Vỡ mộng kén chồng

15:07 19/11/2008
DƯƠNG QUYẾNHuệ là một hoa khôi. Đài các, cao sang, quí tộc, tài năng, giàu có và hoang dã. Đó là nét đẹp trời sinh ban phát cho nàng.Huệ học rộng, đủ chất "cầm kỳ thi họa". Bốn môn cổ xưa ấy, môn nào Huệ cũng xuất sắc. Cô đỗ hai bằng đại học sử học, vi tính. Ngoài ra, cô còn đoạt luôn một bằng tiếng Anh tại Anh Quốc.

Cha mẹ Huệ là cán bộ cao cấp. Cả đời, họ công tác ở nước ngoài. Huệ cũng sinh trưởng ở xứ người. Nhưng khi ăn học thành đạt, Huệ đòi nằng nặc bố mẹ cho về sinh sống ở cố hương.
Huệ có một vốn liếng kha khá, một tài khoản vừa, một biệt thự, một ôtô du lịch và hai cửa hàng: sửa sang sắc đẹp.
Huệ thuê người quản gia điều hành toàn bộ công việc. Còn bản thân, cô chỉ thích ngao du, du lịch trong và ngoài nước.
Đột nhiên.
Huệ thích lấy chồng.
Huệ muốn chấm dứt những ngày vô bổ cùng những cuộc chơi, chuyện phiêu lưu, thần tượng và khát vọng làm ăn... Cô muốn có một gia đình, một tổ ấm. Hàng ngày, Huệ chỉ thích ngắm nhìn đôi chim gù gọi bạn. Cô yêu say cái giai điệu gọi yêu ấy. Nó bắt cô quay ngược lại với thế giới mộng mơ, toàn đầy viễn tưởng.
Đầu tiên, Huệ viết thư giãi bày ý định lấy chồng với bố mẹ công tác ở bên kia quả đất.
Bố mẹ cô rất mừng. Ở tận xứ "sương mù", làm việc trong sứ quán xa xôi, ông bà quyết định phải dành ra thời gian đặc biệt cho chuyện hôn thê của con gái.
Hiểu tính nết bất cần, ngạo mạn của con, ông bà tự hỏi: "Ta phải chọn cho nó chàng rể thế nào đây?".
Ở vào địa vị cao sang của ông bà, thì mẫu chàng rể có muôn hình nghìn tính. Tây có, ta có. Những chàng trai tuổi khoảng 30-40 trẻ trung, thành tiến, quý tộc, chức vị, bổng lộc, tài ba, giàu có đã ngấp nghé con gái ông bà từ lâu. Phải mất 15 ngày kén chọn, ông bà tuyển được 50 vị con rể tương lai. 50 vị con rể ấy, ông bà không sao chọn nổi một người, bèn làm luôn bộ "sưu tập" bằng Tacalo giới thiệu trang trọng từng người nổi bật hơn cả siêu sao, tổng thống rồi gửi về cho con gái.
Đợi mãi không thấy con gái trả lời, ông bà đại sứ quán bèn tất tả bay về nước. Để cho chắc ăn hơn, ông bà chọn 3 mẫu chàng rể: Một Tây xịn, một Tây lai, một Việt kiều để cùng bay về nước.
Huệ ra sân bay đón cha mẹ. Cô tiếp ba vị cầu hôn một cách hững hờ. Cuối cùng, trong một tối dạ tiệc, Huệ chối phắt ba vị cầu hôn. Còn 47 vị kia, cô kêu lên: Toàn đàn ông lạc mốt.
Bố mẹ Huệ thất vọng thảm hại.
- Từ nay về sau, bố mẹ mặc kệ con đấy. Con tìm ai làm chồng thì tùy con. Chồng tốt thì ấm. Chồng xấu thì rét. Con nhớ nghe.
Bạn bè Huệ nghe tin cô muốn lấy chồng thì mừng khôn tả. Ai ai cũng muốn, nhân dịp này, tỏ rõ lòng thành với cô và cũng muốn nhờ cô mà thăng tiến, thắt chặt thêm tình, tiền và ơn nghĩa.
Người đầu tiên đến xin cầu hôn Huệ là một vị giáo sư. Vị này quá trẻ, tuổi chưa 40, lại đỗ mấy bằng cao học, ngày đêm xe đón xe đưa, giảng bài toàn ở nước ngoài bằng 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha.
- Em rất cảm ơn lòng thành của anh. Nhưng... em lại... chưa muốn lấy chồng. - Huệ từ chối vị giáo sư bằng giọng khôi hài như thế.
Một nhà buôn lớn - đẹp trai, chững chạc, nổi tiếng như cồn bởi sản xuất ra các mặt hàng mỹ phẩm cho đàn ông, đàn bà cũng bị Huệ thoái thác:
- Em sợ ... khi thành vợ anh, em không sinh con được.
Một ngôi sao màn bạc kiêm nhạc nhẹ, đang bốc lửa, đang mộng mơ, đang là thần tượng của lớp trẻ đến tìm Huệ, ngỏ lời. Huệ ngúng nguẩy:
- Em... Xin anh cho đi làm "đệ tử" thì tốt... hơn.
Một nhà thơ lớn tìm Huệ. Anh tặng nàng tất cả các tác phẩm đã sáng tạo, trong đó có các giải, các bằng công nhận anh là một thi sĩ xuất chúng.
Huệ trả lại các tác phẩm anh tặng một cách hờ hững:
- Em rất yêu thơ anh. Nhưng... xin anh tha lỗi... làm vợ anh, vợ một người "Hai trăm năm nữa ai hiểu được Nguyễn Du" thì em không xứng nổi.
Còn rất nhiều đàn ông ngấp nghé, mơ tưởng Huệ, xong khi so tài cao thấp, thấy thua kém cô nhiều bậc, lại biết tin cô đã từ chối các bậc danh giá thì chỉ còn biết "cao chạy xa bay".
Huệ không chán nản. Trái lại, cô rất vui. Tận đáy lòng, cô như trút được gánh nặng, tai ách của gông cùm vậy. Chẳng ai biết được những bí ẩn gì trong trái tim cô. Rằng cô đang kén tìm chồng theo khuôn mẫu nào.
Đột nhiên sau hai năm im ắng, Huệ cho đăng tải một loạt các quảng cáo trong mục "Tìm bạn trăm năm".
- "Cần một người cầu hôn... đã trải qua sự khốn cùng nhất của xã hội".
Phải đến nửa năm. Chẳng có ma nào thèm đến với Huệ cả. Người thân, bạn hữu biết tin chỉ trều môi, rủa:
- Chẳng biết cô ta còn chơi trò ú tim gì nữa.
Những người trượt cầu hôn Huệ sung sướng:
- Cũng may mà mình không lấy phải con hâm.

