Vẻ uy nghi của Nhà vua Akihito và Hoàng hậu Michiko

16:51 28/02/2017

Nhà vua Akihito (Minh Nhân) lên ngôi vào ngày 07/01/1989, là Nhà vua thứ 125 của Nhật Bản sau khi Nhà vua Hirohito (Nhật hoàng Chiêu Hòa) băng hà. 

Lễ lên ngôi của Nhà vua được tổ chức vào ngày 12/11/1990 tại Hoàng Cung với sự tham dự của đại diện đến từ 158 quốc gia gồm Người đứng đầu Hoàng gia, Nguyên thủ và hai tổ chức quốc tế.

Như đã được nêu trong Hiến pháp Nhật Bản, Nhà vua là “biểu tượng của Nhà nước và sự đoàn kết của nhân dân”, Nhà vua có được vị thế này là nhờ vào “ý nguyện của nhân dân, người thực sự có quyền lực tối thượng”.

Nhà vua Akihito ra đời vào ngày 23/12/1933, là con trai trưởng của Nhà vua Showa và Hoàng hậu Kojun. Nhà vua học tiểu học và trung học tại Gakushuin, Trường Bộ Nội chính Hoàng Gia. Năm 1952, Ngài vào học Khoa Kinh tế Chính trị, Đại học Gakushuin. Lễ thành nhân và Lễ tấn phong Hoàng Thái tử của Ngài được tổ chức cùng năm. Năm sau, Ngài thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên để tham dự lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II, Vương quốc Anh, và đi thăm nhiều nước Bắc Mỹ và Châu Âu. Năm 1956, Ngài hoàn thành chương trình giáo dục đại học.

Vào ngày 10/04/1959, Hoàng Thái tử Akihito cưới cô Michiko Shoda, con gái của một danh nhân xuất sắc.Theo Luật Hoàng Gia, Hội đồng Hoàng Gia, đứng đầu là Thủ tướng hoàn toàn hài lòng về cuộc hôn nhân của Hoàng Thái tử.

Hoàng Thái tử và Công nương trên cương vị của mình đã đi thăm 37 nước trên khắp thế giới trong hầu hết trường hợp thay mặt cho Nhà vua và Hoàng hậu. Ở các nước đến thăm, Hoàng Thái tử và Công nương đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự khiêm nhường và chân thành của mình.

Công nương Michiko sinh ngày 20/10/1934 là con gái của doanh nhân Hidesabuto và Fumiko Shoda. Gia đình Shoda xuất sắc trong cả hai lĩnh vực kinh doanh và học thuật, hai thành viên trong dòng họ đã từng được nhận Huân chương Văn hóa, huân chương cao quý nhất của Nhà vua dành cho học giả và văn nghệ sĩ.

Công nương học tiểu học tại trường Futaba. Sau đó, Bà vào học trường Trung học Thánh tâm ở Tokyo và thi đỗ vào khoa Văn học Anh, trường đại học Thánh Tâm. Bà tốt nghiệp thủ khoa vào năm 1957.

Kể từ khi lên ngôi vào năm 1989, Nhà vua cùng Hoàng hậu đã và đang thực hiện nhiều công việc chính thức liên quan đến ngôi vị của Nhà vua như một biểu tượng Quốc gia và đoàn kết dân tộc. Nhà vua và Hoàng hậu đã đi thăm tất cả 47 tỉnh thành và nhiều đảo ở vùng xa của Nhật Bản. Ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề phúc lợi, và đã đi thăm hơn 400 cơ sở phúc lợi dành cho trẻ em, người già và người khuyết tật trên khắp nước Nhật. Kể từ khi lên ngôi, Nhà vua và Hoàng hậu đã đi thăm chính thức 26 nước, trong tổng số 57 nước đã đặt chân đến.

Nhà vua và Hoàng hậu cũng sáng tác waka (một thể loại thơ cổ có xuất sứ từ Hợp tuyển thơ ca Manyoshu có từ thế kỷ VIII), một truyền thống lâu đời trong gia đình hoàng tộc. Nhà vua và Hoàng hậu lần đầu tiên cho ra mắt tập Tomoshibi (Ánh sáng) vào năm 1986, để đáp lại yêu cầu tha thiết của người dân; và tập Se-oto (Tiếng suối) được xuất bản năm 1997.

Hằng năm, noi theo gương vua cha, Nhật hoàng Showa, người đã khởi xướng việc này từ năm 2007, Nhà vua tự mình trồng và thu hoạch lúa. Hoàng hậu nuôi tằm tại trung tâm nuôi tằm Hoàng cung cùng với sự giúp đỡ của nhiều nhân lực.

Nhà vua và Hoàng hậu quan tâm rộng rãi đến những lĩnh vực nghiên cứu và văn hóa. Hàng năm, họ tham gia lễ trao giải thưởng của Viện Hàn lâm và Viện Hàn lâm Nghệ thuật Nhật Bản. Là thành viên của Hội Ngư học Nhật Bản, Nhà vua đã cho xuất bản 30 bài báo trên tạp chí của Hội từ năm 1963 đến 1989. Nhà vua rất quan tâm đến lịch sử Nhật Bản và thế giới. Theo lời đề nghị của tạp chí Khoa học xuất bản số đặc biệt năm 1992 tại Nhật Bản, Ngài đã chấp bút bài tiểu luận “Những nhà khai phá khoa học đầu tiên tại Nhật Bản” nói về lịch sử khoa học thời sơ khai ở Nhật Bản sau khi người châu Âu đến quần đảo này.

Hoàng hậu Michiko quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật và đặc biệt hiểu biết sâu sắc về văn học cổ điển Nhật Bản. Bà cũng đóng góp vào lĩnh vực dịch thuật. Bà đã dịch 80 bài thơ của Michio Mado, được biết đến là nhà thơ của thiếu nhi. Hoàng hậu rất yêu thích âm nhạc. Bà chơi piano và là người đệm đàn rất ăn ý cho Nhà vua, người chơi cello và cho Hoàng Thái tử, người chơi viola và violon. Khi có thời gian, Bà thích biểu diễn trong dàn nhạc thính phòng nhỏ với các bạn âm nhạc của Bà. Ngoài ra hai người còn rất thích chơi tennis, một môn thể theo yêu thích của Nhà vua và Hoàng hậu.

Hữu Cao

(lược thuật từ nguồn thông tin: Tập sách ảnh “Their Majesties the Emperor and Empress of Japan”, Ministry of Foreign Affairs, January 2017. Bản dịch của Ban Báo chí và Văn hóa, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam.)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

  • Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.

  • Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).

  • Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.

  • Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.

  • Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.

  • Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật

  • Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.

  • Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.

  • Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.

  • Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.

  • Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.

  • Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.

  • Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

  • Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.