Về chữ “dù” (và “dầu”) trong truyện Kiều

14:19 12/05/2014

NGUYỄN ĐỨC DƯƠNG

Độc giả trẻ thời nay không ít người sẽ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng Truyện Kiều, thiên tiểu thuyết bằng thơ dài tới 3.254 câu với cả thảy 22.778 lượt dùng từ, nhưng lại chẳng hề có qua một chữ NẾU nào, tuy rằng nghĩa “ĐIỀU KIỆN” và/hay “GIẢ ĐỊNH”, vốn được diễn đạt bằng NẾU (hoặc các biểu thức ngôn từ tương đương) trong tiếng Việt đương đại là một trong những nghĩa phổ quát (tức mọi thứ tiếng đều có) và ít thấy một thứ tiếng nào lại vắng các phương tiện riêng để biểu thị.

Ảnh: internet

Một câu hỏi tất được đặt ra: Vậy Nguyễn Du (cũng như người thời ông) đã phải xoay xở ra sao trong tình cảnh “eo hẹp” về phương tiện diễn đạt như thế?

1. Trả lời câu hỏi vừa nêu, nhà ngữ học Cao Xuân Hạo có đưa ra một giả định: để diễn đạt mấy nghĩa vừa nhắc, Nguyễn Du (và chắc mọi người thời ông đều thế) đã phải dùng DẦU (hay DÙ - dạng song lập của DẦU) làm phương tiện thay thế(1).

Tiếp theo đây, chúng ta hãy cùng nhau đọc lại Truyện Kiều để nghiệm xem mức độ xác thực của điều giả định vừa nhắc.

Theo học giả Đào Duy Anh(2), trong kiệt tác Truyện Kiều, thi hào đã dùng cả thảy 29 lần chữ DẦU (/DÙ). Ngoài dẫn chứng được đích thân tác giả của điều giả định vừa nhắc đưa ra để minh hoạ:

(1) - Mai sau DẦU [=NẾU] có bao giờ (741),(3)
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này,
Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về;
ta còn gặp các trường hợp sau:

(2) - “DẦU [=NẾU] khi lá thắm chỉ hồng [333],
Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha” .

(3) - [Sinh rằng: “Rày gió mai mưa,
Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi].
DẦU [=NẾU] chăng xét tấm tình si [339],
Thiệt đây mà có ích gì đến ai?”

(4) - “Khuôn thiêng DẦU [=NẾU] phụ tấc thành [343],
Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời”.

(5) - “Lượng xuân DẦU [=NẾU] quyết hẹp hòi [345],
Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!”

(6) - “DẦU [=NẾU] em nên vợ nên chồng [737],
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”.

(7) - Trùng phùng DÙ [=NẾU] hoạ có khi [795],
Thân này thôi có ra gì mà mong.

(8) - Sau DẦU [=NẾU] sinh sự thế nào [861],
Truy nguyên chẳng kẻo lụy vào song thân.

(9) - [=NẾU]Nàng DÙ quyết chẳng thuận tình [2111],
Trái lời nẻo trước lụy mình đến sau”.

(10) - [“Thiếp như con én lạc đàn,
“Phải cung rày đã sợ làn cây cong
].
“Cùng đường DÙ [=NẾU] tính chữ tòng[2119],
Biết người, biết mặt, biết lòng làm sao ?

(11) - [“Nữa khi muôn một thế nào,
“Bán hùm buôn sói chắc vào lưng đâu ?]
DÙ [=NẾU] lòng ai có sở cầu [2123]
“Tâm minh xin quyết với nhau một lời.
“Chứng minh có đất có trời,
“Bấy giờ vượt bể ra khơi quản gì”.


(12) -Duyên em DẦU [=NẾU] nối chỉ hồng[2243],
May ra khi đã tay bồng tay mang.


(13) - “Giác Duyên DÙ [=NẾU] nhớ nghĩa nhau[2691],
“Tiền Đường thả một bè lau cứu người […].

(14) -“[=NẾU] Chàng DÙ nghĩ đến tình xa[3110],
Đem tình cầm sắc đổi ra cầm cờ.”

(15) - “Cửa nhà DÙ [=NẾU] tính về sau [3159],
Thì còn em đó lọ cầu chị đây […]

(16) - “Mai sau DẦU [=NẾU] đến thế nào [905],
Kìa gương nhật nguyệt nọ dao quỷ thần”.

(17) - DÙ [=NẾU] khi gió kép mưa đơn, [1111]
Có ta đây cũng chẳng cơn cớ gì!”.

