Văn hóa trong thời kỳ corona

09:27 17/03/2020

Khắp mọi nơi trên thế giới, các sự kiện văn hóa đang bị hủy bỏ vì dịch coronavirus. Một số phòng hòa nhạc đang cố gắng chống chọi lại xu hướng này bằng cách vẫn tiếp tục biểu diễn trong khán phòng trống khán giả và chia sẻ buổi hòa nhạc trực tuyến.

Hình ảnh trên tài khoản Twitter của Orchestra Sinfonica di Milano

Nhà hát nổi tiếng thế giới Teatro La Fenice ở Venice vẫn hoàn toàn im lặng khi tứ tấu đàn dây Dafne string bước lên sân khấu. Các nghệ sĩ bước lên và cầm lấy cây vĩ — bất chấp sự thật là không có bất cứ khán giả nào trong khán phòng rộng lớn, vốn có sức chứa trên 1.000 người. Khi bốn nghệ sĩ ngồi xuống ghế, nghệ sĩ violin Federica Barbali không khỏi cười mỉm trước hoàn cảnh khác thường này.

Trong một khoảnh khắc, người ta có thể nghe cả tiếng rơi của một ghim xuống nhà hát theo phong cách kiến trúc rococo tráng lệ được xây vào năm 1792 này. Sau đó nhóm tứ tấu bắt đầu biểu diễn bản tứ tấu dây số 4, Op.18 của Ludwig van Beethoven. Và khi âm nhạc bắt đầu, người ta chợt nhận ra là mình đang nghe nhạc một cách thoải mái tại chính ngôi nhà mình, chứ không phải nhà hát như mọi lần.

Buổi hòa nhạc phải được diễn ra

Nhà hát Teatro La Fenice quyết định biểu điễn trực tuyến buổi hòa nhạc, vì Italy đang bị đặt dưới tình trạng đóng cửa quốc gia. Các sự kiện văn hóa đều bị hủy bỏ trên khắp Italy và châu Âu trở thành một nơi bùng phát dịch bệnh do coronavirus gây ra. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả đời sống công cộng đều dừng lại; trong một quy củ nhất định thì đời sống văn hóa vẫn tiếp tục, các tổ chức đều tổ chức các sự kiện văn hóa với những hình thức mới cho các sự kiện văn hóa của mình.

Trên Twitter, buổi hòa nhạc của Teatro La Fenice được truyền đi, nó là một trong nhiều sự kiện được chia sẻ với từ khóa #iorestoacasa (tôi vẫn đang ở nhà). Những người Ý từ khắp đất nước đang sử dụng từ khóa này để nói về đời sống của họ trong những điều kiện cách ly và chứng tỏ tình đoàn kết với những người đang bị coronavirus lây nhiễm.

Nhưng trong đêm hòa nhạc đặc biệt này, đó còn là một cảm giác về sự gắn kết với cả nhóm tứ tấu đàn dây, vốn đang biểu diễn trong những điều kiện độc nhất vô nhị so với trước đây. Khi các khán giả online tiếp tục bình luận về buổi trình diễn, phần lớn đều biểu lộ sự biết ơn đối với buổi hòa nhạc tuyệt đẹp, một khán giả nhắc nhở người khác là họ đang xem một buổi hòa nhạc – bằng cách ra dấu hiệu cho họ trên thực tại số khi như khi họ đang cùng ở trong nhà hát.

Tứ tấu Dafne không phải là nhóm nhạc duy nhất phải áp dụng giải pháp biểu diễn trực tuyến trong những thời điểm đầy thách thức này. Dàn nhạc giao hưởng Giuseppe Verdi tại Milan đã buộc phải chơi trong một nhà hát trống vắng khán giả vào đầu tháng 3 vừa qua trong khi truyền buổi hòa nhạc trên mạng. Từ khóa học lựa chọn trong suốt thời điểm truyền sóng có lẽ mang đậm chất thơ hơn: #Lamusicanonsiferma — âm nhạc không là kết thúc.

Ở quốc gia láng giềng Thụy Sĩ, Dàn nhạc Lucerne đã tìm ra một giải pháp khác. Sau khi trở về từ một chuyến lưu diễn ở Bắc Ý vào tháng qua, tất cả các nghệ sĩ đều bị cách ly tại chỗ. Đối mặt với vấn đề trái ngược là có một khán phòng tràn ngập khán giả nhưng không dàn nhạc chơi trong một buổi tình diễn vở opera Salome của Richard Strauss, ban giám đốc quyết định mời một nghệ sĩ piano chơi bản chuyển soạn.