Trái lại, Huệ vẫn vô tư, vui vẻ, hồn nhiên như không. Cô âm thầm hy vọng chờ đợi. Chắc chắn sẽ có ối kẻ tìm tới cô để thử làm chồng. Nhất định cô sẽ không bị ế. Đàn ông cần vợ có đến hàng tá. Tìm được người vợ có tầm cỡ, hơn đời như cô, ai mà chả nhảy cẫng lên vì sung sướng. Đằng này, đối tượng Huệ chọn lại là những bậc nam nhi khốn cùng nhất của xã hội. Khốn cùng, nghĩa là cùng khổ. Cùng khổ, nghĩa là chịu đựng mọi sự đau đớn, phũ phàng, phi lý, bất công... ở những nơi vực thẳm của xã hội. Sống được! vượt qua được! Vươn lên, hiên ngang, hùng dũng trở về... và cưới được cô vợ đức hạnh, thi, tài thì thật siêu phàm hơn cả các đấng vĩ nhân. Nhưng! chưa hết. Với Huệ, những kẻ khốn cùng còn có ý nghĩa khác. Đó là tương lai? Tương lai. Đúng vậy. Huệ đã nghiền ngẫu các nền văn minh thế giới. Cô cũng nghiền mòn các sách lịch sử đông tây kim cổ. Cô cũng so sánh, tính toán, lục tra trong ghi-nét, intơnét cả cổ xưa, cả hiện tại, ở phương Tây, phương Đông; lẫn trong các bộ lạc, tộc người hiện thời vẫn thích sống trong các hang động, rừng rú... Rằng: Nếu hôn phối được với mẫu người cô mơ ước - sẽ sinh sản ra một hệ người mới: Một người chỉ biết vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách mà chiến thắng. Dòng dõi, tổ tiên Huệ, trước đây rất bần hàn, gian khó.

