HOÀNG NGỌC HIẾN
Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...
Ảnh: internet
1- Về khái niệm "tính đảng". Sự đổi mới tư duy về tính đảng đặt ra hai vấn đề sau đây:
Tính đảng và chân lý. Thông thường chúng ta nghĩ: Phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng là chân lý; nay cần bổ sung bằng một quan niệm khác: phù hợp với chân lý là tính đảng.
Tính đảng và sự tiến bộ xã hội. Tính đảng cao hơn tính giai cấp. "Phải đặt lợi ích của sự tiến bộ xã hội lên trên lợi ích giai cấp” (Lê Nin). Hiểu lợi ích giai cấp chưa đủ, tính đảng đòi hỏi năng lực nhận ra được đâu là sự tiến bộ xã hội và nếu như lợi ích giai cấp mâu thuẫn với lợi ích của sự tiến bộ xã hội thì phải đặt lợi ích sau lên trên lợi ích trước.
2- Về khái niệm "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" và khái niệm "phương pháp sáng tác".
Cảm nhận một cách hồn nhiên và có lẽ đúng hơn cả - chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa vốn là một ngọn cờ, có thời ngọn cờ này có một sức vẫy gọi là tập hợp mạnh, với một nhiệm vụ lịch sử như vậy, ngọn cờ này đáng được quý trọng. Cũng có khi chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được trình bày như một cương lĩnh tập hợp những yêu cầu thiết yếu nhất về những mặt rất khác nhau: chính trị, thế giới quan, mỹ học và vân vân... mà Đảng đề ra cho các văn nghệ sĩ, tùy theo từng thời kỳ lịch sử. Thực ra những yêu cầu này không nhất thiết phải trình bày như là những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa mới có sức thuyết phục, một sự trình bày thẳng thắn và trực tiếp vẫn cứ hơn. Về mặt lý thuyết, không loại trừ khả năng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác. Điều quan trọng là chứng minh. Trong những công trình nghiên cứu chứng minh khả năng này, các tác giả gặp phải một số khó khăn lý thuyết không giải quyết được:
1- Nếu như nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là một phương pháp sáng tác, vậy thì phải nhìn nhận:
- Có một phương pháp sáng tác chung cho mọi ngành nghệ thuật và chúng rất khác nhau: từ múa rối, ba lê, ca kịch... đến kiến trúc, họa, nhạc, văn và xiếc.
- Có một phương pháp chung cho một thể loại rất khác nhau trong một ngành nghệ thuật.
- Có một phương pháp chung cho hàng vạn nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa (không kể những người giống nhau hàng loạt) và hàng chục vạn tác phẩm của họ (có chăng một phương pháp sáng tác chung cho bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa và bản Giao hưởng số bảy của Sôxtakôvít?).
Trong sự sản xuất hàng loạt, có thể có phương pháp chung; trong sự sáng tạo thực sự nghệ thuật, sản phẩm bao giờ cũng có tính chất đơn nhất, cá thể. Trong phương pháp sáng tác - rất khác với phương pháp nhận thức, phương pháp tư duy - ngoài cơ sở nhận thức và tư duy - còn có phương diện "tác", tức là "làm" tác phẩm. Nếu quả như có một phương pháp sáng tác chung cho hàng ngàn nghệ sĩ và hàng vạn tác phẩm thì thực là khủng khiếp. Điều khủng khiếp hơn là có một thời hàng triệu người tin rằng có một phương pháp sáng tác chung và bao trùm như vậy.
2- Khó khăn lý thuyết đầu tiên mà những người nhìn nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác vấp phải là tạo ra một định nghĩa có dáng dấp khoa học cho khái niệm phương pháp sáng tác, một khái niệm mới toanh mỹ học cổ điển chưa hề biết đến. Trí tuệ của nhiều thế hệ nhà mỹ học và lý luận văn học bị hút vào công việc này. Sau đây là một định nghĩa mới được giới thiệu trong một bài báo đăng trên báo "Nhân Dân" số ra ngày 5/5/1989: "Phương pháp sáng tác chính là linh hồn của một nội dung thi pháp đang vận động từ hiện thực qua tài năng của nghệ sĩ đến tác phẩm và công chúng". Tìm hiểu định nghĩa này tự nhiên phải đặt ra một số câu hỏi:
- Vậy thì nội dung thi pháp là gì? Phương pháp được định nghĩa bằng thi pháp, một khái niệm tù mù được định nghĩa bằng một khái niệm khác tù mù hơn.
- Vậy thì ai thổi linh hồn vào nội dung thi pháp?
- Nội dung thi pháp là của ai? từ đâu đến? mà lại có một sự vận động thần tình như vậy: từ hiện thực đến tài năng đến tác phẩm và công chúng...
Thực ra, trong những công trình lý luận văn học ở ta và nước ngoài, về phương pháp sáng tác có những định nghĩa còn ngố hơn nhiều..
3- Trong một số công trình nghiên cứu, sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa được gắn với sự kiệt sinh lực của chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trong bài báo nói trên có đoạn viết: "Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực và tự nó, đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ra đời”. Và tác giả bài báo khẳng định là đến cuối thời của Phơ-lô-be, Mô-pát-xăng, Sê-khốp, tức là khoảng cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán đã dốc cạn sinh lực. Có thật vậy không? Làm sao có thể phủ nhận được một sự thật hiển nhiên: sang thế kỷ XX, trong văn học nghệ thuật thế giới, chủ nghĩa hiện thực phê phán vẫn tiếp tục phát triển và có những thành tựu to lớn, vẫn có những đại diện kiệt xuất như Sac-li Sa-pơ-lin, Hê-min-uây, Rô-manh Rô-lăng... và để lại những kiệt tác như "Cuốn theo chiều gió", "Trăm năm cô đơn"... Ngay trong văn học Việt Nam thế kỷ XX này, nói đến những cái đỉnh, làm sao bỏ qua được hai nhà văn hiện thực phê phán vĩ đại: Vũ Trọng Phụng và Nam Cao. Như vậy, trong thế kỷ XX và cho đến nay, chủ nghĩa hiện thực phê phán đâu đã "dốc cạn sinh lực". Và theo lý thuyết nói trên, lẽ ra chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chưa thể ra đời mà có lỡ sản sinh ra nó thì chỉ có thể là đẻ non. Đây là nói suy diễn, trong thực tiễn sáng tác, vị thế của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học xã hội chủ nghĩa không thể xem là vấn đề đã được giải quyết dứt khoát.
H.N.H
(TCSH48/03&4-1992)
NGUYỄN ĐĂNG MẠNH
Chúng ta đã viết nhiều, nói nhiều, giảng nhiều về văn thơ Bác. Trong nhà trường, chương trình văn từ các cấp phổ thông đến đại học đều dành vị trí quan trọng cho những tác phẩm của Người.
PHẠM TẤN XUÂN CAO
Sự phát triển của nghệ thuật là sự phát triển của sự trừu tượng, và sự phát triển của sự trừu tượng là sự di chuyển vào trong một thứ ngôn ngữ vô hình.
(Ian Wilson)
LÊ TỪ HIỂN
NGUYỄN HUY THIỆP
Khi gặp nhiều nhà văn ở ta, tôi thường ngạc nhiên trước thái độ khinh bạc của họ với lý luận phê bình văn học. Tôi không thích thái độ khinh bạc ấy, mặc dù thái độ ấy của họ có thể giải thích được.
VÕ CÔNG LIÊM
Giữa vô thức của thiền và vô thức của khoa phân tâm triết học, hẳn có những điểm khác biệt rõ rệt. Bởi Thiền Phật giáo (Zen Buddhism) mang nặng tính chất vô thức (unconscious) nhưng thực chất là hữu thức.
TIMOTHY STEELE
Năm 1930, một nhà báo hỏi Mahatma Gandhi rằng ông nghĩ gì về văn minh cận đại, nhà lãnh đạo tinh thần, triết gia chính trị vĩ đại này trả lời, “Đấy là một ý kiến hay.”
TRƯƠNG ĐĂNG DUNG
PTS NGUYỄN NGỌC THIỆN
Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (năm 1987) đã nêu lên những tư tưởng cơ bản cực kỳ quan trọng về bản chất của văn học, đặc thù của sáng tạo và tiếp nhận văn học... nhằm “đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”.
ĐỖ ĐỨC HIỂU
“Đọc văn chương” là một khoa học. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần có nhiều cách ứng xử trước tác phẩm văn chương.
ĐỖ LAI THÚY
"Thế hệ nhà văn sau 75” thường được dùng như một (cụm) từ - chìa khóa để mở vào nghiên cứu các nhà văn, rộng ra cả văn học, từ sau 1975 đến.
VĂN THÀNH LÊ
Tôi đến với văn chương vô cùng hồn nhiên. Như mọi đứa trẻ quê quen leo đồi lội ruộng, chơi đủ trò trên đồng dưới bãi, tôi còn bày đặt ngẩn ngơ chế những câu có vần có vè cho lũ bạn mục đồng cùng đọc lên chọc lỗ nhĩ chơi.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Mở đầu bài viết này, chúng tôi xin nói đến hai sự kiện văn học diễn ra gần đây.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Chúng ta có thể nghĩ, hiểu và làm văn học theo cách riêng mà mỗi cá nhân có thể tạo lập và mục đích cuối cùng là phụng hiến cho nền văn học với những giá trị phổ quát.
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Cho đến năm 2013, tôi mới bắt đầu chính thức cầm bút. Tôi miệt mài viết trong 3 năm liền, giống như một cuộc chơi càng viết càng đam mê, có lúc cảm chừng như không đủ thời gian còn lại để viết tất cả những gì mình muốn, song hành cả thơ và truyện ngắn với lối sử dụng bút pháp đa dạng, khi tả thực, khi tượng trưng, lúc huyền ảo, thơ cũng như truyện.
TRU SA
Tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ theo văn chương. Trước đây là thế và bây giờ vẫn vậy, những gì tôi làm chỉ là viết xuống giấy những thứ sinh sôi trong cơ thể mình.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Với văn chương, tôi không biết phải nói về nó như thế nào, về việc bén duyên, hay hoàn cảnh thôi thúc tôi đến với nó. Những ý niệm này, có đôi lần tôi đã lẩn thẩn nghĩ đến, thỉnh thoảng băn khoăn một chút, rồi thì mọi sự dường như diễn tiến theo một cách nào đó tôi cũng không nắm bắt được nữa. Tự nhiên nhi nhiên vậy.
Như thường lệ, vào số báo đầu năm mới, Sông Hương giới thiệu đến quý bạn đọc những tiếng nói của các cây bút trẻ. Đó là những tiếng nói đầy nhiệt huyết trong khu vườn sáng tạo. Những tiếng nói ấy chứa đựng trong mình biết bao khát vọng cất tiếng, khát vọng cách tân để đưa nghệ thuật làm tròn bổn phận của nó: Làm ra cái mới.
TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT
Sau đổi mới, năm 1986, Việt Nam tăng tốc mở rộng kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến cho môi trường bị biến đổi.