Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.
Nhà thơ Văn Lê
Ra đi từ người lính
Với năng khiếu văn chương, Văn Lê từng được điều về Cục Chính trị Miền (Quân giải phóng miền Nam) làm thư viện. Đến năm 1974, ông sang công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng cùng các nhà văn, nhà thơ tên tuổi mặc áo lính như: Nam Hà, Triệu Bôn, Thanh Giang, Võ Trần Nhã, Trần Ninh Hồ, Lê Văn Vọng... Sau 30-4-1975, Văn Lê xuất ngũ, công tác tại Báo Văn nghệ giải phóng rồi Tuần báo Văn nghệ thuộc Hội Nhà văn Việt Nam.
Tôi đọc thơ Văn Lê từ lâu, từ khi tôi còn làm lính chiến thuộc Trung đoàn 2 (Trung đoàn 174 - Đoàn Cao Bắc Lạng). Giọng thơ Văn Lê uyển chuyển, mượt mà, giàu chất dân ca, dễ chạm vào trái tim người đọc. “Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình”, phải đến cuối năm 1977, tôi mới trực tiếp gặp nhà thơ Văn Lê tại biên giới Tây Nam, khi Pôn Pốt xua quân sang tàn sát đồng bào ta ở Xa Mát, Thiện Ngôn (Tây Ninh). Khi cuộc chiến biên giới Tây Nam nổ ra, nhà thơ Văn Lê cùng nhà văn Trần Văn Tuấn (hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM) tình nguyện tái ngũ. Các ông được bổ sung vào Phòng Tuyên huấn Quân khu 7 và cùng chúng tôi, những phóng viên Báo Quân khu 7, hành quân theo bộ đội ra biên giới. Những ngày sau đó, đọc ký sự, ghi chép của Văn Lê, chúng tôi càng trân quý trái tim nhân hậu của người lính.
Mãi khắc họa chân dung người lính
Văn Lê không chỉ thành danh, nổi tiếng trên “cánh đồng chữ nghĩa” mà ông còn thành công, bội thu trên lĩnh vực điện ảnh. Nếu trên diễn đàn văn chương, ông là tác giả của hàng chục đầu sách, trong đó có 3 tập thơ, 2 trường ca, 5 tập truyện và 12 tiểu thuyết thì trong lĩnh vực điện ảnh, Văn Lê là tác giả kịch bản, đạo diễn nhiều tác phẩm được Hội Điện ảnh trao giải thưởng lớn như: Kịch bản phim tài liệu xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc, 1 giải Bông sen vàng, 5 giải Bông sen bạc, 2 giải Cánh diều vàng; 1 giải Galaxy của truyền hình Nhật Bản...
Như thể Văn Lê sinh ra để viết tiểu thuyết. 12 tiểu thuyết đã trình làng của ông thực sự đều như những bức tranh toàn cảnh về một giai đoạn lịch sử của đất nước, cả chính sử và huyền sử. Mỗi khi nói về cảm hứng sáng tạo, Văn Lê như người lên đồng. Ông yêu, ghét, khóc, cười cùng nhân vật. Trước khi tiểu thuyết Người Chim và Phượng Hoàng ra đời, Văn Lê chia sẻ với tôi về lộ trình xây dựng nhân vật. Đôi khi cao hứng ông “chửi bới” các nhân vật phản diện, cứ như thể chúng hiện hữu trước mặt và là nguyên nhân gây ra hệ lụy cho dân tộc, cho đồng bào của mình. Chỉ riêng năm 1989, khi bộ đội tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, Văn Lê cùng lúc cho ra đời 3 tiểu thuyết: Hai người còn lại trong rừng, Tình yêu cả cuộc đời và Khi tòa chưa tuyên án.
Trong số những người cầm viết cùng thời, hình như Văn Lê đứng đầu bảng về nhận giải thưởng, đặc biệt giải thưởng viết về người lính bộ đội Cụ Hồ và chiến tranh cách mạng. Các tiểu thuyết: Nếu anh còn được sống (1994), Mùa hè giá buốt (2004); Phượng Hoàng (2009)... được giải thưởng của Bộ Quốc phòng và giải quốc tế Văn học Mê Kông, đều xoay quanh cái trục chiến tranh và thân phận người lính. Đọc Văn Lê, người ta như được sống lại một thời chiến tranh gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc, đó không chỉ là phác thảo bức tranh mà chính ở tính cách nhân vật.
Thơ vẫn là sự chưng cất cảm xúc
“Nếu được chọn 1 trong 3 (thơ, văn xuôi và điện ảnh) tớ vẫn chọn thơ...”, Văn Lê đã chia sẻ với tôi như thế. Đó là cuối năm 2013, khi tôi mang tập bản thảo trường ca đầu tiên Phía sau mặt trời nhờ ông viết lời tựa. Sau một ngày một đêm, Văn Lê gọi điện cho tôi đến lấy bài. “Cho dù thơ rất khó, ngày càng khó, nhưng tớ vẫn yêu thơ, làm thơ. Chỉ khi ta thực sự xúc động mới có thể cho ra đời những câu thơ cứa vào hồn vía người đọc. Vì thế, ta có thể nói dối người này, người khác, điều này, điều khác nhưng không thể nói dối thơ. Thơ là sự chân thành, lương thiện nhất”, ông chia sẻ với tôi như thế.
