Về hai câu thơ trong Truyện Kiều

15:04 01/07/2009
LÊ XUÂN LÍTHỏi: Mã Giám Sinh sau khi mua được Kiều, Mã phải đưa Kiều đi ròng rã một tháng tròn mới đến Lâm Tri, nơi Tú Bà đang chờ đợi. Trên đường, Mã đâm thèm muốn chuyện “nước trước bẻ hoa”. Hắn nghĩ ra đủ mưu mẹo, lí lẽ và hắn đâm liều, Nguyễn Du viết:              Đào tiên đã bén tay phàm              Thì vin cành quít, cho cam sự đờiĐào tiên ở đây là quả cây đào. Sao câu dưới lại vin cành quít? Nguyễn Du có lẩm cẩm không?

(Ảnh: Internet)

Đáp: Đọc Kiều như bạn cũng ở độ tinh rồi đấy. Chi tiết này chính nhà thơ Tản Đà cũng đã phát hiện: Đã nói đào tiên thì phải viết tiếp câu sau là: vin cành đào mới hợp lí sao lại vin cành quít?

Có hai cách lí giải câu thơ này.

Cách thứ nhất: Hiểu hai câu thơ liền một mạch, tức Mã Giám Sinh thấy quả đào ngon, hấp dẫn, cầm lòng không đặng, mà tay đã vin cành (việc đã quá dễ, đã có thời cơ), thôi thì cũng liều cho sướng cái sự đời.

Hiểu theo cách này, theo Tản Đà, câu dưới phải viết: Thì vin cành đào... mới "xuôi nghĩa". Nhưng chữ đào là "vần bằng" đành thế từ khác. Câu trên đã ra vận phàm (bén tay phàm) chọn chữ cam cho câu dưới là đắc ý rồi. Chữ cam vừa đúng vần, vừa đa nghĩa: cam ngon ngọt, cam chịu hay thoả lòng... Được một chữ cam, thế còn chữ thứ tư dòng thơ tám chữ này? Thôi thì cam đi liền với quít (quít làm cam chịu - TN). Thi sĩ Tản Đà cho rằng: "trong khi quẫn bách về một chữ, mà lại tiếc cái bóng bẩy của một câu, tác giả mới đem chữ quít đặt tạm vào đó để thế nghĩa chữ đào... Sự đặt tạm ấy rồi sau cùng không thể thay thế được, tác giả đành cứ để luôn, nhất là hay, nhị là dở, phần nhận nghĩa phó mặc người xem văn... Nay ta đọc đến câu này, biết đó là chữ quít, mà cứ nhận nghĩa cho nó là chữ đào, ấy là tri kỉ của tác giả".

Cách hiểu thứ hai: Tách nghĩa hai câu thành hai ý riêng biệt. Đào tiên đã bén tay phàm là một chuyện. Người xưa cho rằng; đào tiên quí lắm, ai ăn được sẽ sống mãi. Tất nhiên gã Mã Giám Sinh chẳng nghĩ gì đến chuyện sống lâu. Chắc Mã nghĩ: đào tiên quí hiếm, đẹp đẽ, hấp dẫn thế, nay ta là kẻ phàm phu tục tử mà cũng được hưởng...

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du hay nói đến đào tiên, đào non, yêu đào, đào nguyên... vừa có ý nói đến chuyện của lạ đã nói ở trên vừa là thi tứ trong Kinh thi: đào, chỉ người con gái đi lấy chồng (Đào chi yêu yêu/ Chước chước kì hoa/ Chi tử vu qui/ Nghi kỳ thất gia (cây đào xanh non mơn mởn, hoa nở đỏ hồng. Cô kia về nhà chồng, hoà thuận yên ấm...) - bài Đào yêu).

Thì vin cành quít cho cam sự đời: Hai ông Bùi Kỉ và Trần Trọng Kim thì cho rằng: Câu thơ này lấy ý trong thơ xưa "Lão nhân du hí như đồng tử, bất chiết mai chi chiết quất chi" (Người già chơi như trẻ con, không bẻ cành mai, lại bẻ cành quít). Ý muốn nói: Đáng lẽ làm việc này lại đi làm việc khác. Mã mua Kiều để kiếm lời mà ăn lại nghĩ đến chuyện ong bướm lả lơi!

Như vậy, liên kết hai câu lại có thể hiểu: cô Kiều quí - đẹp thế, nay vì việc đi lấy chồng mà ta (MSG) được gần gụi. Thôi đành gác lại chuyện làm ăn, hãy hưởng lộc đã.

Dẫu hiểu theo nghĩa nào cũng bộc lộ tâm trạng khát khao, tận hưởng của hiếm trên đời ở Mã Giám Sinh.

