Đó là tiêu đề cuộc hội thảo giữa hai đoàn nhà văn Liên Xô và Việt Nam tổ chức tại trụ sở Hội Nhà văn Liên Xô ở Mátxcơva buổi đầu tháng 4-1987.
Từ trái sang: Nguyễn Khắc Phê, Văn Linh, Platôn (phiên dịch), Trần Công Tấn, Igô (phiên dịch), Phong Lê, Xécgây Barudin, A. Glátcốp, Ma¬rian Tsakốp.
Tham gia cuộc hội thảo, phía Việt Nam có 4 nhà văn : Phong Lê, Văn Linh, Trần Công Tấn, Nguyễn Khắc Phê. Đoàn nhà văn Liên Xô gần 6 đồng chí, trong đó có : Xécgây Barudin, ủy viên Ban Thư ký Hội nhà văn Liên Xô, Tổng biên tập tạp chí "Hữu nghị các dân tộc" - một Tạp chí rất có uy tín ở Liên Xô, mỗi dòng in 25.000 bản thường "chịu" đăng những tác phẩm mạnh dạn tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật, Marian Tsakốp, người rất am hiểu văn học Việt Nam, từng dịch nhiều tác phẩm văn học Việt Nam giới thiệu với bạn đọc Liên Xô, A. Glátcốp nhà văn đã 6 lần sang thăm Việt Nam...
Tại cuộc gặp gỡ này, đồng chí Xécgây Barudin và Marian Tsakốp đã gửi đến bạn đọc Sông Hương những tình cảm thắm thiết của mình.
(SH27/10-87)
"Một ngôi nhà, thậm chí còn hơn cả một phong cảnh, phản ánh tâm hồn", câu nói ấy của triết gia Gaston Bachelard gợi cho chúng ta về những ngôi nhà của các văn hào không đơn thuần chỉ neo vào thực tại – một khu vực, một thời đại, những đồ đạc và vật dụng cá nhân – mà còn neo vào trong sự tưởng tượng, nền văn hóa và ký ức của chúng ta. Một chuyến "Tour de France" ngắn sẽ đưa chúng ta tham quan mười ngôi nhà.
TRẦN THUỲ MAITrước đây khi nhắc đến Thụy Điển tôi chỉ liên tưởng đến công ty xe hơi Volvo và hãng điện thọai di động Ericsson... Nhưng khi đến đây, cảm nhận của tôi phần nào có khác. Ấn tượng đầu tiên của tôi là: Dân tộc này rất yêu văn chương. Chắc chẳng có thành phố nào trên thế giới lại yêu thơ đến mức đem thơ in ngay giữa lòng đường, như ở Stockholm . Trên đường Drottninggatan, thường gọi là phố Hoàng Hậu, người ta khắc thơ dọc theo tim đường, với một cỡ chữ lớn đủ cho người từ trên các nhà tầng hai bên nhìn thấy.