Văn nghệ sĩ Huế giao lưu cùng nhà thơ người Đức Jan Wagner

17:51 03/05/2017

Vào lúc 15h ngày 03/05, tại trụ sở Liên hiệp Các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Goethe tại Hà Nội đã tổ chức cuộc giao lưu giữa văn nghệ sĩ Huế với nhà thơ Jan Wagner (CHLB Đức).

 J. Wagner sinh ngày 18. 10.1971 tại Hamburg CHLB Đức, nhà thơ, nhà văn và thông dịch viên. J. Wagner học các đại học Hamburg, Dublin (Tritiny College) và Berlin (Đại học Humbold), tốt nghiệp cử nhân văn chương về thơ,  sống ở Berlin từ năm 1995, hoạt động trên lãnh vực văn chương và thơ từ năm 1995. Nhiều bài thơ đã đăng trong các tuyển tập thơ (trong đó Der Große Conrady) và các báo văn chương tại Đức (Akzente, BELLA triste, Sinn und Form, Muschelhaufen). Với tư cách nhà phê bình văn học, J. Wagner viết điểm sách cho các báo và đài phát thanh. J. Wagner là hội viên của Viện Hàn Lâm Bayern về Mỹ thuật, Viện Hàn Lâm khoa học và văn chương tại Mainz, Viện Hàn Lâm Đức về ngôn ngữ và thi ca ở Darmtadt và của Trung Tâm văn bút PEN Đức.

Tập thơ  “Biến tấu thùng nước mưa” (Regentonnenvariationen) có 5 chương bao gồm 57 bài thơ đã đoạt giải Hội chợ sách Leipzig (Leipziger Buchmesse) ngày 12 tháng 3 năm 2015 trên lãnh vực mỹ văn (Belletristik). Đây là lần đầu tiên một tác phẩm thơ đoạt giải này.

Nhà thơ Wagner đọc thơ của mình

“Vẻ đẹp nơi thùng nước mưa nằm ở điểm, người ta tưởng rằng nó hoàn toàn không có. Hay là người ta không chú ý nó, thùng nước mưa là một trong những đồ vật mà ta ngày ngày đi ngang qua, chúng nằm trong một góc tối và ta bỏ quên không nhìn ra chúng nữa. Và chính chúng lại là những đối tượng có thể thành thơ“

Nghệ sĩ Ý Nhi diễn ngâm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ

Thơ ca trong cảm nhận của J. Wagner khởi từ cái nhìn sâu vào mỗi hiện vật, dù là vật nhỏ bé đến đâu, như cái đinh, như con muỗi, mận gai, hoa gai bạc…chúng đều là đối tượng cảm hứng thơ của ông.  “Thơ của J. Wagner vì thế có tính trực quan, đặc thù, thông minh một cách khiêm tốn. Hoa cỏ, động vật, và số phận đổ nát của con người đều được nhà thơ đón nhận bằng cái nhìn thân thiết…” như nhận định của ban giám khảo.

Nhà thơ Mai Văn Hoan ngâm thơ tại buổi giao lưu

J. Wagner là nhà thơ của cái nhìn trực quan, đem đến cho người đọc nhiều thú vị bất ngờ, rằng hình như chúng ta đã có thể có lần đã nhìn, đã cảm, đã biết như thế, đã tưởng chỉ là những thứ tầm thường, đơn giản của cuộc sống chung quanh, bất ngờ chúng thành thơ… Cho nên chúng được làm thơ bằng ngôn ngữ giản đơn của đời thường, không văn hoa bay bổng, mộc mạc đến khổ độc nhưng đồng thời mời gọi sự chia xẻ của con người đời thường trong cuộc sống hàng ngày.

Ông Wilfried Eckstein - Giám đốc Viện Goethe Hà Nội phát biểu tại buổi giao lưu 

Có thể nói trong tính đặc thù, riêng tư của ngôn ngữ đời thường, thơ của Wagner lại lan tỏa đại đồng, một thứ lan tỏa im lặng như rễ cỏ dại “Giersch” đến nỗi thành thơ, nên thơ và nặng nợ truyền kiếp vì thơ (cỏ dại Giersch).

Một số ý kiến trao đổi đến từ các nhà nghiên cứu, dịch giả ở Huế

Ý kiến trao đổi từ dịch giả Trần Ngọc Cư

Ý kiến trao đổi từ nhà nghiên cứu Phạm Anh Nga

Ý kiến trao đổi từ nhà nghiên cứu Bửu Nam

Hữu Ân

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Ngày hội “Sóng nước Tam Giang” được UBND huyện Quảng Điền tổ chức lần đầu tiên sẽ diễn ra trong hai ngày 01- 02/5/2010, tại bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật phong phú, đa dạng mang đậm dấu ấn của vùng quê sông nước.

