Văn hóa là sản phẩm, đồng thời là điều kiện, động lực, phương thức tồn tại và phát triển của một đất nước. Văn hóa có sự phát triển tự thân nhưng cũng có cả sự tiếp nhận bên ngoài. Theo các chuyên gia, trong khi bảng giá trị của người Việt xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc, cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn mực xã hội, từ đó xác định khuôn khổ để trở lại chân giá trị.
Nhiều di sản văn hóa của Việt Nam đã được UNESO công nhận - Nguồn: ITN
Sức mạnh nội sinh
“Thực tiễn cho thấy, việc nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa và phát triển cần đi sâu, tìm ra nội dung, đặc điểm, tính chất, các biểu hiện, cơ chế tác động của những yếu tố văn hóa với tính chất là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đối với toàn bộ tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
GS. TS. Tạ Ngọc Tấn |
Văn hóa Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá là có nhiều thay đổi tích cực cả trong nhận thức và thực tiễn. Việc Đảng và Nhà nước coi văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực của phát triển, đã làm cho văn hóa đất nước thực sự khởi sắc, phát huy được phần lớn giá trị truyền thống. Điều này cũng thể hiện rõ qua sau hơn 30 năm từ khi Việt Nam tham gia Thập kỷ quốc tế về văn hóa trong phát triển (1986 - 1997), văn hóa truyền thống được tôn trọng và phục hồi căn bản, các giá trị vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế, nhiều hoạt động văn hóa được hiện đại hóa và cộng đồng quốc tế ghi nhận; giao lưu và tiếp biến văn hóa đặc biệt mở rộng; văn hóa công quyền, ứng xử, hội nhập… gần gũi hơn với khu vực và thế giới.
Cùng với đó, đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú. Nhiều giá trị truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành. Sản phẩm văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạt được những kết quả cụ thể, thiết thực. Xã hội hóa ngày càng được mở rộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa. Các giá trị và bản sắc, gồm cả bản sắc địa phương, tộc người được nghiên cứu ngày càng sâu và khơi dậy được ý nghĩa nhân văn khách quan về sự tồn tại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quốc gia độc lập, thống nhất.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Quang Thuấn nhận định: Với những nỗ lực, cố gắng cùng cơ chế, chính sách phát triển, quản lý văn hóa hợp lý, những năm qua, văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững.
Trở lại chân giá trị
Tuy nhiên, kinh tế thị trường và làn sóng toàn cầu hóa cũng làm xuất hiện nhiều thói hư, tật xấu, dẫn đến suy thoái đạo đức, lối sống lệch chuẩn. Trước thực trạng đó, mới đây, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Văn hóa và phát triển: Những vấn đề của Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới. GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn nhấn mạnh: “Bối cảnh quốc tế và vị thế của đất nước hôm nay đặt ra những thách thức mà văn hóa khó có thể tiếp tục tạo hành lang hay định hướng cho sự phát triển nhanh, bền vững nếu không nghiêm khắc nhìn nhận thực trạng, không thực sự cầu thị học hỏi kinh nghiệm các quốc gia đi trước và không quyết tâm giải quyết tận gốc vấn đề”.
Dễ nhận thấy nhất là hiện nay nước ta tiếp nhận văn hóa từ bên ngoài và chuyển đổi giai đoạn phát triển, đặt ra nhu cầu sốc lại những giá trị chuẩn. Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội Hồ Sỹ Quý cho rằng, hiện thời văn hóa Việt Nam mang một số vấn đề thực sự cản trở sự phát triển, đó là đạo đức xuống cấp, giáo dục yếu kém, y tế kém nhân văn, chính sách văn hóa bất cập, lễ hội ít văn hóa… Bảng giá trị của người Việt hiện nay đã xuất hiện một số “ngụy giá trị”, giả dối tương đối phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Thực tế, hiện tượng lệch lạc về giá trị lâu nay dư luận đã nói nhiều, nhưng nguy hiểm là dường như nó đã thành quen, được coi là bình thường. Những hành vi phản cảm, lố bịch của giới giải trí được các phương tiện truyền thống đưa tin hàng ngày khiến giới trẻ tưởng đó là chân giá trị. Bên cạnh đó là nạn bằng giả, kiến thức giả… rồi hiện tượng chạy chức, chạy quyền…
Theo ông Hồ Sỹ Quý, văn hóa và phát triển là mối quan hệ quy định lẫn nhau, do đó để phát triển đòi hỏi mỗi cá nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những thói hư tật xấu để trở lại chân giá trị. Bởi xã hội muốn phát triển, “ngụy giá trị” không thể chiếm chỗ của chân giá trị, giả dối không thể lấn át sự tử tế và chân thật. Mặt khác, phải có đột phá văn hóa trong giai đoạn đổi mới tiếp theo, nếu không sự vận động của văn hóa sẽ ngày càng kém đi, xuống cấp văn hóa là điều không thể tránh khỏi.
Theo Hồng Nhung - ĐBND
Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.
Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.
“Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.
Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.
I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.
Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.
Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.
Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.
Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.
Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.
(Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.
Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.
Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.
Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...
Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.