Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà.
Lễ lên ngôi của Nhà vua được tổ chức vào ngày 12/11/1990 tại Hoàng Cung với sự tham dự của đại diện đến từ 158 quốc gia gồm Người đứng đầu Hoàng gia, Nguyên thủ và hai tổ chức quốc tế.
Như đã được nêu trong Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua là “biểu tượng của Nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân”, Nhà vua có được vị thế này là nhờ vào “ý nguyện của nhân dân, người thực sự có quyền lực tối thượng”.
Nhà vua Akihito ra đời vào ngày 23/12/1933, là con trai trưởng của Nhà vua Showa và Hoàng hậu Kojun. Nhà vua học tiểu học và trung học tại Gakushuin, Trường Bộ Nội chính Hoàng Gia. Năm 1952, Ngài vào học Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Gakushuin. Lễ thành nhân và Lễ tấn phong Hoàng Thái tử của Ngài được tổ chức cùng năm. Năm sau, Ngài thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên để tham dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, Vương quốc Anh, và đi thăm nhiều nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Năm 1956, Ngài hoàn thành chương trình giáo dục đại học.
Vào ngày 10/04/1959, Hoàng Thái tử Akihito cưới cô Michiko Shoda, con gái của một danh nhân xuất sắc.Theo Luật Hoàng Gia, Hội đồng Hoàng Gia, đứng đầu là Thủ tướng hoàn toàn hài lòng về cuộc hôn nhân của Hoàng Thái tử.
Hoàng Thái tử và Công nương trên cương vị của mình đã đi thăm 37 nước trên khắp thế giới trong hầu hết trường hợp thay mặt cho Nhà vua và Hoàng hậu. Ở các nước đến thăm, Hoàng Thái tử và Công nương đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự khiêm nhường và chân thành của mình.
Công nương Michiko sinh ngày 20/10/1934 là con gái của doanh nhân Hidesabuto và Fumiko Shoda. Gia đình Shoda xuất sắc trong cả hai lĩnh vực kinh doanh và học thuật, hai thành viên trong dòng họ đã từng được nhận Huân chương Văn hóa, huân chương cao quý nhất của Nhà vua dành cho học giả và văn nghệ sĩ.
Công nương học tiểu học tại trường Futaba. Sau đó, Bà vào học trường Trung học Thánh tâm ở Tokyo và thi đỗ vào khoa Văn học Anh, trường đại học Thánh Tâm. Bà tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1957.
Kể từ khi lên ngôi vào năm 1989, Nhà vua cùng Hoàng hậu đã và đang thực hiện nhiều công việc chính thức liên quan đến ngôi vị của Nhà vua như một biểu tượng Quốc gia và đoàn kết dân tộc. Nhà vua và Hoàng hậu đã đi thăm tất cả 47 tỉnh thành và nhiều đảo ở vùng xa của Nhật Bản. Ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề phúc lợi, và đã đi thăm hơn 400 cơ sở phúc lợi dành cho trẻ em, người già và người khuyết tật trên khắp nước Nhật. Kể từ khi lên ngôi, Nhà vua và Hoàng hậu đã đi thăm chính thức 26 nước, trong tổng số 57 nước đã đặt chân đến.
Nhà vua và Hoàng hậu cũng sáng tác waka (một thể loại thơ cổ có xuất sứ từ Hợp tuyển thơ ca Manyoshu có từ thế kỷ VIII), một truyền thống lâu đời trong gia đình hoàng tộc. Nhà vua và Hoàng hậu lần đầu tiên cho ra mắt tập Tomoshibi (Ánh sáng) vào năm 1986, để đáp lại yêu cầu tha thiết của người dân; và tập Se-oto (Tiếng suối) được xuất bản năm 1997.
Hằng năm, noi theo gương vua cha, Nhật hoàng Showa, người đã khởi xướng việc này từ năm 2007, Nhà vua tự mình trồng và thu hoạch lúa. Hoàng hậu nuôi tằm tại trung tâm nuôi tằm Hoàng cung cùng với sự giúp đỡ của nhiều nhân lực.
Nhà vua và Hoàng hậu quan tâm rộng rãi đến những lĩnh vực nghiên cứu và văn hóa. Hàng năm, họ tham gia lễ trao giải thưởng của Viện Hàn lâm và Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Là thành viên của Hội Ngư học Nhật Bản, Nhà vua đã cho xuất bản 30 bài báo trên tạp chí của Hội từ năm 1963 đến 1989. Nhà vua rất quan tâm đến lịch sử Nhật Bản và thế giới. Theo lời đề nghị của tạp chí Khoa học xuất bản số đặc biệt năm 1992 tại Nhật Bản, Ngài đã chấp bút bài tiểu luận “Những nhà khai phá khoa học đầu tiên tại Nhật Bản” nói về lịch sử khoa học thời sơ khai ở Nhật Bản sau khi người châu Âu đến quần đảo này.