(18) - [“Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,
Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh].
DÙ khi sóng gió bất tình [1511]
Lớn ra uy lớn tôi đành phận tôi”.

2. Bên cạnh 1 + 17 trường hợp vừa nêu, cặp từ này dĩ nhiên còn được dùng với cái nghĩa vốn có của nó(4), như:

(18) - “Thà rằng liều một thân con.
“Hoa DÙ rã cánh lá còn xanh cây” [678].

(19) - “Ví DÙ giải kết đến điều [421],
Thì đem vàng đá mà liều với thân”.

(20) - “Phận rầu DẦU vậy cũng dầu [697]
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời”

(21) - “Chị DÙ thịt nát xương mòn [733],
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”,

(22) - Sự mình nàng mới gót đầu bày ngay:
“Bây giờ sự đã dường này,
Phận hèn DÙ rủi DÙ may tại người”
. [2072]

3. Tuy nhiên, để bức tranh thật hoàn chỉnh, chắc hẳn chúng ta còn phải kể thêm dăm trường hợp nữa, trong đó thi hào sử dụng hai từ này hoặc là riêng rẻ một mình, hoặc là kết hợp với MẶC/LÒNG để diễn đạt cái nghĩa đại đểĐể tự ý, không can dự vào hoặc không buồn để ý gì tới:

(23) - “Phận rầu dầu vậy cũng DẦU [697]
Xót lòng đeo đẳng bấy lâu một lời”

(24) - “Sắm sanh nếp tử xe châu,
Vùi nông một nấm MẶC DẦU cỏ hoa”
[78]

(25) - Trong tay đã sẵn đồng tiền,
DẦU LÒNG đổi trắng thay đen khó gì
![690]

(26) - Phu nhân khen chước rất mầu,
Chiều con mới dạy MẶC DẦU ra tay
[1622]

(27) -[“Này chàng Bạc Hạnh cháu nhà,
“Cũng trong thân thích ruột rà chẳng ai.
“Cửa hàng buôn bán châu Thai,
“Thật thà có một đơn sai chẳng hề.
“Thế nào nàng cũng phải nghe,
“Thành thân rồi sẽ liệu về châu Thai
].
“Bấy giờ ai lại biết ai,
“DẦU LÒNG bể rộng sông dài thênh thênh
[2110].

Và một trường hợp duy nhất, trong đó DẦU được dùng dưới dạng láy :

(28) - Thuốc thang suốt một ngày thâu
Giấc mê nghe đã DẦU DẦU vừa tan.
[1002]

Tiếc thay, mấy trường hợp này hình như đã bị học giả Đào Duy Anh bỏ quên chưa cắt nghĩa rõ. Điều đó đã khiến chúng tôi hết sức lúng túng, chưa biết phải diễn giải ra sao cho tương thích.

4. Từ những gì vừa trình bày, chúng ta có thể đi đến một kết luận nhỏ: Phản ánh thật đầy đủ và chân xác cách dùng từ của Nguyễn Du có lẽ đang là một thách thức không hề đơn giản chút nào đối với người biên soạn một pho từ điển Truyện Kiều hoàn hảo.

N.Đ.D
(SDB12/03-14)


..............................................
1. Cao Xuân Hạo. Viết nhịu (LAPSUS CALAMI) Dọn vườn ngôn ngữ học. LC 64. TUY và DÙ. Nxb. Trẻ, 2005, tr. 144-150, nhất là chú thích 3, tr. 145.
2. Đào Duy Anh. Từ điển truyện Kiều, 1974, Nxb. Khoa học Xã hội.
3. Đây là con số chỉ thứ tự của câu Kiều hữu quan trong nguyên bản.
4. Tức đặt trước vế câu chỉ ĐIỀU KIỆN để nêu một giả thiết nhằm nhấn mạnh vào mức độ khó khăn của cái điều kiện ấy, và gây trở ngại đáng kể cho việc hiện thực hóa cái sự thể được diễn đạt bởi tiểu cú chính đi sau (hay nói chính xác hơn là phần Thuyết của câu).













 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Trong lời Nhỏ to... cuối sách Thi nhân Việt   (1942), Hoài Thanh - Hoài Chân viết:  “Tôi đã đọc một vạn bài thơ và trong số ấy có non một vạn bài dở. Nếu làm xong quyển sách này, mà không chê chán vì thơ, ấy là điều tôi rất mong mỏi”.

