin:

- Tôi xin anh đừng đánh nó nữa! Tôi sẽ vào làng kêu mọi người ra đây giúp.

Hai bên giằng co nhau chiếc xẻng. Ông Phòng hầm hầm đi lại túm lấy cổ áo anh Chấn:

- Thằng con nhà cường hào ác bá, mày lại còn bênh nó hả? Này thì bênh này! Này thì bênh này!

Cứ mỗi câu “Này thì bênh này” lại là một cái tát bay vào mặt anh Chấn. Con Sứt nhìn thấy chủ bị đánh, sự căm thù kẻ hành hạ ông chủ của nó đã tiếp cho nó sức mạnh phi thường. Nó phá tung cái gióng tròng ở cổ lao lại phía ông Phòng, ông kinh hoàng, sợ hãi đái cả ra quần, nhảy tòm xuống cái ao bên đường. Con Sứt lao xuống ao, ông Phòng hốt hoảng lao vào bờ. May mắn làm sao, ông trèo được lên bờ trước khi con Sứt lao đến chỗ ông. Một chân giày, một chân đất, ông Phòng chạy thục mạng về phía trước. Con Sứt cũng đã lên được bờ, đuổi theo ông Phòng. Phía sau anh Chấn đuổi theo, miệng hét lớn: “Sứt! Họ, ọ!”. Con Sứt không nghe thấy gì. Khoảng cách giữa ông Phòng và con Sứt mỗi lúc một thu ngắn. Cái chết đang đến gần, đột nhiên ông Phòng dừng chân, quay người lại quỳ xuống vái lia lịa con trâu. Con Sứt chạy đến nơi, thấy ông Phòng quỳ gối, lạy van xin mình thì từ bỏ cái ý định húc lòi ruột kẻ thù. Nó ngắm nghía ông Phòng một lúc rồi quay đầu bỏ đi. Chả biết con Sứt có còn nhớ đến ông Phòng không?

V.Đ
(250/12-09)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HUY PHƯƠNG Đã nghe thấy tiếng gió rì rào, như từng đợt sóng nhỏ tràn qua mái nhà. Trời trở rét… Chả trách mà tối hôm qua, cánh cửa kính cứ hết sập lại mở, rập rình mấy lần làm anh mất ngủ.

  • LÊ VĂN… Rồi cũng xong … Anh lơ xe nhảy lên cuối cùng, la lớn:- Tới đi chú Tám ơi!

  • QUỐC THÀNH - Xin người hoàn lại xiêm y cho ta - một thiếu nữ ngâm mình trong làn nước thơm khẩn khoản. - Mộng ba năm, bây giờ mới có, ta chỉ muốn nàng hứa một lời là được - chàng trai trẻ quay lưng về phía mặt hồ vòi vĩnh.

  • NGUYỄN THẾ TƯỜNG Sáng nay, ông Tổng biên tập gọi tôi tới bảo đi ngay dự lễ khánh thành một chiếc cầu. Tôi loáng quáng xách máy chạy ra xe, không kịp cả dặn vợ cắt cơm trưa.

  • L.T.S: Trần Duy Phiên, người thôn Thanh Thủy Chánh, huyện Hương Điền, Bình Trị Thiên, là một trong những cây bút truyện ngắn chủ chốt của chóm “Việt” - nhóm sáng tác trẻ trong phong trào đấu tranh chống Mỹ - ngụy xuất phát ở Huế trước đây.

  • DƯƠNG PHƯỚC THUNgôi nhà lợp phi-brô xi-măng rộng chừng ba chục thước vuông, nằm sát cổng ra vào xí nghiệp dệt, biệt lập ngoài khu sản xuất, núp dưới tán lá cây bàng, được xây từ ngày xí nghiệp xảy ra các vụ mất cắp vật tư.

  • LÊ CÔNG DOANHChuyến đò dừng lại ở bến cuối cùng khi mặt trời vừa khuất sau rặng tre bên kia sông. Hiếu nhảy lên bờ và bước đi trong cảm giác chòng chành bởi gần trọn một ngày phải ngồi bó chân trong khoang đò chật.