Trái tim người lính Cụ Hồ, nhà thơ, nhà văn, nhà điện ảnh tài hoa và nhân hậu ấy đã đột ngột ngừng đập lúc 20 giờ 45 phút ngày 6-9-2020. Nghe tin ông về cõi vĩnh hằng, tôi cùng đồng đội chạy đến tiễn biệt ông. Trong ngôi nhà giản dị tại đường Văn Chung, phường 13, quận Tân Bình, TPHCM, ông nằm đó như vừa chợp mắt. Dẫu biết đó là quy luật muôn đời mà trái tim tôi vẫn rung lên nhịp lạ. Khóe mắt cay và đôi môi cắn chặt.
Văn Lê tên thật là Lê Chí Thụy sinh ngày 2-3-1949 tại xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông nhập ngũ năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang bước vào giai đoạn quyết liệt. Năm 1967, ông cùng đồng đội vượt Trường Sơn vào đánh giặc tại chiến trường Nam bộ. Văn Lê không chỉ là nhà thơ, nhà văn mà còn là kịch tác gia, đạo diễn điện ảnh tài hoa và thành đạt. |
Theo Trần Thế Tuyển - SGGP
. Hai năm sau kể từ khi Julia Kristeva đưa ra khái niệm liên văn bản (intertextuality), Roland Barthes đã đi xa hơn nhiều qua một tuyên bố gây sốc: Cái chết của tác giả (The Death of the Author, 1968). Những quan niệm mới mẻ của các nhà khoa học một thời từng là trụ cột của chủ nghĩa cấu trúc đã chính thức khép lại vai trò của isme này và mở ra giai đoạn hậu cấu trúc. Trong quan niệm mang tính gây hấn của họ, người đọc, từ chỗ là kẻ bên lề, đã chính thức bước vào vị thế trung tâm với tư cách là kẻ có quyền năng tối thượng trong việc thiết lập mối quan hệ và ý nghĩa giữa văn bản và liên văn bản, giữa văn bản và các thiết chế văn hóa đã tạo ra nó(1).
Tiểu thuyết về giải phóng miền Nam Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.1975 của nhà báo kỳ cựu Trần Mai Hạnh đã vượt qua tiểu thuyết về chiến tranh biên giới phía Bắc Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, tác giả xuất sắc của văn học đương đại.
“Tay chơi” Nguyễn Quang Sáng rời xa cõi tạm, “trưởng lão” Tô Hoài về với “Cát bụi chân ai,” nhà văn của đất và người phương Nam - Anh Đức về với đất Mẹ, tác giả của “Biển và chim bói cá” - nhà văn Bùi Ngọc Tấn kết thúc hành trình sống và viết…
"Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.
"Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".
Nhà văn quân đội có tiếng Đình Kính (Hải Phòng) viết ở nhiều lĩnh vực: Tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, kịch bản phim. Mảng chủ đề lớn mà ông đeo đuổi là biển và những người lính biển, với các tác phẩm “Sóng cửa sông” (1976), “Đảo mùa gió” (1978), “Lính thủy” (1978), “Người của biển” (1985) - Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, “Sóng chìm” (2002), “Huyền thoại tàu không số” (2012) - 2 tác phẩm này đều đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn VN. Phóng viên Báo Lao Động đã phỏng vấn ông…
Trong tiểu thuyết Xác phàm, nhà văn Nguyễn Đình Tú dùng hình ảnh “mùi buồn” để gợi lại ẩn ức về một cuộc chiến tranh.
Bất kỳ người cầm bút nào cũng đều mơ ước rằng tác phẩm của mình sẽ trở thành sách gối đầu giường của hàng triệu người. Sao chúng tôi - những nhà văn, nhà thơ Việt Nam lại không mong muốn một ngày tác phẩm của mình hiện diện trên các ngôn ngữ của dân tộc khác chứ?
NGUYỄN NHẬT ÁNH
Tạp văn
Nhà văn Tô Hoài - tác giả của cuốn sách "Dế mèn phiêu lưu ký" khiến bao thế hệ bạn đọc Việt Nam say mê - đã từ trần vào trưa 6.7.2014 tại nhà riêng ở Hà Nội, hưởng thọ 95 tuổi.
Nobel Văn học là đỉnh cao nhưng không phải đỉnh cao nào cũng làm hoan hỉ tất cả mọi người. Việc lựa chọn của viện Hàn lâm Thuỵ Điển những năm gần đây chắc chắn sẽ làm chạnh lòng những ai đã trót yêu thích thế giới văn chương của Kafka, Jorge Louis Borges, Umberto Eco, Robbe – Grillet, Italo Calvino…
Ngày nay, nhìn lại chủ trương cách mạng của Phan Châu Trinh cách đây hơn một thế kỷ, một lần nữa chúng ta lại thấy tầm nhìn của một người mang khát vọng Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh.
Lần nào ra Hà Nội, dù dài ngày hay chỉ là thoáng chốc, nhà văn Trần Thùy Mai cũng tới ngồi uống cà phê ở nhà hàng Thủy Tạ nhìn ngắm hồ Gươm và hẹn bạn bè tới gặp gỡ chuyện trò. Hỏi vì sao chị chỉ chọn mỗi chỗ này, Trần Thùy Mai bảo: “Là vì ở đây là “Hà Nội nhất”, lại có thiên nhiên bao quanh, giống như bờ sông Hương ở Huế vậy…”.