Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá...
Vườn quốc gia Bạch Mã nổi tiếng về tài nguyên, đa dạng sinh học với nhiều loài động - thực vật quý hiếm
Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên - Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để khám phá như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp xanh mát bình yên của núi trời như một bức tranh…
Cung đường du lịch xanh
Bạch Mã là vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách TP Huế 40km. Trước khi trở thành một vườn quốc gia, Bạch Mã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên, đa dạng sinh học của nhiều loài động - thực vật quý hiếm. Là nơi giáp ranh giữa đất Cố đô trầm lắng và sự năng động của TP Đà Nẵng, có lẽ vì thế mà nơi đây vừa mang nét hoang liêu, u tịch, vừa độc đáo, đa dạng trong hệ thống lớp lang các điểm vui chơi, thưởng lãm và khám phá.
Đường lên đỉnh Bạch Mã khá quanh co và dốc. Từ chân Bạch Mã, du khách có hai sự lựa chọn: Đi bộ lên núi hoặc sẽ thông qua một phương tiện vận chuyển duy nhất là ô tô với giá 900 nghìn đồng/chuyến đi về.
Trên đường đi, bạn sẽ có cơ hội ngắm Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm, bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m. Và đặc biệt, bạn có thể tự tay chạm vào những áng mây bay bất giác vụt qua…
Với cung đường lắt léo, lúc quẹo qua bên này, lúc lại ngả qua bên khác, lúc thì mờ ảo trong làn mây, người ta ví Bạch Mã như một cô tiểu thư kia khiến bao trái tim phải ngây ngất. Lối mòn được xem là đường tắt để vào rừng nhanh nhất, đến thác Đỗ Quyên sớm nhất, nhưng muốn trải nghiệm cảm giác hòa mình vào thiên nhiên, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn lối đi khó khăn, hiểm trở hơn, đó là băng qua những con suối và vách đá.
Ở đây còn có thảm thực vật phong phú với hơn 2.100 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm hương. Vì khí hậu của khu bảo tồn thuộc rừng rậm nhiệt đới, mát lạnh và buổi chiều thường xuất hiện mưa, nhiệt độ thấp nhưng vẫn có nhiều sinh vật sinh sống trên cạn lẫn dưới nước.
Mãn nhãn cảnh đẹp từ Vọng Hải Đài
![]() |
Thác Đỗ Quyên trên đỉnh Bạch Mã |
Vọng Hải Đài là điểm cao nhất ở Bạch Mã. Từ Vọng Hải Đài có thể mãn nhãn với nhiều danh thắng khác của mảnh đất Cố đô. Đó là hồ Truồi bát ngát xanh trong với diện tích 400ha, là Thiền viện Trúc Lâm sừng sững, ẩn hiện trong làn khói mơ màng vô tận và có thêm cả đầm Cầu Hai vốn nổi tiếng với nhiều sản vật cũng như nét nguyên sơ, bình dị.
Vườn Quốc gia Bạch Mã có độ cao 1.450m so với mặt nước biển, được kỹ sư người Pháp M. Girard phát hiện vào năm 1932, sau đó được chính người Pháp biến nơi đây thành khu vực nghỉ dưỡng với hệ thống 139 biệt thự, khách sạn, bể bơi, đường giao thông… Để khám phá Bạch Mã, bạn phải mất vài ngày. Bạn nhớ mang theo giày mềm để đi bộ và chống vắt. |
Từ Vọng Hải Đài, bạn có thể tới Ngũ Hồ (cách đó khoảng 5km) là tập hợp gồm 5 hồ nước ở 5 điểm cao khác nhau. Hồ thứ 3 trong Ngũ Hồ được cho là đẹp nhất bởi nước suối rất trong và mát.
Người ta có câu “Xem cây vào Cúc Phương, ngắm thú đến Cát Tiên, tắm thác lên Bạch Mã”, bởi Bạch Mã có nhiều thác đẹp với những tên gọi cũng đẹp không kém như: Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao…; Trong đó, được nhắc tới nhiều nhất là thác Đỗ Quyên cách Ngũ Hồ khoảng một tiếng đi bộ.
Thác có tên gọi Đỗ Quyên bởi loài hoa này mọc rất nhiều ở hai bên thác và thường nở rộ vào tháng 3. Cao chừng 300m, từ trên thác Đỗ Quyên nhìn xuống hút mắt là núi đồi trùng điệp. Đường xuống rất dốc, gồm 689 bậc và chỉ dành cho những bạn trẻ thích khám phá và ưa mạo hiểm. Ngoài hành trang gọn nhẹ, bạn hãy trang bị cho mình những đôi giày mềm và chống trơn trượt khi chinh phục những ngọn thác này.
Đến Bạch Mã, bạn cũng sẽ ấn tượng với những căn biệt thự mang kiến trúc châu Âu. Nơi đây từng ghi nhận có 139 biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc với những tên gọi đẹp như: Morin 1, Morin 2, Cẩm Tú… nhưng đã hoang phế do biến động của lịch sử, chiến tranh cũng như các yếu tố khác…
Thời điểm đẹp nhất trong năm để khám phá Bạch Mã là mùa hè và đầu mùa thu bởi không khí mát mẻ, thậm chí hơi se lạnh. Với độ cao 1.450m so với mực nước biển, nơi đây có sắc thái bốn mùa trong một ngày. Do đó, trong hành trang đến Bạch Mã, bạn đừng quên mang theo quần, áo và phụ kiện để giữ ấm khi cần thiết.
Đêm đến, giữa cái se lạnh, dưới mái nhà nguyên sinh Bạch Mã, không gì thú vị hơn khi được cùng bạn bè nhâm nhi trà, rượu trong tiếng guitar bập bùng để cảm nhận sự bình yên, lãng mạn của đêm Bạch Mã.
Theo Quỳnh Trang ( baogiaothong.vn)
Sáng ngày 21/11, Bảo tàng đồ sứ kí kiểu thời Nguyễn tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Ngọc xuất danh sơn”. Triển lãm chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng đồ sứ ký kiểu thờ Nguyễn (2013-2023).
Sáng ngày 20/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức (GEKE e.V) tổ chức triển lãm “Khám phá Quần thể Điện Phụng Tiên”.
Chiều tối ngày 16/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chủ trì cuộc họp trực tuyến với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ. Tham dự buổi họp có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về phía tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu 4.
Sáng 16/11, đồng chí Lê Trường Lưu - UV Trung Ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại tá Nguyễn Thanh Tuấn – UVBTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng nhiều đồng chí Lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành đã đi kiểm tra công tác phòng chống mưa lụt ở các địa bàn thấp trũng.
Từ ngày 13 - 15/11, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế xảy ra mưa to và rất to đã khiến các tuyến đường bị sạt lở, ngập nặng ảnh hường đến tính mạng và cuộc sống của người dân.
Sáng 13/11, đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác quy hoạch, bảo tồn, quản lý, khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế.
Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chỉ đạo Hội chợ - Triển lãm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn ra tại Huế từ ngày 11 – 15/11/2023.
Theo bản tin dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh. Sáng ngày 13/11, bộ phận không khí lạnh đã ảnh hưởng đến tỉnh Thừa Thiên Huế, trời chuyển lạnh, nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi A Lưới từ 17-19 độ C, các nơi khác 19-21 độ C. Từ ngày 13/11 đến ngày 17/11 trên đất liền tỉnh ta có mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 250-500mm, có nơi trên 800mm. Vùng biển ngoài khơi của tỉnh có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; biển động mạnh. Sóng biển cao 2,5-4m; cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các khu vực trũng thấp; dông, lốc, sét và gió giật mạnh.
Tối ngày 11/11, tại Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam-Lào với chủ đề: “Nghĩa tình sắt son-đời đời bền vững”. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào năm 2023”, do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, nhân kỷ niệm 61 năm ngày năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào (1962 – 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 – 2023).
Chiều ngày 11/11, trong chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023” đã diễn ra Tọa đàm khoa học triển vọng hợp tác báo chí truyền thông Việt Nam - Lào: Thách thức và giải pháp.
Sáng ngày 11/11, tại Thành phố Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”, nhân kỷ niệm 61 năm ngày năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Lào (1962 - 2023) và 46 năm ngày hai nước ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1977 - 2023).
Sáng 9/11, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và vai trò của báo chí.
Sáng ngày 8/11, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2023.
Chiều ngày 7/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 10, thông tin đến các cơ quan báo chí về Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm, dự ước thực hiện năm 2023 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Chiều ngày 07/11, tại thành phố Huế, Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức lễ công bố và trao chứng nhận 06 món ẩm thực tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn I - 2022; Phát động bình chọn đề cử giai đoạn II - 2023 trong “Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và trao chứng nhận hội viên Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Thừa Thiên Huế.
Chiều 6/11, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại sứ quán Lào tại Việt Nam đã cung cấp thông tin về chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào năm 2023”.
Chiều 01/11, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phòng, chống tham nhũng" năm 2023.
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp tổ chức Hội nghị ký kết Bản thỏa thuận về đẩy mạnh hợp tác, phát triển các hoạt động văn hóa và thể thao giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 – 2025.
Chiều 26/10, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức lễ vinh danh Tiến sĩ Trần Quang Hóa, Phó Trưởng khoa Toán học vừa đoạt giải thưởng Tremplin “Bệ phóng hợp tác song phương trong nghiên cứu giữa Pháp với các nước ASEAN” của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp.
Sáng ngày 23/10/2023, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ phát động Hội thi trực tuyến tìm hiểu về nền tảng số Hue-S.