Hoàng hậu Michiko quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật và đặc biệt hiểu biết sâu sắc về văn học cổ điển Nhật Bản. Bà cũng đóng góp vào lĩnh vực dịch thuật. Bà đã dịch 80 bài thơ của Michio Mado, được biết đến là nhà thơ của thiếu nhi. Hoàng hậu rất yêu thích âm nhạc. Bà chơi piano và là người đệm đàn rất ăn ý cho Nhà vua, người chơi cello và cho Hoàng Thái tử, người chơi viola và violon. Khi có thời gian, Bà thích biểu diễn trong dàn nhạc thính phòng nhỏ với các bạn âm nhạc của Bà. Ngoài ra hai người còn rất thích chơi tennis, một môn thể theo yêu thích của Nhà vua và Hoàng hậu.
Hữu Cao
(lược thuật từ nguồn thông tin: Tập sách ảnh “Their Majesties the Emperor and Empress of Japan”, Ministry of Foreign Affairs, January 2017. Bản dịch của Ban Báo chí và Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.)
Bộ Quốc phòng vừa phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị họp bàn Kế hoạch tổ chức Tọa đàm khoa học cấp Bộ Quốc phòng kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024).
Sáng 18/10, Đoàn khảo sát của Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm đổi mới về xây dựng, phát triển văn hóa, xã hội và xây dựng con người Việt Nam do đồng chí Nguyễn Đức Hải - UVTW Đảng, Phó Chủ Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế. Tiếp và làm việc với đoàn có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTVTU, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng cùng các sở, ban, ngành liên quan.
Thường trực HĐND tỉnh vừa có thông báo về việc tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ mười bốn, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Sáng 18/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có lệnh yêu cầu tăng lưu lượng điều tiết xả lũ tại 2 hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch do mưa lớn kéo dài nhiều giờ.
Ngày 18/10, Chủ tịch UBND tỉnh có Công điện số 03/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, ngừa, ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 17/10, Bệnh viện Trung ương Huế chính thức khai trương, đưa vào hoạt động máy chụp cắt lớp vi tính (CLVT) phổ 512 lát cắt tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Trung tâm Điều trị theo yêu cầu quốc tế. Tham dự có UVBCH Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐND Tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương cùng lãnh đạo các ban ngành.
Ngày 13/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Công điện số 02/CĐ-UBND về việc chủ động phòng, ngừa, ứng phó với mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Thiết thực triển khai hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia, sáng ngày 12/10 Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Tin học Việt Nam, Phygital Labs và Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Kết nối Thực - Số tỉnh Thừa Thiên Huế với chủ đề “Chuyển đổi số, công nghệ mới hỗ trợ công tác Bảo tồn và Lễ hội”.
Sáng 12/10, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian tỉnh tổ chức Hội thảo “Phát huy giá trị văn hoá dân gian vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trong phát triển du lịch”.
Chiều ngày 09/10, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã có thông báo về việc Ứng phó với mưa lớn, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Chiều 6/10, tại số 15 Lê Lợi, phường Vĩnh Ninh, TP. Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai mạc trưng bày, niêm yết lấy ý kiến cộng đồng và cá nhân liên quan về hồ sơ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Chương trình Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2023 diễn ra từ 8h00 – 11h00, ngày Chủ nhật, 08/10/2023, được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV3). Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, chương trình sẽ được cầu truyền hình trực tiếp tại điểm cầu trường THPT chuyên Quốc Học - Huế.
Chiều ngày 03/10, UBND tỉnh tổ chức họp báo thường kỳ quý III năm 2023 để thông tin tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm; nhiệm vụ trọng tâm triển khai thực hiện những tháng cuối năm 2023.
Sáng ngày 30/9, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế (100 Phạm Văn Đồng, Tp. Huế), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Hội thao Ngành giáo dục nghề nghiệp mở rộng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.
Tối 27/9, tại Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tổ chức khai mạc Hội đèn lồng quốc tế Huế 2023 và Chương trình Đêm rằm Hoàng cung.
Sáng ngày 27/9, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Thành phố Huế đã diễn ra lễ khai mạc không gian trưng bày, sắp đặt với chủ đề “Sắc màu Rằm tháng Tám”.
Bộ Tư lệnh BĐBP tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam" nhằm thông tin, phổ biến rộng rãi, có chiều sâu những nội dung cơ bản Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết có liên quan tới các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương, các cơ quan, đơn vị trong, ngoài Quân đội.
Sáng ngày 26/9 (nhằm ngày 12/8 âm lịch), tại nhà hát Duyệt Thị Đường, Hội nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam.