Về bài thơ “Cầu ngói thanh toàn”

15:25 31/10/2008
LTS: Sông Hương vừa nhận được lá thư của ông Tế Lợi Nguyễn Văn Cừ gửi cho nhà nghiên cứu Phan Thuận An nhằm cung cấp lại bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”. Xin nói thêm, ông Nguyễn Văn Cừ là con của ông Nguyễn Văn Lệ, tác giả bài thơ.Sông Hương xin đăng lá thư này để hầu mong rộng đường trao đổi.


Huế 10 tháng 9 năm 2008.
Kính Anh Phan Thuận An thân mến!
Tình cờ đọc bài viết “CẦU NGÓI THANH TOÀN - TẤM LÒNG NHÂN HẬU CỦA MỘT ĐẤNG NỮ LƯU” đăng trong Tạp chí SÔNG HƯƠNG số 8 (tháng 8 năm 1994) cách đây đã... 14 năm.
Bài viết về Cầu Ngói của anh rất hay, súc tích, tác giả đã dày công nghiên cứu, tìm tòi các tài liệu liên quan ở trong và ngoài nước, giúp cho người đọc hiểu rõ nguồn gốc và giá trị của cây cầu và tấm lòng vì xã hội của bà Trần Thị Đạo, người sáng lập ra Cầu Ngói.

Tuy nhiên, qua bài thơ được trích dẫn phần cuối bài, có lẽ qua lời của một người dân địa phương chỉ biết qua loa về tác giả (dù bài thơ được viết trên mặt kính lớn, chữ bằng sơn đỏ, có đóng khung và được treo trong cầu, ngay trước khán thờ; trong suốt thời gian từ năm 1956 đến 1980 sau đó không hiểu ai đã tháo gỡ ra, hay bị bão lụt…) vì vậy, tên của tác giả bị ghi sai là “Tế Bá Lệ” Bài thơ thể đường luật mà anh ghi lại cũng chưa đúng lắm so với bản gốc. Cụ thể như câu thứ 3 chữ cúng dường chứ không phải nhường, câu 4 chữ cầu kỳ không phải cầu kiều, câu 5 từ khoe khoang chứ không phải đoan trang, câu thứ 7 chữ 5: ghi, không phải phùng.

Xin đính kèm theo đây bản phô tô 1 đoạn bài viết của anh, đồng thời gởi kèm tặng anh bài thơ CẦU NGÓI của chính tác giả có bút danh là Thái Sơn, tên thật là Nguyễn Văn Lệ, thành viên của Hội Thơ “Hương Bình Thi Xã” thời đó, cùng những bài thơ của các nhà thơ đã họa nguyên vận bài thơ trên để anh nhàn lãm.
Bài thơ gốc của tác giả Thái Sơn (Nguyễn Văn Lệ):

Trần Thị Phu Nhân xã chúng ta        
Tiếng tăm vang dội khắp gần xa       
Cúng dường đất ruộng dân cày cấy  
Xây đắp cầu kỳ khách lại qua
Khăn yếm khoe khoang ngời khí tiết
Phấn son tô điểm rạng sơn hà
Sắp phong ân tứ ghi công đức           
Hương khói ngàn thu tưởng niệm Bà
Trân trọng
TẾ LỢI Nguyễn Văn Cừ

Trích bài viết của Nhà nghiên cứu Phan Thuận An (đăng ở Tạp chí Sông Hương số tháng 8 - 1994):
“… Trong dịp khánh thành lần tu sửa cầu năm 1956, Tế Bá Lệ, một nhà thơ tại địa phương, cảm kích công tích quí báu của người đàn bà họ Trần, đã làm bài thơ được lưu truyền rộng rãi cho đến ngày nay:
Trần Thị Phu Nhân xã chúng ta        
Tiếng tăm vang dội khắp gần xa       
Cúng
nhường đất ruộng dân cày cấy
Xây đắp cầu
kiều khách lại qua
Khăn yếm
đoan trang ngời khí tiết
Phấn son tô điểm rạng sơn hà
Sắp phong ân tứ
phừng công đức     
Hương khói ngàn thu tưởng niệm Bà.
…”

Sông Hương chỉ xin có vài ý nhỏ:
Nguyên văn câu thứ 7 (in ở TCSH số 8 - 1994), không phải là chữ “phùng” mà là chữ “phừng”. Đây là một chữ rất quý, nó làm lan toả ân đức của Trần Thị Phu Nhân, xem như nhãn tự của bài thơ.
So với bản gốc, bản của nhà nghiên cứu Phan Thuận An có từ ngữ trong sáng hơn. Ví như nếu là cầu kỳ (xây đắp cầu kỳ), thì không rõ nghĩa bằng cầu kiều. Dân gian ta có câu:Muốn sang sông phải bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”. Từ khoe khoang (trong Khăn yếm khoe khoang ngời khí tiết), nếu được thay bằng từ đoan trang (như trong bản sưu tầm được của Phan Thuận) thì sang trọng và tinh tế hơn.
Qua thời gian, việc nảy sinh dị bản của một tác phẩm cũng là thường tình. Ngay cả bài Văn tế Nghĩa sỹ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu hay và nổi tiếng như thế cũng có dị bản. Nhưng việc đi tìm bản gốc và định danh tác giả của nó là rất quan trọng. Sông Hương xin cám ơn ông Nguyễn Văn Cừ đã cung cấp cho bạn đọc văn bản gốc của bài thơ “Cầu ngói”!
     S.H

(nguồn: TCSH số 236 - 10 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.

  • Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.