Nhà thơ Andrey Dementiev
Nếu xét đoán tình trạng ứ đọng của các tập thơ tại các hiệu sách thì có thể rút ra kết luận rằng, thơ của chúng ta đang rơi vào khủng hoảng. Nhưng tất cả đều có tính tương đối, bởi vì một loại sách này không thể mua được thì loại kia cũng không thể bán được. Vấn đề lại chính là thơ ra làm sao? Và câu chuyện bây giờ đúng là thơ trẻ tồn tại như thế nào? Tôi nói - tồn tại, bởi vì nhiều người trong số các nhà thơ trẻ được dựng lên và được xuất bản là không thể và không cần tồn tại. Trong những năm gần đây, tôi cảm thấy rằng chúng ta quá lý thuyết hóa thơ trẻ. Những cuộc trao đổi của chúng ta về thơ trẻ gợi tôi nhớ đến chiều dài bất tận của loại bít-tất ống cao mà chúng ta cùng đan với những chiếc kim đan quen tay được giả định trong cùng một tiến độ. Và để dễ được việc, chúng ta cố sắp chúng theo hàng ngang. Những thế hệ hàng ngang - có vẻ như là một thế hệ, điều đó không hề là một cái gì trung tính, ngưng đọng, ăn cánh. Có thể các nhà phê bình không ủng hộ tôi, nhưng dù sao tôi vẫn nói rằng đằng sau khái niệm “thế hệ” thường khi chúng ta đã che lấp đi những thiếu sót riêng và những số phận cá nhân của những nhà thơ trẻ. Nhưng ai cũng biết rằng trong nghệ thuật nhân cách quyết định tất cả. Thế hệ trận mạc gọi như thế trước hết là ở nét chung của số phận đã xác định nên có tính sáng tạo, chứ không hề là sự trùng hợp tình cờ các lứa tuổi. Chi-út-tsép trẻ hơn Puskin bốn tuổi, tức là cả hai đều cùng một thế hệ. Nhưng không ai nghĩ đến việc tập hợp một cách cố định họ trong cùng một khái niệm thế hệ, kể cả những người cùng tuổi nổi tiếng khác. Đấy là những tên tuổi - Puskin, Ba-ra-tưn-xki, Chi-út-tsép … Những tên tuổi! Đáng tiếc thơ trẻ hôm nay còn ít tên mà nhiều họ. Thế mà chúng ta lại ghép họ lại trong một băng đạn, một binh đội, che họ dưới một “mái nhà”, “xếp lớp” một cách giả tạo những nhà thơ trẻ lứa tuổi khác nhau, đôi khi cách nhau đến 10 tuổi. Ngay cả cuộc tranh cãi về tính phức hợp và giản dị của sự tự biểu hiện nghệ thuật, theo tôi, trong điều kiện của thế giới hôm nay, khi con người không xích lại trong cuộc sống, mà cho đến chết vẫn còn là hai lực lượng đối kháng - lực lượng của lòng tốt và chủ nghĩa nhân đạo với lực lượng của tàn bạo và ngu dân, thì sự tranh cãi như thế, tôi nhắc lại, là xa rời với nhiệm vụ chính yếu của thời đại. Có ai đó trong các bậc vĩ nhân đã nói rằng vật chất tồn tại phức hợp còn tư duy về vật chất cần phải giản dị. Nhưng sự phức hợp thi ca đó là sự tổng hợp thẩm mỹ những phẩm chất tinh thần của người sáng tạo, trước hết đó chính là sự biểu hiện của nhân cách, chứ không phải là sự bộc lộ khả năng thích ứng với thời điểm. Đáng tiếc, trong nhiều người được gọi là thơ ca thức hợp lại không thấy rõ mặt nhân cách. Khi đó sự thuyết lý, sự đàm luận khó hiểu về những lẽ thường tình sẽ giống như trò chơi “cờ vua bị buộc đánh theo kiểu cờ nhảy”. Khoa học khi thâm nhập vào những vấn đề của thi ca đã không dự đoán được những phương pháp nhận thức thế giới và cuộc sống của nó đã lan tới những ẩn dụ một cách máy móc. Tôi đọc những bài thơ tài tử khó hiểu về vũ trụ làm gì khi tôi có thể đọc được điều đó trong khoa học hay tệ ra trong các tài liệu phổ thông? Không ít khi những toan tính chân thành của nhà thơ trẻ mong muốn đi kịp bước đi thời đại đã giết chết sự khởi đầu sáng tạo trong họ, bởi vì tầm vóc nhỏ bé của nhân cách họ không nhào trộn được “chất liệu”. Và khi đó hình tượng nghệ thuật, lẽ ra phải là pháo sáng soi chiếu con đường đi tới cái bản chất, thì lại trở thành bảng chỉ đường mà trên đó thật khó nhận ra được một cái gì trong bóng tối của ngôi nhà thi ca. Một nhà thơ phát biểu giản dị hay phức tạp về những gì anh ta có trong tâm hồn, đối với tôi, trong tư cách người đọc đằng nào cũng được. Vâng có lẽ là tôi đã không nhận ra (tất nhiên, nếu đó không phải là một xê-mi-na thơ, nơi cần nhận rõ tất cả mọi điều ở người làm thơ trẻ), tôi đã không nhận ra cái điều, bằng con đường nào - phức hợp hay giản dị - nhà thơ có khả năng làm tôi xúc động với tai họa, nỗi khao khát, niềm vui của mình, những điều mà sau khi gặp gỡ với nhà thơ cũng trở thành của chính tôi. Vâng, dĩ nhiên, chúng ta không cắt đứt giữa việc nói cái gì với nói như thế nào trong thơ. Nhưng từ bao đời mặt thứ hai cũng được hiểu ngầm là các giải pháp thi ca, khám phá nghệ thuật và đương nhiên, là tài năng thơ, chứ không tách ra khỏi nguyện vọng. Vào bất cứ thời buổi nào cũng có một lần vang lên câu nói “Ê ông vua này ở truồng!”, câu nói mà đôi khi chúng ta ngại nhớ đến, dù đối với ai đó việc “ở truồng” tuyệt nhiên không đáng xấu hổ, bởi vì họ đang tuổi nằm nôi, nhưng với cái nhìn nghiêm túc chúng ta cần xem xét cái tã lót thi ca, thì dường như ở đấy chẳng hề có một cái gì đặc sắc được phác họa. Cái kém cỏi cũng đã trở nên bình thường đối với các nhà phê bình, còn đối với những bài thơ khó hiểu thì người ta thốt lên những câu nói thiêng liêng: “Có thể tiếp cận với tác phẩm ấy theo một cách nào đó”. Và sự thâm thúy còn đi xa tới chỗ dường như chính là ở cái nhìn kỳ quặc, là sự khác thường trong biểu hiện v.v… Tôi cho rằng muốn có được một sức mạnh đầy đủ, cần phải đưa trí tuệ và tâm hồn vào các công trình thơ ca mà chúng ta đang đề cập. Nhưng với một điều kiện: tất cả đều phải cân bằng cả trí tuệ và tâm hồn, ngay cả tác giả cũng như vậy. Thế mà không ít khi thơ trẻ giống như sự hứa hẹn hay ho của một mạch vàng mà đi vào kiểm tra thì hóa ra chỉ là đất đá trống rỗng. Độc giả thân mến, có khi nào đó bạn đã thử kể lại một bài thơ không? Có lẽ cũng là điều cần thiết đấy. Bạn hãy chú ý - bạn không thể kể lại nhạc điệu của bài thơ, cảm xúc của bài thơ. Nhưng ý tưởng thi ca thì luôn luôn có thể kể lại được. Pôn Va-lê-ri đã nhận ra điều đó rất chính xác: “Ý tưởng thi ca phải làm sao để về sau có thể kể lại bằng văn xuôi, nó còn làm rạng rỡ bài thơ hơn nhiều”. Còn nếu không có cái gì để kể lại?... Thời đại không đòi hỏi ở một nhà thơ trẻ một sự cố tình phức tạp hóa, mà đi sâu vào cội rễ sự vật, chỉ bằng sức mạnh đó mới trang bị cho con người những vũ khí tri thức hiện đại. Nhưng đi sâu vào bản chất sự vật, tiến vào đáy sâu vũ trụ cũng chỉ mới phần nửa công việc. Cần phải tìm thấy những sức mạnh nâng đỡ tâm hồn người đọc, nói một cách có hình ảnh, phải tỏa sáng sức nặng tâm hồn mình, để chúng ta có thể nhìn thấy và đánh giá nó. Đánh giá… Ai đó từng nói rất hay về bản chất sáng tạo: “Tôi đào đường hầm từ hai phía. Nếu tôi không phạm sai sót - con đường sẽ nối lại”. Thế mà để đào được từ hai phía tuổi trẻ thường lại không đủ kỹ năng. N.K.Đ dịch (15/10-85) |
ĐỖ LAI THÚYHòn đất cũng biết nói năng(Nhại ca dao)
HOÀNG CẦMĐang những ngày hè oi ả, mệt lử người thì anh ấy mời tôi viết Bạt cho tập thơ sắp muốn in ra. Ai đời viết bạt cho tác phẩm người khác lại phải dành trang giấy đầu tiên để viết về mình? Người ta sẽ bảo ông này kiêu kỳ hay hợm hĩnh chăng? Nhưng cái anh thi sỹ tác giả tập thơ thì lại bảo: Xin ông cứ viết cho, dẫu là bạt tử, bạt mạng, thậm chí có làm bạt vía ai cũng được - Chết, chết! Tôi có thể viết bạt mạng chứ sức mấy mà làm bạt vía ai được.