  • Gần đây, đọc một vài truyện ngắn trên tạp chí Sông Hương, tôi vô cùng cảm động. Trước số phận của các nhân vật, tôi muốn nói lên những suy nghĩ của mình và chỉ mong được coi đây là lời trò chuyện của người được "nhận và cho":

  • Ông Eđuar Điujacđen là một nhà thơ có tài và có thể nói là được hâm mộ trong số các nhà thơ thuộc thế hệ già - người vẫn giữ được tình cảm và sự khâm phục cuồng nhiệt của lớp trẻ, đã mở đầu một cuộc thảo luận về thơ.

  • Việc mở rộng phong trào giải phóng tư tưởng trên văn đàn thời kỳ mới, lãnh vực phê bình và lý luận văn nghệ đã xuất hiện cục diện vô cùng sống động.

  • "Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động" (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trường ĐHTH TP.HCM, 1995, trang 19).

  • Phê bình văn học là giải minh cho văn chương. Văn chương hay hoặc dở, giản đơn hay phức tạp, nó được thiết lập trên thi pháp này hay thi pháp khác, thể loại này hay thể loại khác, thời này hay thời khác v.v... đều phải được làm sáng tỏ bằng những lập luận khoa học chứ không phải bằng cảm tính của người phê bình.

  • LTS: Sau khi Sông Hương đăng bài “Khủng hoảng ngay trong nhận thức và niềm tin đi tìm lối thoát cuộc khủng hoảng văn học” của nhà văn Nguyễn Dương Côn, chúng tôi nhận được ý kiến “phản biện” của 2 nhà văn Phương Lựu và Trần Thanh Đạm.

  • LTS: Có nhiều cách hiểu về câu thơ trên. Y kiến của cụ Thanh Huy - Cử nhân Văn khoa Việt Hán, sinh 1916 tại Huế, cũng là một ý có thể tham khảo đối với những ai quan tâm Truyện Kiều, để hiểu thêm và đi đến kết luận về cách tính thước tấc của người xưa.
    SH

  • Từ thơ ca truyền thống đến Thơ mới là một sự đột phá vĩ đại trong quan điểm thẩm mỹ của thơ ca. Chính sự cách tân trong quan niệm về cái đẹp này đã làm một "cú hích" quan trọng cho tiến trình phát triển của thơ ca Việt . Nó đã giúp thơ ca dân tộc nhanh chóng phát triển theo con đường hiện đại hóa. Và từ đây, thơ ca Việt có thể hội nhập vào thơ ca nhân loại.

  • Trong truyền thống thơ ca Nhật Bản, thơ haiku giữ một vị trí rất quan trọng. Nó là một viên ngọc quý giá và là một phần tài sản tinh thần trong kho tàng văn học Nhật Bản.

  • (Trao đổi với nhà lý luận Nguyễn Dương Côn)

  • "Thượng đế dằn vặt tôi suốt đời" (Đôxtôiepxki)

  • Mười năm thơ thập thững vào kinh tế thị trường cũng là mười năm những nhà thơ Việt phải cõng Thơ leo núi.

  • Từ lâu, người ta đã nói đến cuộc tổng khủng hoảng của văn học trên quy mô toàn thế giới.

  • Bàn luận về những vấn đề văn học mới, phạm trù văn học mới, tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở thế kỷ 20, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của văn học hợp pháp, văn học cách mạng trong nửa đầu thế kỉ. Với cái nhìn bao quát và biện chứng theo dòng thời gian, chúng ta nhận rõ công lao góp phần mở đầu hiện đại hoá và phát triển văn học theo qui luật tiến hoá của lịch sử Việt của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

  • Khi sử dụng một khái niệm cơ bản, nhất là khái niệm cơ bản chưa được mọi người hiểu một cách thống nhất, người ta thường giới thuyết nó.

  • Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.

  • Sóng đôi (bài tỉ, sắp hàng ngang nhau) là phép tu từ cổ xưa trong đó các bộ phận giống nhau của câu được lặp lại trong câu hay đoạn văn, thơ, làm cho cấu trúc lời văn được chỉnh tề, rõ rệt, nhất quán, đồng thời do sự lặp lại mà tạo thành nhịp điệu mạnh mẽ, như thác nước từ trên cao đổ xuống, hình thành khí thế của lời văn lời thơ.

  • LTS: Trên Sông Hương số tháng 10 - 2007, chúng tôi đã giới thiệu về công trình “La littérature en péril” (Nền văn chương đang lâm nguy) củaTzvetan Todorov - nhà triết học, mỹ học và nhà lý luận văn học nổi tiếng của Pháp.