Hiểu câu chữ Truyện Kiều, không ai dám quyết đoán. Vì vậy tôi đã dông dài mấy ý. Mong được gặp bạn, cùng nhau đàm đạo.

L.X.L
(179-180/01&02-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • THÁI PHAN VÀNG ANH    

    Trong tiểu thuyết Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà từng giễu kiểu người sính chức danh với cacvidit dài dằng dặc những nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà nghệ thuật học…, rằng: “nhiều nhà như thế đáng nhẽ phải gọi là phố”.

  • PHAN NGỌC

    Tôi kể dưới đây những điều mắt thấy tai nghe. Nó là bình thường đối với thế hệ những người 65 tuổi trở lên nhưng có thể có ích đối với các bạn trẻ mà giai đoạn này đã diễn ra trước khi các bạn ra đời. Cho phép tôi nói một vài sự kiện có tính chất tiểu sử mặc dầu tôi không xem việc kể chuyện gia đình là quan trọng.

  • PHAN ĐÌNH DŨNG

    1. Có thể tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIV qua một số phương diện tiêu biểu như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật hay hình tượng (con người, thiên nhiên, không/thời gian nghệ thuật), thể thơ, kết cấu, cách miêu tả thể hiện, giọng điệu… Đây là cách nghiên cứu “diện”.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    Tự Lực văn đoàn đã khởi sự hoạt động báo chí và văn chương của mình trong một thời điểm chứa đầy cơ hội và thách thức.

  • NGUYỄN MẠNH TIẾN    

    Sự tương hợp của những môtip truyện họ Hồng Bàng hay con rồng cháu tiên [viết tắt: rồng tiên] được chuẩn hóa như huyền thoại quốc gia bắt đầu từ trong truyền thống Ngoại kỷ của Toàn thư người Việt với vũ trụ luận Mường, Thái là một chủ đề thú vị.

  • Kỷ niệm 88 năm báo Phong hóa (7/1932 - 7/2020) và Tự Lực văn đoàn

    PHẠM PHÚ PHONG

    Nhất Linh là một kiểu mẫu hoàn hảo của trí thức Việt Nam, có thêm một cái gì rắn rỏi và thẳng thắn, rất hiếm có.                                                                                   (Sainteny)

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG     

            (Gởi Hoàng Thị Hạnh)

  • MAURICE BLANCHOT    

    Có lẽ Kafka muốn tiêu hủy tác phẩm của mình, vì chúng dường như với nhà văn tất sẽ làm tăng lên sự hiểu nhầm chung.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN

    Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...

  • TRẦN NGỌC HIẾU    

    Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đã được thừa nhận ở nhiều khía cạnh như quan niệm về con người, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật...

  • THANH NGÂN  

    Kết cấu vừa là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, vừa là phương tiện khái quát nghệ thuật. Cho nên, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khái quát và thể hiện tư tưởng - cảm xúc của tác phẩm văn học nói chung. Khi đánh giá kết cấu tác phẩm không phải chỉ xét nó dưới sự hài hòa, cân đối của nội dung.

  • MAI VĂN HOAN  

    Số người biết về Nguyễn Hành hiện nay rất ít. Tôi có hỏi một vài người quan tâm đến văn chương, các vị ấy đều không hề biết Nguyễn Hành là ai.

  • PAUL DE MAN  

    Phát hiện khá muộn màng về tác phẩm của Georg Lukács ở phương Tây và gần đây nhất, ở đất nước này, đã có xu hướng cô đặc lại quan niệm về sự chia rẽ rất sâu sắc giữa Lukács thời kỳ đầu phi Mác-xít và Lukács thời kỳ sau theo Mác-xít.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    1. Không đơn thuần là “mô phỏng”/ “phản ánh”, một kiểu “chủ nghĩa đề tài” quen thuộc trong văn học về chiến tranh và cách mạng, văn học Việt Nam đương đại đã trực tiếp tham dự vào quá trình kiến tạo diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ

    Từ khi có bài báo ngắn Dân là gốc hay lấy dân làm gốc của Văn Như Cương (Văn nghệ số 48-1988), một số bạn đã viết bài bàn lại, nói chung cho rằng nói "Lấy dân làm gốc" vẫn không mất ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tôi cũng tán thành với các ý kiến đó, mặc dầu tôi vẫn cho rằng dịch "dân là gốc" như anh Cương bàn cũng đúng.

  • NGUYỄN VĂN HÙNG    

    Chuột là loài vật luôn hiện hữu trong cuộc sống con người, bao gồm cả đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần.

  • YẾN THANH  

    Đối với mỗi người Việt Nam, chuột là một “người hàng xóm” tự nhiên quen thuộc. Thật ra, trong lịch sử của loài người, có lẽ không loài động vật nào gắn bó tự nhiên với chúng ta hơn loài chuột.