ĐẶNG ANH ĐÀOTrong tác phẩm nghệ thuật, phân biệt thật rạch ròi cái gì là ý thức, sáng suốt, tự giác với cái gì vô ý thức, tự phát, cảm tính không phải là điều đơn giản. Ngay cả những nhà văn lãng mạn như Huygô, nhiều lúc sử dụng nhân vật chính diện như những cái loa phát biểu lý tưởng của mình, thế mà đã có lúc Kessler bịt miệng lại không cho tán tụng nhân vật Côdet và mắng rằng: Huygô anh chả hiểu gì về tác phẩm ấy hết", đồng thời tuyên bố rằng ông còn thích Epônin gấp bội lần "Côdet, cô nàng điệu đàng đã tư sản hóa ấy".
ĐỖ ĐỨC HIỂU…Với tôi, Balzac là Tiểu thuyết, và Tiểu thuyết là Balzac, - tiểu thuyết Balzac là "tiểu thuyết tuyệt đối", tức là nó biểu hiện tất cả sức mạnh sáng tạo của ông, tất cả cái "lực" của ý thức và tâm linh, của khoa học và tôn giáo, từ cấu trúc truyện và thời - không gian (chronotope), đến cấu trúc nhân vật, tất cả phối âm, tương ứng với nhau thành một dàn nhạc hoàn chỉnh…
HỮU ĐẠTKhông phải ngẫu nhiên, Trần Đăng Khoa lại kết thúc bài viết về Phù Thăng một câu văn rất là trăn trở: "Bất giác... Tôi nắm chặt bàn tay gầy guộc của Phù Thăng, lòng mơ hồ rờn rợn. Chỉ sợ ở một xó xỉnh nào đó, sau lùm cây tối sầm kia, lại bất ngờ cất lên một tiếng gà gáy..." Ta thấy, sau cái vẻ tếu táo bên ngoài kia lắng xuống một cái gì. Đó là điểm gợi lên ở suy nghĩ người đọc.
HÀ QUANG MINHTôi không muốn chỉ bàn tới cuốn sách của ông Khoa mà thôi. Tôi chỉ coi đó là một cái cớ để bàn luận về nền văn học nước nhà hiện nay. Là một người yêu văn học, nhiều khi tôi muốn quên đi nhưng vô tình vấn đề nẩy sinh TỪ "CHÂN DUNG VÀ ĐỐI THOẠI" đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly và lôi tuột cái nỗi đau mà tôi muốn phớt lờ ấy. Phải, tôi thấy đau lắm chứ. Bởi lẽ ai có ngờ mảnh đất trong sáng mang tên văn học sao giờ đây lại ô nhiễm đến thế.
HOÀNG NGỌC HIẾN(góp phần định nghĩa minh triết) (tiếp Sông Hương số 248)
Việc giải quyết thành công mối quan hệ giữa tính dân tộc và tính hiện đại đã hình thành ra các trường phái âm nhạc như: âm nhạc Nga, Pháp, Mỹ, Trung Hoa . . .
Phê bình thi pháp học đã mang đến sức sống mới cho phê bình văn học Việt Nam. Một số nhà nghiên cứu cho rằng thi pháp học là phương pháp minh chứng cho thành quả thay đổi hệ hình nghiên cứu trong phê bình văn học.
Hiện nay trên thế giới, quan niệm về Nghệ thuật tạo hình, Nghệ thuật thị giác và Mỹ thuật mang ý nghĩa gần giống nhau. Nó bao gồm: hội họa, đồ họa, kiến trúc, điêu khắc, trang trí ứng dụng, video clip, sắp đặt v.v..Loại hình nghệ thuật này luôn xuất hiện bằng những hình ảnh (image) thu hút mắt nhìn và ngày càng mở rộng quan niệm, phương thức biểu hiện cũng như khai thác chất liệu. Tuy nhiên, để hiểu thế nào là nghệ thuật trong tranh, hoặc vẻ đẹp của một công trình nghệ thuật còn là câu hỏi đặt ra với nhiều người.
