Về Giải thưởng Nobel Văn chương 1985

09:06 08/09/2011
BỬU Ý Tháng 11-1985, Viện Hàn lâm Thụy Điển quyết định trao giải thưởng Nobel cho Claude Simon, nhà văn Pháp theo trường phái mệnh danh là tiểu thuyết mới quy tụ những tên tuổi khác như A-lanh Ro-bơ Gri-dê (Alain Robbe-Grillet - người chủ xướng và lập thuyết), Na-ta-li Xa-rốt (Nathalie Sarraute), Mi-sen Buy-to (Michel Butor), Ro-ber Panh-Jê (Robert Pinget) v.v…

Nhà văn Claude Simon - Ảnh: TL

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]

Claude Simon sinh năm 1913 ở Ma-đa-ga-xca, sống xa rời xã hội, tránh né nhà báo.

Như ta biết, Tiểu Thuyết Mới là trường phái chủ tâm từ chối (không thừa nhận chủ đề của tiểu thuyết, không cần cốt chuyện, không có nhân vật, coi nhẹ văn phong, phế bỏ tình tiết, bất chấp thời gian, không gian vật lý…) và muốn tạo ra một nhãn quan về thế giới có tính chất hiện tượng (nhìn đời ở bề mặt mà thôi), vật thể, trong thế giới đó vật thể sẽ hiện diện khách quan, và khách quan đến độ tạo thành một khối sức mạnh dần dà tách biệt với con người và đồng thời khiến con người phải thừa nhận nó. Nhãn quan này tương ứng với thời kỳ sản xuất tư bản có tổ chức, có kế hoạch trong đó đồ vật, từ chức năng phục vụ đời sống con người, dần trở nên lấn át con người và bắt con người cuối cùng tôn sùng nó. Và cũng trong nhãn quan này, thế giới con người phải chịu phận bị "đồ vật hóa" và bị phế bỏ.

Cũng như trước đây Sartre một mực bênh vực rằng chủ nghĩa hiện sinh là một nền nhân bản mới, thì Tiểu Thuyết Mới cũng tự cho rằng nó cũng xây đắp một nền nhân bản hiện tượng giúp con người thích nghi trở lại vào thế giới, đồng thời nhìn nhận địa vị của con người và đồ vật một cách khác, một cách khách quan hơn. Nhưng cả hai nền nhân bản này - nếu quả đó là nhân bản - hiển nhiên là những nền nhân bản "Tây phương" khô cằn, bế tắc, bi quan, ngược lại với hy vọng và mơ ước của con người.

[if gte mso 9]> Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 <![endif][if gte mso 9]> <![endif][if gte mso 10]> <![endif]Các nhà văn trường phái Tiểu Thuyết Mới: (Từ trái sang) Alain Robbe-Grillet, Claude Simon, Claude Mauriac, Jérôme Lindon, Robert Pinget, Samuel Beckett, Nathalie Sarraute, Claude Ollier - Ảnh:digischool.nl

Bởi vậy, ta không ngạc nhiên khi nghe Claude Simon đã từng tuyên bố không có cái gọi là hiện thực xã hội, cũng không có hiện thực văn học, mà chỉ có cái hiện thực của chữ viết.

Và để trả lời câu hỏi: nhà văn và tác phẩm đóng góp vào chủ nghĩa nhân bản như thế nào, thì ông trả lời: Tiểu thuyết chỉ giúp thế giới cải đổi chừng nào nó đem lại những tìm kiếm mới mẻ mà thôi.

Nhưng ta vẫn ngạc nhiên vì sự chọn lựa của giải thưởng Nobel như giải này đã từng gây những ngạc nhiên khác trong lịch sử chấm giải của nó. Nó đã từng bỏ sót những tài năng như Íp-xen, Xtrinh-ber, Tôn-xtôi, đã từng thiên vị khi nhìn ra đến 13 nhà văn Bắc Âu xứng đáng được giải, đã từng trớ trêu khi tuyển chọn những nhà văn Liên Xô không thích đáng, đã từng đăng quang cho một vài tên tuổi không quen thuộc lắm, và cũng đã từng bị người "được quàng hoa" từ chối…