Thành đạt, nổi tiếng, danh giá được như bố mẹ cô, lại như cô, chưa là cái thá gì cả. Lịch sử đất nước Huệ, địa lý, đất đai, sông ngòi, khí hậu, môi trường, văn hóa, kinh tế, xã hội, chính trị... của đất nước Huệ trước kia và bây giờ rất cần thế hệ con người "lai gen" như thế.
Tương lai đất nước Việt , có lẽ phải hàng vạn triệu năm nữa, vẫn cần lớp người ấy. Huệ ước muốn, cầu mong: Cô - chính cô sẽ là một trong lớp đàn bà đẻ ra đầu tiên những lớp người hiện đại ấy. Nhất định: con, cháu, chắt, chít... của cô sẽ là lớp người cao quí, tài danh, và làm lên lịch sử...
Huệ bình tĩnh, tự tin, hiên ngang với ý tưởng ấy. Và, cô vui vẻ chờ. Chờ trong cam đảm, phấn khích, tự tin.
Thời gian lần lượt lại trôi đi.

Rồi một chiều. Rất là chiều. Nắng nhè nhẹ, dịu, êm êm, lung linh, vàng sắc và mơn mởn. Có một người tìm tới Huệ. Anh ta trạc tuổi 40, nước da nâu mốc, dáng lực điền, chẳng khác gì một con cá kình đang bơi trên cạn.
Anh này thật thà:
- Tôi vốn là cháu một viên đại thần của vua Trần Nhân Tông. Tôi nguyên là tiến sĩ, từng phải chịu nhiều khổ ải, cay đắng trong cuộc đời.
Huệ tiếp anh này vui vẻ. Anh ta thán phục Huệ như nàng tiên. Khoảng cách xa lạ không còn nữa.
Huệ hỏi:
- Chỉ số IQ của anh là bao nhiêu?
- 2170. Tôi đã qua hàng chục lần kiểm tra bằng máy móc tối tân. Hàng chục nhà bác học lừng danh thế giới đã phải công nhận.
- Anh có vui lòng cùng em đi kiểm tra không?
Nếu đúng là chỉ số IQ ấy, em sẽ là hôn thê của anh.
Người đàn ông sung sướng tưởng điên dại. Anh ta vội đưa Huệ tới ngay Viện khoa học Quốc gia. Tại đây, một loạt các bác học lừng danh, có bằng tại các nước Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản, Nga, cùng với máy móc tinh nhuệ nhận lời kiểm tra.
- Chỉ số IQ của anh là 41.
Người đàn ông quát rầm trời:
- Toàn lũ người đểu. Toàn máy móc chuột cống. IQ của tao là 2170. Sách ghi nét thế giới đã ghi nhận IQ của tao mà bọn bây dám lếu láo, lừa phỉnh vậy sao?
Các bác học lừng danh nhắc lại:
- Chỉ số IQ của anh không thể nhích hơn con số 41 được.
Người đàn ông xông thẳng tới các nhà bác học. Chỉ tích tắc, anh ta đã đánh ngã bổ chửng các nhà bác học kia, rồi phá tan máy móc.
Huệ lắc mạnh cái mông đẹp như tơ lụa:
- Ta chia tay thôi, anh yêu ạ.
Ngay tức thì. Có một người đàn ông tới thế chỗ.
Anh này trông trẻ như đứa trẻ ngây ngô. Dáng điệu trông thật ngang tàng, lỳ lợm. Ngắm kỹ, thấy anh cằm bạnh, râu hùm, hàm én, cao hơn hai thước, vai rộng hơn Từ Hải, lại có ánh mắt sáng rực hơn cả thần Héc Quyn.
- Tôi đã từng có chiến tích 1001 cuộc trộm cắp, cướp giật, đâm thuê, chém mướn. Tôi đã ở tù mười ba năm. Tôi đã trải qua hầu hết các nhà tù của đất nước Việt này. Tóm lại: Tôi không biết sợ là gì. Tôi chỉ có chiến thắng.
Huệ cười nhấm nhẳng:
- Chắc anh con nhà nòi võ nghệ?
- Tổ sư võ Thiếu lâm lớn nhất đất nước là bố tôi. Tôi có 5 bằng đẳng cấp võ sư.

