Về tập sách "Thừa Thiên Huế trong cơn Đại hồng thủy 1999"

09:59 15/03/2010
THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

Thoạt đầu, những người làm báo, với thiên chức nghề nghiệp, họ đã xông xáo, đã "đồng hành" với cơn lũ để ghi lại những gì tai nghe mắt thấy. Dù kịp thời, dù sinh động nhưng những cảm xúc "tươi sống" về cơn lũ qua kênh báo chí cũng chỉ mang tính thời sự và nhất thời giống như con thuyền đi qua sông không để lại dấu vết. Bởi vậy, tiếp đó, lại đến lượt cần những người làm sách, làm sử ra tay "truy cập" phần cốt lõi của vấn đề vào bộ nhớ thời gian. Việc làm sách thời buổi nhiều "nhạy cảm" này cũng thật nhiêu khê, nhiễu sự. Người vô tư, kẻ cơ hội đều có thể nhảy ra "lái sách" theo theo mục đích, ý đồ của mình...

Song, dù sao thì cuối cùng, cái gì hợp lý sẽ tồn tại và cuốn sách "Thừa Thiên Huế - Cơn đại hồng thủy 1999" do tạp chí Sông Hương và Sở Văn hóa Thông tin phối hợp biên soạn đã ra đời. Đây là một công trình có chiều kích, có qui mô đáng kể về hình thức lẫn nội dung. Với sự tham gia của trên 100 tác giả gồm các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh từ Trung ương đến địa phương, tập sách đã phản ánh được một phần không khí và những diễn biến về cơn lũ. Gần 60 bài bút ký, ghi chép, trên 50 bức ảnh và mảng sáng tác gồm 12 bài thơ cùng với 4 ca khúc đã nâng độ dày tập sách lên trên 350 trang in khổ 16 x 24. Kết cấu tập sách cũng phân ra từng mảng như hiện trạng cơn lũ, tình người trong cơn lũ, khắc phục hậu quả sau lũ...

Điều đáng tiếc là tập sách đã không làm được những điêù như tiêu chí của nó được nêu ra từ đầu. Tiêu chí ấy là gì? Khi ý tưởng làm sách tư liệu về cơn lũ giữa tạp chí Sông Hương và Sở Văn hóa Thông tin vừa gặp nhau thì cũng là lúc tạp chí Huế Xưa và nay "dâng sớ" lên tỉnh xin xuất bản một ấn phẩm tương tự. Ở đây, điều này cũng đúng như người đời từng kháo là những tư tưởng vĩ đại gặp nhau! Song, không tiện và không nên cùng một lúc, lại là lúc khó khăn hoạn nạn, nhà nước và nhân dân lại phải bỏ tiền ra in 2 cuốn sách trùng lặp nhau về những thông tin nguội. Vậy nên tỉnh đã kịp thời chỉ đạo cuốn sách do tạp chí Sông Hương và Sở văn hóa Thông tin hợp tác phải là cuốn sách sáng tác mang đặc trưng ngôn ngữ văn học, ngôn ngư hình tượng. Cũng có nghĩa là những gì thuộc về sự kiện, ngôn ngữ sự kiện thì để cho tạp chí Huế xưa và nay làm. Về tiền bạc, tỉnh cũng đã đầu tư cho cuốn sách sáng tác gấp rưởi cuốn sách sưu tầm. Vậy là "lãnh địa" và tiêu chí của mỗi quyển sách đều rõ ràng. Nhưng do điều kiện thời gian eo hẹp, gấp gáp nên rốt cục, cuốn sách do Tạp chí Sông Hương và Sở văn hóa thông tin cùng đứng tên xuất bản đã không làm được như nói. Đứng về quan niệm làm sách mà xét thì cả tập sách chỉ được một số ít bài phù hợp, viết nghiêm túc, công phu, mang dáng dấp cấu trúc tác phẩm. Còn lại phần lớn là "mì ăn liền", viết rời rạc, dễ dãi. Trên 90% bài vở được dùng lại từ những bài báo đã in rải rác đây đó. Nếu nói về giá trị tư liệu thì cuốn sách này còn thiếu mà nói nói về giá trị nghệ thuật thì cuốn sách lại chưa đạt.

Tuy không được như mong muốn nhưng dù sao thì trong điều kiện cụ thể này, có vẫn hơn không và cuốn sách cũng đã được "trình làng". Tùy cơ duyên, tùy mức độ, nó vẫn có thể có ích cho một ai đó, một lúc nào đó.`

T.T
(133/03-2000)



 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHẠM PHÚ PHONG

    Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.

  • HỒ THẾ HÀ

    Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.

  • LÝ HOÀI THU    

    Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi. 

  • PHAN TRỌNG HOÀNG LINH  

    Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO

    • Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.

  • PHẠM XUÂN DŨNG

    Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.

  • TRẦN THÙY MAI  

    Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!

  • NGUYỄN QUANG THIỀU  

    Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.

  • VŨ VĂN     

    Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.

  • ĐỖ QUYÊN  

    1.
    Du Tử Lê
    thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ    

    (Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)

  • LƯU KHÁNH THƠ   

    Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.

  • PHẠM PHÚ PHONG    

    Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.

  • HOÀNG THỤY ANH

    “Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.

  • ĐÔNG HÀ

    Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.

  • NGUYỄN QUANG THIỀU

    Khi đọc xong bản thảo trường ca Nàng, quả thực trước đó tôi không hình dung có một trường ca như vậy được viết trong thời đại hiện nay.

  • TRẦN HỒ  

    Lần đầu tiên Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật, với chủ đề “Công an Thừa Thiên Huế - Vì bình yên cuộc sống” chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Ngày truyền thống lực lương CAND Việt Nam (19/8/1945 - 19/8/2019).