Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng App (Ứng dụng) có tên “Di tích Huế” nhằm hỗ trợ du khách tham quan Huế thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế.
Chức năng chính của Ứng dụng “Di tích Huế” trước mắt là hỗ trợ chỉ đường cho du khách trong phạm vi Hoàng Cung Huế. Chỉ với thao tác cài đặt Ứng dụng “Di tích Huế” trên điện thoại di động cá nhân (smartphone) và nhập vào địa điểm cần đến, Ứng dụng sẽ định vị vị trí của du khách và hướng dẫn đường đi gần nhất đến với điểm tham quan mong muốn.
Trong quá trình di chuyển tới điểm cần tham quan, du khách có thể theo dõi thêm các thông tin giới thiệu về các điểm đến một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất, giúp du khách nắm bắt được các thông tin cần thiết.
Đồng thời, Ứng dụng sẽ gợi ý các điểm đến lân cận mà du khách có thể quan tâm hoặc thuận tiện cho du khách trong quá trình tham quan, khám phá.
Khi tham quan Hoàng Cung Huế, du khách sẽ đi vào Cửa Ngọ Môn và đi ra ở cửa Hiển Nhơn, quy định này cũng gây ra không ít khó khăn cho du khách trong việc tìm/xác định lối ra. Ứng dụng “Di tích Huế” ra đời chính là “Bản đồ số” hỗ trợ du khách nắm bắt được lộ trình tham quan theo nhu cầu và điều kiện của mỗi người (thời gian, sức khỏe…), giúp cá nhân hóa hành trình tham quan một cách tối ưu.
Bên cạnh đó, Ứng dụng “Di tích Huế” còn tăng cường các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm cho du khách thông qua các tích hợp về dịch vụ và tiện ích hiện có tại Hoàng Cung Huế. Cụ thể, Ứng dụng hỗ trợ du khách các chỉ dẫn về các sự kiện, lễ hội sắp diễn ra tại Hoàng Cung Huế cùng thời gian cụ thể để du khách lựa chọn tham quan; tất cả các dịch vụ, tiện ích (thuyết minh, xe điện, trải nghiệm thực tế ảo tăng cường VR, chụp ảnh trang phục cung đình…) tại Hoàng Cung Huế cũng được Ứng dụng giới thiệu đầy đủ, hỗ trợ du khách tham quan, trải nghiệm và mua sắm.
Để sử dụng App “Di tích Huế", khách du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm và tải ứng dụng trên App Store dành cho hệ điều hành iOS hoặc CH Play dành cho hệ điều hành Android chỉ với từ khóa “Di tích Huế”.
App “Di tích Huế" vẫn được tiếp tục phát triển để hỗ trợ nhiều ngôn ngữ, đồng thời tăng cường hoàn thiện các tiện ích hỗ trợ du khách sử dụng dịch vụ của Hoàng Cung Huế ngay trên App như: nghe hệ thống thuyết minh tự động các điểm di tích, trải nghiệm thực tế ảo tăng cường VR, đặt dịch vụ xe điện online, gợi ý các tour tuyến tham quan Huế…
Với việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trải nghiệm của du khách, bên cạnh các bản đồ giấy hỗ trợ du khách tham quan di tích Huế, ứng dụng “Di tích Huế” là bước đi kịp thời và cần thiết của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trong hoạt động chuyển đổi số tại đơn vị nói riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Nguyên Phương
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.