Huệ liền đưa anh này tới câu lạc bộ quốc tế daình riêng cho các võ sĩ lừng danh. Tìm khắp trong số 200 võ sĩ, Huệ lôi ra một võ sĩ ốm yếu, sài đẹn, nhẹ cân, thấp lùn, chân tay bị thọt, võ vẽ chỉ mới tập tẹ i tờ.
Trận thử chiến bắt đầu.
Hiệp một. Hiệp hai. Bất ngờ tới hiệp ba... người đàn ông tới cầu hôn Huệ bị đánh ngã bổ chửng. Vừa mới vểnh được cái mồm gẫy hết hàm răng, phun đầy máu lên định nói gì với Huệ, thì anh này liền ngoẹo quặt đầu, chết lịm, không động đậy, không nhúc nhích.
- Anh ta bị chứng bệnh mủn xương hồi còn ở tù. Vết thương không thể bó bột, hồi sinh được nữa. Tay bác sĩ nổi tiếng kia khi cấp cứu đã phải báo cho Huệ cái tin khủng khiếp ấy. Huệ đưa chàng trai về với người thân. Cô còn cấp cho anh ta 40 triệu đồng để cầm cự sống.
Vài tháng sau, lại có một người đàn ông tìm tới. Anh này trông giống như con bò tót. Tướng mạo hùng dũng, mãnh liệt, bất khuất, hiên ngang. Huệ thấy thế, liền mê tít thò lò.
- Tôi đã từng bị bào tù. Ở tù, tôi lại kinh doanh hơn ngoài tự do. Từ tay trắng, gông cùm nay tôi có số vốn hơn 50 tỉ đồng. Tôi đang đầu tư ở nhiều nước. Tôi rất cần một người vợ... giống như em.
Hai người trò chuyện ít phút đã tỏ ra âu yếm. Bất cứ lĩnh vực gì, kiến thức, tin tức gì của loài người, anh này đều thông như dã sử. Đến cả các loại quần áo, đồ lót, cặp tóc, dày dép, đồ mỹ phẩm phụ nữ đến các cách đi chợ, mua sắm, nấu nướng, anh này đều trổ tài trên cả hoàn hảo. Huệ thấy yên yên trong lòng. Trái tim hoang dại, trôi nổi của cô bừng bừng lên ngọn lửa khao khát ấp ôm.

Cô quyết định đưa chàng trai tới bệnh viện.
- Thưa cô chủ. Chúng tôi đã làm hết sức mình. Tất cả các thầy thuốc giỏi nhất đều đã kiểm tra. Nhưng... thật buồn... thưa cô.
Huệ hét lên:
- Tôi muốn biết rõ sự thật.
- Tim, phổi, gan, mật, dạ dày, thận, lá lách, bàng quang, tuyến tiền liệt, ruột non, ruột già anh ta đều mang một loạt vi trùng kỳ bí. Loại vi trùng này, ngay tức khắc sẽ giết chết tươi một con hổ xám, một chú cá voi trong vòng vài giây đồng hồ. Người này sẽ...
- Các ông im đi! Tôi không muốn nghe nữa! Huệ kêu rú lên và chạy mất bay mất biến khỏi bệnh viện.
Đúng lúc Huệ chán chường, thất vọng, toan tìm lấy sự "phá sản" trong yêu đương thì lại có kẻ tới tìm.