HÀ VĂN LƯỠNGPuskin không chỉ là nhà thơ Nga vĩ đại, nhà viết kịch có tiếng mà còn là nhà cải cách văn học lớn. Là người “khởi đầu của mọi khởi đầu” (M. Gorki) Puskin bước vào lĩnh vực văn xuôi với tư cách là một người cách tân trong văn học Nga những năm đầu thế kỷ. Những tác phẩm văn xuôi của ông đã đặt cơ sở vững chắc cho văn xuôi hiện thực và sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga, góp phần khẳng định những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc.
ĐẶNG VIỆT BÍCHGần đây trên tuần báo Văn Nghệ đã có bài viết bàn về vấn đề đào tạo "Văn hóa học", nhân dịp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra nghị quyết V về xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
PHAN TUẤN ANH “Cuộc nói chuyện của chúng ta đã cho tôi thấy rằng hết thảy những gì liên quan đến bản chất của ngôn ngữ mới ít được nghĩ đến làm sao” (Martin Heidegger)
TRẦN ĐÌNH SỬVăn học sáng tác là nhằm để cho người đọc tiếp nhận. Nhưng thực tế là người đọc tiếp nhận rất khác nhau. Lý luận tiếp nhận truyền thống giải thích là do người đọc không sành.
NGUYỄN THANH HÙNGVăn học là cuộc sống. Quan niệm như vậy là chẳng cần phải nói gì thêm cho sâu sắc để rồi cứ sống, cứ viết, cứ đọc và xa dần mãi bản thân văn học.
LTS: Cuộc tranh luận giữa hai luồng ý kiến về nhân vật lịch sử Nguyễn Hiển Dĩnh, một mệnh quan triều đình Huế có công hay có tội vẫn chưa thuyết phục được nhau.Vấn đề này, Tòa soạn chúng tôi cũng chỉ biết... nhờ ông Khổng Tử "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả" (biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, ấy là biết). Vậy nên bài viết sau đây của nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Đắc Xuân, chúng tôi xin đăng nguyên văn, tác giả phải gánh trọn trách nhiệm về độ chính xác, về tính khoa học của văn bản.Mong các nhà nghiên cứu, cùng bạn đọc quan tâm tham gia trao đổi tiếp.
NGUYỄN ĐẮC XUÂNNăm 1998, Thành phố Đà Nẵng dự định lấy tên nhà soạn tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đặt cho con đường mới song song với đường 2 tháng 9 và đường Núi Thành. Nhưng sau đó qua một số tin bài của tôi đăng trên báo Lao Động nêu lên những điểm chưa rõ ràng trong tiểu sử của ông Nguyễn Hiển Dĩnh, UBND Thành phố Đà Nẵng thấy có một cái gì chưa ổn trong tiểu sử của Nguyễn Hiển Dĩnh nên đã thống nhất rút tên ông ra khỏi danh sách danh nhân dùng để đặt tên đường phố lần ấy. Như thế mọi việc đã tạm ổn.
Vừa qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân có viết một loạt bài về ông Nguyễn Hiển Dĩnh - một quan lại triều nguyễn, nhà soạn tuồng nổi tiếng Quảng Nam. Qua thư tịch, anh chứng minh Nguyễn Hiển Dĩnh tuy có đóng góp cho nghệ thuật tuồng cổ nhưng những hành vi tiếp tay cho Pháp đàn áp các phong trào yêu nước ở Quảng Nam quá nặng nề nên không thể tôn xưng Nguyễn Hiển Dĩnh là danh nhân văn hoá của việt Nam như Viện Sân khấu và ngành văn hoá ở Quảng Nam Đà Nẵng đã làm. Qua các bài viết của Nguyễn Đắc Xuân có những vấn đề lâu nay ngành văn hoá lịch sử chưa chú ý đến. nhà báo Bùi Ngọc Quỳnh đã có cuộc đối thoại lý thú với anh về những vấn đề nầy.
ĐỖ NGỌC YÊNVào những năm 70 của thế kỷ, ở nhiều nước phương Tây tràn ngập không khí của cuộc khủng hoảng gia đình, làm cho nhiều người rất lo ngại. Một số kẻ cực đoan chủ trương xóa bỏ hình mẫu gia đình truyền thống. Nhưng cái khó đối với họ không phải là việc từ bỏ hình mẫu gia đình cũ - mặc dù trên thực tế việc làm đó không phải dễ - mà vấn đề đâu là hình mẫu gia đình mới.
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH Phóng sự điều tra