Vẫn biết Claude Simon, ngay từ năm 1984, đã là ứng cử viên của giải, dư luận vẫn không vì thế mà kém ngạc nhiên. Bởi lẽ: Claude Simon, ngay ở tại nước Pháp, cũng không được nhắc nhở đến nhiều cho bằng những tên tuổi khác trong cùng một trường phái, như: A-lanh Ro-bơ Gri-dê, Na-ta-li Xa-rốt và Mi-sen Buy-to; thứ nữa, là: nếu đề cao Xi-mông bây giờ, tức là đề cao Tiểu Thuyết Mới luôn nữa, thì là một việc làm khá chậm trễ, vì thịnh thời của Tiểu Thuyết Mới là thập niên 50, và những tác phẩm nổi bật hơn cả của Xi-mông đều ra đời vào những năm ấy, như: Gió (1957), Ngọn cỏ (1958) và nhất là Con đường miền Flăng-đrơ (1960, tác phẩm này suýt được giải thưởng văn chương lớn nhất của Pháp là giải Gông-cua năm này).

Tóm lại, giải thưởng Nobel văn chương 1985 vẫn còn chứa nhiều ẩn số, chưa thuyết phục được dư luận một cách khả quan. Hoặc, ta xem đây là một sự đánh giá mới của Tây phương. Hoặc nữa, là một sự cảnh tỉnh cho chính Tây phương đang sống trong thời kỳ suy tôn đồ vật, trong "Kỷ nguyên ngờ vực".

B.Y.
(17/2-86)







Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Sau này lúc về già, Nguyễn Trãi đã có lần nhắc lại hoài bão lập chí thời trẻ của mình bằng một hình tượng đẹp lạ lùng, "nhìn ánh sáng, muốn học chim phượng ca hát mặt trời lên" (Lãm huy nghi học minh dương phượng).

  • VIỄN PHƯƠNGKhi văn chương tham dự vào những mê lộ mới, mê lộ của nhận thức luận phức hợp hôm nay, khi nhà văn không còn hứng thú trong việc lục lọc, săm soi lại các bảng giá trị trong truyền thống thì tất yếu văn chương sẽ bước vào những cuộc chơi mới.

  • TRẦN THIỆN ĐẠO Trước khi bàn tới nội dung và hình thức thiên truyện L’Art français de la guerre (Binh pháp của nước Pháp - Nxb Gallimard) của Alexis Jenni vừa trúng giải Goncourt 2011, cũng nên nhắc qua mấy điều nổi bật chẳng dính dáng gì với chất lượng tự tại của tác phẩm. Mà chỉ đơn thuần với tựa đề cuốn sách và tác giả của nó.

  • LGT: Anders Cullhed (sinh 1951) là giáo sư Văn học So sánh ở Đại học Stockholm, Thuỵ Điển. Ông viết luận án Tiden sòker sin ròst (Thời đại đang tìm kiếm tiếng nói) 1982 về nhà văn hiện đại Thuỵ Điển Erik Lindegren với tập thơ thời chiến Mannem utan vàg (Con người không lối đi) với một mối quan tâm đặc thù về sự tương quan của tập thơ này với chủ nghĩa hiện đại Pháp và Anh, với truyền thống văn học và với sự sụp đổ hệ thống tư tưởng đương đại gây ra do thế chiến thứ 2.

  • NGÔ MINH Xa Hà Nội (Nxb Văn học 2011), cuốn tiểu thuyết thứ 3 và tập văn xuôi thứ 7 của nhà văn Nhất Lâm vừa ra mắt bạn đọc đầu tháng 9-2011. Tôi đọc một mạch hết 334 trang sách. Cuốn sách đặt ra nhiều vấn đề thú vị về cuộc sống và thời cuộc rất đáng suy nghĩ, chiêm nghiệm.

  • NGUYỄN QUANG HUY Hình thù của văn học không thể đến từ cuộc sống; nó chỉ đến từ truyền thống văn học; và vì thế cơ bản là đến từ thần thoại.                                                  N. Frye

  • LGT: Tiểu thuyết Vùng lõm của nhà văn Nguyễn Quang Hà được giải nhì cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 của Hội Nhà văn Việt Nam 2006 - 2010. Ngày 24 - 10 - 2011 Hội đã tổ chức tọa đàm tiểu thuyết Vùng lõm, Sông Hương xin giới thiệu bài tham luận của nhà văn Đỗ Ngọc Yên.