  • L.T.S: Tác giả Hoàng Nguyệt Xứ tên thật là Hoàng Trọng Định, từng in truyện và thơ trên Sông Hương và nhiều tạp chí văn nghệ khác. Tác phẩm của anh để lại dấu ấn trong dòng chảy văn học của Huế với những truyện ngắn đậm tính triết lý, văn phong ám gợi sâu xa.Truyện dưới đây được Sông Hương dàn trang lúc anh còn sống... trân trọng gửi tới bạn đọc; cũng là nén tâm nhang xin chia buồn cùng người thân của anh.

  • TRẦN THÙY MAINếu cuộc đời được hình dung như một con đường thỉnh thoảng lại băng qua ngã tư, ngã ba hay rẽ ngoặt thì trong đời tôi có hai khúc quanh lớn nhất.

  • THÙY ANHồi nhỏ, tôi có cái tật làm nớt. Hở một chút là nước mắt tuôn ra giọt ngắn giọt dài. Anh chị xúm lại chọc: “Lêu lêu, mu khóc móc kh… ruồi bu kiến đậu…”, nhưng mẹ thì không, chỉ an ủi dỗ dành.

  • TRẦN HỮU LỤCKhi từ biệt làng nổi trên sông, ông Ngự tưởng mình quên được chiếc bóng vật vờ trên sông nước, quên bốn mươi năm gắn bó với những vạn đò. Ông Ngự chỉ mang theo đứa con gái duy nhất và cái máy bơm nước hiệu Yama của Nhật Bản đến vùng đất mới.

  • NGUYỄN QUANG LẬPQuá nửa đời người anh chị mới gặp nhau. Âu đó cũng là chuyện thường tình. Sau hai mươi mốt phát đại bác vang trời báo tin ngày toàn thắng, có hàng ngàn cặp vợ chồng cách biệt hàng chục năm đã tìm lại nhau.

  • PHẠM NGỌC TÚYMột buổi chiều như bao buổi chiều khác, Kim ngồi ở bàn giấy với trang viết đang chi chít chữ. Tiếng chuông điện thoại kêu vang dòn dã vào một thời điểm không thích hợp; thầm mong người nào gọi lộn máy Kim uể oải nhấc ống nghe lên.

  • BẠCH LÊ QUANG(Người đàn bà gối giấc ngủ trên cánh tay của biển - Thơ LHL)

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNGLão Hinh lồng lộng như một con chó già bị mắc bẫy. “Mày cút khỏi nhà tau. Nhà tau không chứa chấp đứa con gái hư hỏng như mày…”. Miệng chửi, tiện tay lão vứt túi xách của Hằng ra đường. Chiếc túi nhỏ đã sứt quai, màu bạc thếch rơi tọt xuống miệng cống.

  • MAI SƠNRa khỏi cổng cơ quan quân sự tỉnh, ông Năm gần như muốn la lên - niềm sung sướng vỡ òa trong lòng ông, hiện thành đường nét trên mặt mũi. Dù biết có người lính cảnh vệ đang đứng nghiêm nhìn theo, ông không ngăn được, vẫn bật lên tiếng cười “khà, khà”…

  • HOÀNG GIÁBên kia sông, làng Mả-Mang, có cụ già trăm tuổi quy tiên, Thầy Khâu-đà-la chèo con thuyền nhỏ vượt dòng sông Dâu sang làm lễ.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC1.Hiu hiu gió thổi qua quán nhậu vỉa hè một xế trưa năm ba người tranh thủ chút thì giờ ngồi tán chuyện chỉ đủ phơ phất mấy tờ giấy lau đũa dùng xong được quẳng xuống nằm lớt thớt dưới đất.

  • NGUYÊN QUÂNQuyết thận trọng len qua khoảng vườn, đêm tối mịt mùng, không gợn chút ánh trăng sao, anh đi lần bước theo ký ức, cố gắng tránh gây tiếng động. Những cái lá khô giòn, nhành cây mục vương vãi làm anh bực mình chửi thầm “Mẹ nó, biết thế này hồi chiều chịu khó quét dọn chừ đỡ khổ”.