Người đàn ông này miễn tả. Nó hoàn mỹ chưa từng ghi ở trong sách kinh điển nào. Ngay phút gặp đầu tiên và những ngày dài đằng đẵng sau này, cô đã yêu, yêu điên cuồng anh ta mê muội.
Huệ liền đưa chàng trai đi du hý khắp thế gian. Đến đâu, chàng trai đều trổ tài mãn nguyện. Ngay cả bố mẹ Huệ khó tính như điên, nhưng đến khi gặp chàng trai, đã phải chắp hai tay mà lạy.
Cuối cùng, Huệ quyết định hiến thân.
Huệ mơ tưởng, Huệ ước muốn: Tấm thân trinh trắng, ngang tàng, hoang dã của cô sẽ dành trọn vẹn cho người chồng quá ư lý tưởng. Đứa con cô? Một mẫu hệ vượt xa thời hiện đại, sánh trên thế kỷ 50 của loài người sẽ sinh ra ở giây phút trao thân ấy.
Nhưng... Than ôi!
Ở chính cái đêm đầu tiên, giây phút đầu tiên, giây phút thần thánh của ái ân, ân ái, chàng trai kia đã "bất lực".
Huệ điên cuồng mơn trớn. Cô rồ dại dở mọi trò cám dỗ xác thịt. Rồi cô thử. Cô lôi ra các kiểu làm tình cổ xưa, hiện đại, trong sách vở, trong phim ảnh, của tất tất tri thức loài người để áp dụng với người tình.
Rồi cố mòn mỏi.
Cố vớt vát.
Khốn thay! Cái "của quý" của chàng trai vẫn im lìm, ỉu sìu, ủ rũ, trống rỗng một cách thê lương.
Lúc ấy, chàng trai mới khóc rống lên:
- Chỉ tại anh bị cách ly với tình yêu, với xã hội, với cộng động, với đàn bà hơn... 20 năm em yêu ạ.
- Cút đi! Toàn một lũ khốn nạn.
Huệ bất lực và căm phẫn thét vào mặt người yêu.
Cô cứ để tấm thân lõa lồ, tồng ngồng, ngọc ngà, trinh trắng lao vút vào đêm tối.
... Cảm thấy đêm dài bất tận.
Huệ quay lại khách sạn.
Trời réo mưa, trút tuyết xuống đầy đường phố.
Cô ôm chặt lấy chàng trai, lau nước mắt cho chàng, sưởi ấm cho chàng mãi đến khi trời sáng...
Trời sáng tự rất lâu, rất lâu, nhưng chàng trai vẫn không thôi nín khóc. Huệ dỗ dành mãi, anh ta càng khóc to. Bất lực, nước mắt Huệ tuôn trào.
- Anh... Hãy nói đi! Anh làm sao vậy?
- Cô hãy đi tìm hiểu tất cả những kẻ cùng định kén cô làm vợ thì khắc rõ.
Chàng trai nói xong câu đó thì vội vã ra đi.
Huệ bỏ nhà, bỏ cửa tìm đến tất cả những người đàn ông mà cô khao khát được kén làm chồng. Rồi theo chân họ, cô tìm tới hàng trăm, hàng triệu những người đàn ông, đàn bà tương tự. Thì ra họ đều là những kẻ khốn cùng, bị xã hội ruồng rẫy.
- Thì ra ta đã nhầm. Hỡi ơi! Một đêm, Huệ kêu lên than thở rồi bỏ thành phố ra đi.
Sáu năm sau, Huệ trở lại phố phường. Lúc ấy cô đã là mục sư. Huệ hiến hết gia tài cho "Hội thánh" để làm từ thiện và lấy "Đức tin" để xoa dịu nỗi đau khổ cho con người.
      D.Q
(nguồn: TCSH số 203-204 – 01&02 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MA VĂN KHÁNGKhi những người U Ní ở vùng biên sau mấy tháng trời đông giá, ngồi trong nhà đánh cuốc, sửa dao, đan lát bước ra khỏi căn nhà đất dày kín như cái kén, đặt chiếc vai cày lên cổ con trâu, đi những đường cày đầu tiên, hoặc rủ nhau đi bán công khắp các nơi trong vùng thượng huyện Bát Xát, thì hoa gạo bắt đầu nở.

  • PHAN TUẤN ANH- Anh ơi lên xe đi, xe chạy suốt Bắc Nam đấy.- Có đi Vinh hả anh, bao nhiêu tiền vậy?- Ôi dào! mấy chục ngàn thôi, lên nhanh đi anh ơi.

  • HOÀNG THỊ NHƯ HUYĐiện thoại di động trong túi rung lên báo tin nhắn đến, Luân uể oải mở ra xem. Khuya rồi sao còn ai nhắn tin nhỉ? Một số máy lạ với một dòng tin lạ hiện ra: “Bạn ơi tôi không biết bạn là ai nhưng tôi muốn bạn biết tôi sắp lìa xa cuộc sống này. Tôi đang tuyệt vọng”.Đúng là đồ khùng! Đồ dở hơi!

  • HOÀNG TRỌNG ĐỊNHPhòng giam chật chội, tối tăm...  Gần trần có một lỗ thông hơi. Bên ngoài lỗ thông hơi là bức tường tôn xám xỉn. Khe hở dài chừng 10 mét, rộng chừng 3 tấc, nằm song song và gần sát với mặt đường bên ngoài. Đứng trong phòng giam, từ lỗ thông hơi nhìn qua khe hở của bức tường, chỉ có thể thấy những bước chân người đi.