  • ĐẶNG TIẾN Thanh Tịnh là nhà văn có sự nghiệp dài hơn nửa thế kỷ, với số lượng trước tác dồi dào, đa dạng. Nhưng kỷ niệm bền chặt nhất mà ông để lại trong lòng người đọc là tập truyện đầu tay Quê Mẹ, 1941, với hình ảnh thơ mộng của làng Mỹ Lý và buổi tựu trường trong truyện Tôi đi học.

  • THÁI BÁ VÂN ĐỜI SỐNG VẬT THỂ VÀ ĐỜI SỐNG HÌNH TƯỢNG

  • THANH MẪN Tôi khóc những chân trời không có người bay Lại khóc những người bay không có chân trời.                                 (Trần Dần)

  • NGUYỄN VĂN HẠNH Văn chương là một hiện tượng không ngừng vận động, không ngừng đổi mới, từ môi trường xã hội văn hóa này sang môi trường xã hội văn hóa khác, từ nhà văn này sang nhà văn khác.

  • L.T.S: Soutchat Sawatsri nhà thơ và viết truyện ngắn chủ bút báo "Thế giới sách vở" vừa là một nhà phê bình có uy tín ở Thái Lan. Trong bài "Thời đại và con người" đăng trên báo Pháp "Thế giới ngoại giao" năm 1983 Soutchat Sawatsri đã giới thiệu tóm tắt đầy đầy đủ các bước phát triển của văn học Thái Lan hiện đại.

  • NGUYỄN HỮU ĐÍNH Phan Huy Chú, tác giả «Lịch triều hiến chương loại chí», ở mục «Lễ táng sơn lăng», «Lễ nghi chí», viết «Ngọ Phong họ Ngô (1) nói: đời xưa thiên tử chết, bảy tháng mới chôn, chỗ đất chôn gọi là sơn lăng - Lăng đều có tên».

  • TRẦN HUYỀN SÂMGiản dị, nhưng lay động và ám gợi một cách siêu hình, nhà thơ sống ẩn dật Tomas Transtromer đã được Hội đồng Hàn lâm Thụy Điển vinh danh giải Nobel văn học 2011.> Những nét gạch xóa của lửa

  • NGUYỄN DƯ Mời các bạn đi… xem hát. Đúng hơn là xem chữ hát (h)… của tiếng Pháp. Lại chuyện Ăn cơm nhà vác ngà voi! Ngà voi còn nhẹ chán. Ngà mammouth cũng đành phải xông vào mà vác. Vác giùm cho… lịch sử, địa lí Việt Nam. Ủa! Trời đất! Đùa hay thật vậy?

  • TRẦN THỊ MỸ HIỀN Ngô Kha là một trong số ít những nhà thơ có số phận khá đặc biệt trên thi đàn Việt Nam. Sinh năm 1935 ở Thế Lại Thượng (thuộc thành phố Huế ngày nay), ông tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 Đại học Sư Phạm Huế (1958 - 1959), tốt nghiệp Cử nhân Luật khoa (1962), sau đó dạy văn và giáo dục công dân ở các trường Quốc Học, Hàm Nghi, Nguyễn Du, Hưng Đạo ở Huế từ 1960 cho đến khi bị thủ tiêu vào 1973.

  • KHÁNH PHƯƠNG Với “Đội gạo lên chùa”, cuốn tiểu thuyết mới (NXB Phụ nữ, 6/2011), nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tái ngộ độc giả bằng dòng văn chương ấm áp và cuốn hút, hứa hẹn những miêu tả, xét đoán tinh tế về tâm thức con người cũng như những bí ẩn thẳm sâu trong tiềm thức và văn hóa của một cộng đồng dân tộc.

  • HOÀNG THỊ HUẾ Xứ Huế là một vùng đất có nền văn hóa đặc sắc - vừa mang nét riêng vừa dung hợp với văn hóa Việt Nam và khu vực, trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa dân gian, văn hóa đô thị cổ truyền và văn hóa cung đình - mà không vùng đất nào có được.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGNhững cuốn sách đã giữ một vị trí đặc biệt trong thế giới tuổi thơ của tôi; trước hết là những sách giáo khoa tôi đã học trong những ngôi trường đầu tiên của đời mình, dưới thời Pháp thuộc.

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀM Tìm hiểu diện mạo văn học một vùng đất là tìm hiểu những vấn đề gì?