  • Chiều ngày 30/3, tại Tạp chí Sông Hương, số 9 Phạm Hồng Thái, Huế, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban báo chí quý I/2010.

  • Sáng ngày 26/3, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Lễ mittinh kỷ niệm 35 năm ngày quê hương hoàn toàn giải phóng (26/3/1975- 26/3/2010).

  • Chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975- 26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội- Huế- Sài Gòn (1960- 2010), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở VHTT&DL Hà Nội, Sở VHTT&DL TP Hồ Chí Minh khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “ Hà Nội- Huế- Sài Gòn là cây một cội, là con một nhà”, được diễn ra vào sáng ngày 24/3, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, số 7 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 23/3, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi ra mắt giới thiệu Sông Hương số đặc biệt chào mừng 35 năm giải phóng Thừa Thiên Huế và kỷ niệm 50 năm “Hà Nội - Huế - Sài Gòn như cây một cội, như con một nhà”.

  • Nhân dịp kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975-26/3/2010) và 50 năm kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn, sáng ngày 21/3, tại nghĩa trang liệt sĩ TP Huế, Ban điều hành Đại lễ cầu siêu tỉnh Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ cầu siêu, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

  • Mời các bạn đón đọc SỐ ĐẶC BIỆT SÔNG HƯƠNG, một ấn phẩm mới của Tạp chí Sông Hương, khổ 20x30, dày 48 trang, phát hành từ ngày 23.3.2010 trong cả nước.

  • Chiều 14-3, đã diễn ra triển lãm mỹ thuật chủ đề “... Trên bố” tại gallery Chiêu Ê, số 89 đường Minh Mạng, TP Huế, đây cũng là xưởng vẽ của họa sỹ Hoàng Đăng Nhuận.

  • Sáng ngày 14/3, Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế và UBND huyện Hương Trà đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân Đặng Huy Trứ tại nhà thờ họ Đặng, làng Thanh Lương, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật và Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền tổ chức Trại sáng tác nhiếp ảnh 2010 với chủ đề ảnh Thời sự nghệ thuật

  • Chào mừng kỷ niệm 1970 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ, chiều ngày 5/3, tại 26 Lê Lợi, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Nghệ thuật Huế đã phối hợp tổ chức khai mạc triển lãm tranh “ Các Nữ tác giả Thừa Thiên Huế lần thứ XV- 2010”.

  • Tối ngày 28/2 (Rằm tháng Giêng), tại sân Điện Thái Hòa, Đại Nội Huế đã diễn ra đêm thơ Nguyên Tiêu với chủ đề “ Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”.

  • Nằm trong chương trình hưởng ứng ngày thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế lần thứ VIII với chủ đề ” Cố đô Huế hướng về Thăng Long- Hà Nội ngàn năm”, tối ngày ngày 27/2 (14 tháng Giêng), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Trung tâm văn hóa Pháp - Nhà tri thức Huế tổ chức Đêm Thơ Trẻ, tại số 01 Lê Hồng Phong, Huế.

  • Chiều ngày 26/2, Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ Thuật, Hội Nhiếp Ảnh Thừa Thiên Huế đã khai mạc Triển Lãm Ảnh với chủ đề “ Xuân Yêu Thương” của nhà sư Thích Chơn Hữu, được diễn ra tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Sáng ngày 25/2 (12 Tháng Giêng năm Canh Dần), Ban tổ chức ngày Thơ Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đi “Viếng mộ thi nhân” tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế.

  • Sáng ngày 23/2 (mồng 10 tháng Giêng), tại làng Lại Ân, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ hội vật truyền thống làng Sình.

  • Sáng ngày 22/2, tại Trung tâm Văn Hóa Huyền Trân, số 151 Thiên Thai, TP Huế, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế và Công ty Cổ phần Văn hóa du lịch Huyền Trân đã tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân- Huế 2010.

  • Những ngày mưa dầm đã qua, nắng ấm mùa xuân đã trải dài trên mọi nẻo đường của Cố đô Huế. Không khí Tết đã tràn ngập khắp phố phường, khắp mọi nhà, từ miền quê lên phố thị, những ngày này Huế vui nhộn hẳn lên, tấp nập người người đi sắm chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc.

  • Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và Tết cổ truyền của dân tộc, Hội Nhà báo, Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch, sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh đã phối hợp tổ chức khai mạc Hội báo Xuân Canh Dần 2010, diễn ra vào sáng ngày 8/2, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh.

  • Chào xuân Canh Dần 2010, Câu lạc bộ Họa sĩ trẻ Huế đã phối với Café- Gallery Sông Như tổ chức triển lãm mang tên “ Năm Canh Cọp”, được diễn vào chiều ngày 6/2, tại số 14 kiệt 7 Nguyễn Công Trứ, Huế.