  • NGUYỄN TRƯỜNGThấy tôi ngồi chăm chú đọc thư, miệng cứ tủm tỉm cười, vợ tôi mới giả giọng, hỏi đùa:- Có việc chi thích thú mà cười một chắc rứa?- Có chuyện vui bất ngờ đấy em ạ! - Tôi vừa trả lời vừa kéo tay vợ ngồi xuống, rồi đọc lại một mạch toàn văn bốn trang thư của ba tôi từ Huế mới gửi vào.

  • VIỆT HÙNGGa H. một đêm mưa phùn ảm đạm.Khách chờ tàu nằm la liệt dọc các hành lang.Tôi bước vào phòng đợi, trong tâm trạng không vui mà cũng chẳng buồn. Tìm một chỗ ngồi bất kỳ…

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN Ngôi nhà một thời là tổ ấm trên đồi bỗng trở thành rộng gấp đôi, gấp ba và vắng vẻ như một tòa lâu đài cổ từ khi Bé Út dọn ra khỏi nhà để lên miền Bắc học. Đứa con 18 tuổi trên đất Mỹ nầy rời nhà đi học xa thường có nghĩa là đang bước vào đời, ra khỏi vòng tay cha mẹ, thật khó lòng về lại. Những bước tiếp nối là học ra trường, kiếm việc làm, chọn nhiệm sở như cánh buồm đưa tuổi trẻ ra khơi. Bất cứ nơi nào có thể an cư lạc nghiệp trên 50 tiểu bang sẽ là nơi đất lành chim đậu. Tuổi thành niên tiêu biểu của văn hóa Âu Mỹ là tự lập, gắn liền với  vai trò chuyên môn và xã hội chứ không phải quanh quẩn với đời sống gia đình.

  • ĐỖ PHẤNĐêm rất khuya dưới chân núi H. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được một con đò bằng tôn móp méo xác xơ. Chẳng hiểu ban ngày trông nó thế nào. Có lẽ đây là chiếc đò bị cấm lưu hành? Không thể có mặt ở bến vào ban ngày. Cũng là cấm làm phép. Dòng suối không có chỗ nào đủ sâu để có thể chết đuối.

  • ĐỖ KIM CUÔNGBây giờ bạn bè ít được gặp anh lang lang trên phố. Thảng hoặc dăm bữa nửa tháng, có khi hơn mới tóm được anh. Ấy là khi anh phải ra khỏi nhà đi nạp bài cho những tờ báo mà anh thường cộng tác, hoặc đi nhận nhuận bút một vài bài thơ lẻ in trên báo.

  • VŨ NAM TRỰC           Truyện ngắn

  • TRẦM NGUYÊN Ý ANHÔng Nhâm bước chầm chậm theo con đường tráng xi-măng ngoằn ngoèo trong con hẻm nhỏ. Căn nhà ông ở cuối xóm, một trệt, một lầu... mới tinh. Cánh cửa sắt đóng im ỉm. Ông ngồi bệt xuống nền xi-măng vì chân ông đã mỏi. Lẽ ra, khi mấy đứa con ông chưa bàn nhau cất lại căn nhà, ông đã có thể đẩy cánh cửa rào bằng tre và đàng hoàng bước vào nhà mình.

  • XUÂN CHUẨNĐể rồi tôi kể cho ông nghe về lai lịch cái quạt, để ông ông khỏi coi tôi là Thằng Bờm có cái quạt mo. Cái thời quạt điện quạt đá, máy lạnh mà cứ bo bo cái quạt kè, thỉnh thoảng lại đạp phành phạch như mẹ hàng cá thách lên giữa chợ. Cũng chẳng có gì li kỳ, hay mùi mẫn rơi lệ, chỉ là chuyện đời tầm phào.Hai ông trải chiếu ngồi giữa sân, nhâm nhi chén trà, ông Thân nói với đại tá Tiến về hưu như vậy khi đại tá ngỏ ý thích cái quạt kè của ông.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNG  Bim chào đời vào lúc kém 19 phút. Trăng hạ tuần phun nhẹ màu đục của sữa vào bầu trời. Hôm sau trời lất phất mưa. Bố nói với bà ngoại trước khi đi làm: "Nếu không thấy con về thì bà giúp con cùng nhà con nuôi cháu". Câu nói ám ảnh làm trí tưởng tượng của bà ngoại nhiều lần thắt lại. Sau này nhiều khi bà ngoại sợ cả cái bóng của mình.

  • NAM TRUNG Ông Hãnh cứ đi tới đi lui trong phòng khách nhà ông, vừa đi vừa quạu cọ lẩm bẩm: thằng Hùng nó nói vậy là nó có ý coi thường mình, nó dám trứng khôn hơn vịt. Rồi mày sẽ biết tay ông. Ông sẽ cho mày còn lâu mới được vào Đảng, ông sẽ bác tất cả những đề xuất về mày...

  • HOÀNG THÁI SƠNKhi tôi lớn lên thì nội tôi đã mất từ lâu nhưng thỉnh thoảng dân làng vẫn nhắc đến người với niềm cảm mến về những chuyện không ít ly kỳ. Ông tôi rất khoẻ, người tròn vo, đen như sừng, tục danh Cu Trắt - phương ngữ vùng quê tôi nghĩa là nhỏ và rắn chắc. Ông ham mê võ thuật, thạo côn quyền, thuở trai thường đóng vai ông địa trong đám múa lân. Đám múa năm nào hễ thiếu ông là coi như nhạt trò, dân làng chẳng ai buồn xem. Người ta đồn ông tôi tài ba lỗi lạc, như có thể đi trên lửa, nhảy qua nóc nhà, còn những thứ chui vào hậu cung đình làng mà không cần dở ngói là xoàng... Kho chuyện về ông ngày càng dày do mồm miệng dân gian thêu dệt thêm, tuy nhiên trong đó nhiều chuyện là có thật.

  • PHAN XUÂN HẬUTôi trở về quê sau mười năm xa cách. Quê tôi nằm cuối con sông Vẹn, con sông này là nhánh của sông Dinh, bắt nguồn từ dãy núi Gám, chảy qua bến Dền. Nơi đây xưa kia là kinh đô của vua Dền. Vua Dền tụ tập lực lượng chống lại nhà Trần khi đó đang trấn áp nhà Lý. Vua Dền là hậu duệ của Lý Thái Tổ, ông không chịu sự chuyên quyền của vua tôi Trần Thủ Độ bèn lập căn cứ ở miền Tây Yên Thành, tức quê tôi, và Dền là kinh thành của ông, dân quen gọi ông là vua Dền.

  • NGUYỄN VĂN VINHTết Mậu Thân năm ấy tôi tròn mười sáu tuổi. Soi gương, tôi thấy y xì một con bé tóc lơ xơ hoe nắng, xấu tệ.

  • CHÂU DIÊNĐơn vị của tôi đi bộ từ một tỉnh miền Trung, lên qua Mường Phăng thì Điện Biên đã giải phóng. Sau một tháng đi bộ nhưng gần như chạy bộ, chúng tôi được phép nghỉ lại hai ngày ở một bản, hồi đó bản này nằm khá sâu trong rừng, nhưng nay thì nó đã ở bên một nhánh đường mới làm dẫn ra phố huyện Tuần Giáo để nối vào con đường số 6 chạy tuốt lên Điện Biên Phủ.

  • NGUYỄN TRƯỜNGLàng Hạ nằm phía hạ nguồn sông La Ngà. Đất chật. Người đông. Đói nghèo thành nếp. Hồi hai bên đánh nhau, nơi đây là vùng địch hậu. Giải phóng hơn chục năm mà làng Hạ đói nghèo vẫn hoàn nghèo đói. Không ít người bỏ làng đi xa chẳng thèm ngoái cổ nhìn lại. Vậy mà hơn mười năm lại đây, nhờ vực dậy cái nghề tơ tằm truyền thống vốn có từ xưa, làng Hạ đang trở thành một làng nghề giàu có nhất nhì trong vùng. Nhà cũ lỗi thời phá đi xây mới. Đường làng bùn lầy được thay bê-tông. Trường tiểu học tranh tre nứa lá hồi nào nay lên hai tầng. Điện lưới dọc ngang khắp làng đã đẩy năng suất ươm tơ kéo sợi lên cao chưa từng thấy. Chất lượng tơ tằm đạt chuẩn xuất khẩu. Hàng bán chạy hơn cả tôm tươi. Thu nhập người dân ngày một cao.

  • LÊ TRÂMNgồi với tôi và Kh là một đôi nam nữ còn khá trẻ. Chàng thanh niên, theo lời gã, vừa mới về từ Thái Lan sau khi trúng một hợp đồng béo bở. Gã là đại diện của một công ty xuất nhập khẩu nổi tiếng ở bên ấy.