Không quốc gia nào trên thế giới rơi vào cảnh khủng hoảng vì coronavirus gây ra hơn Trung Quốc, nơi dàn nhạc giao hưởng Thượng hải bị buộc phải hủy bỏ các buổi hoà nhạc của mình. Thay vì biểu diễn trên sân khấu, nhiều nghệ sĩ đã lên WeChat – một nền tảng mạng xã hội nổi tiếng của  Trung Quốc, để chia sẻ các video bài tập âm nhạc của mình tại nhà cũng như các video được dàn dựng.

Các bảo tàng ở Trung Quốc cũng bắt đầu chia sẻ các bài viết trên các nền tảng truyền thông xã hội về các bộ sưu tập của mình trong tháng Giêng với hi vọng sẽ giúp cho những người bị cách ly vượt qua khỏi sự buồn chán.

Giải pháp bền vững?

Khi coronavirus đến Đức, phần lớn các nhà hát và phòng hòa nhạc đều quyết định thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của vùng về những sự kiện công cộng có nhiều người tham gia. Tại Cologne, dàn nhạc Gürzenich đã hủy bỏ tất cả các sự kiện với lượng khán giả trên 1.000 người tham gia theo khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn cho đến khi hết dịch.

Geoffry Wharton, nghệ sĩ Mĩ và là người giữ vị trí concertmaster của dàn nhạc Gürzenich trong vòng hơn 30 năm qua, cho biết trong sự nghiệp của mình, chưa khi nào ông thấy bất kỳ thứ nào như những biện pháp thực thi hiện nay. “Tôi đã từng chứng kiến nhiều sự kiện bị hủy bỏ nhưng không thấy điều nào như hiện nay. Điều tôi thấy gần gũi nhất có thể là một trải nghiệm về ngày 11/9/2001. Không ai biết điều đúng đắn nhất cần làm là gì. Rõ ràng là buổi hòa nhạc bị dừng lại nhưng tất cả các nghệ sĩ đều có mặt ở đó”.

Giống như các dàn nhạc ở Italy, dàn nhạc Gürzenich cũng quyết định thay vì hủy bỏ buổi hòa nhạc, họ chọn phát trực tiếp buổi biểu diễn qua mạng. Wharton nói ông cảm thấy hạnh phúc khi thấy dàn nhạc đang cố thử nghiệm những điều mới, khi theo sát buổi biểu diễn theo thời gian thực. Dẫu vậy, ông cho biết thêm nó có thể không là một giải pháp bền vững trong một thời gian dài: “Thật hay khi dàn nhạc có thể trình diễn theo cách này nhưng thực tế là mọi người vẫn muốn tới các phòng hoàn hạc để thưởng thức âm nhạc. và khi họ phải ở nhà trong nhiều tháng, mô hình biểu diễn trực tuyến có thể không là giải pháp khả thi, Wharton nói.

“Và đây là nơi tôi cảm thấy lo lắng cho nhiều đồng nghiệp và bạn bè tôi, những người hành nghề tự do. Không ai biết điều gì sẽ thực sự xảy ra với những nghệ sĩ tự do với những buổi biểu diễn không thể diễn ra”.

Theo Tô Vân - Tia Sáng

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Nhà thơ Phạm Tiến Duật năm 2002, khi vào tuổi 61, đã đưa ra mười tiêu chí để xác định “thế nào là nhà văn già”. Tỷ như nhà văn già là nhà văn thích đề tặng và chú thích, thích quản lý người khác mà không quản lý chính mình, thích chê bai xã hội, phàn nàn đủ thứ và tỏ ra mình là người lịch lãm, chỉ không biết chê chính cái mình viết ra…

  • Trong những ngày cuối tháng 5/2015, dư luận khắp nơi tỏ vẻ đồng tình với phát biểu tại Quốc Hội của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó giám đốc Học viện Quốc phòng): “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.

  • Khái niệm không gian văn hóa của các dòng sông đã rõ ràng và cụ thể khi liên quan đến quy hoạch cảnh quan kiến trúc của đô thị. Nhưng ngoài quy hoạch đô thị, không gian đó không chỉ gói gọn ở các điểm nhấn kiến trúc nhà cửa, cầu và cây xanh.

  • Khai thác các di tích văn hóa- lịch sử vào mục đích du lịch đang trở thành một hướng đi được quan tâm đầu tư của nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng bởi có lẽ đó là cách hiệu quả hàng đầu để quảng bá những giá trị văn hóa của một vùng miền mà không cần phải tốn quá nhiều lời.

  • Cô bé Lolita dạo chơi đến Việt Nam gần đây đã làm nổ ra một sự “mất đoàn kết” không nhỏ trong giới dịch thuật. Thậm chí, có khi người ta chú ý đến chuyện nóng bỏng của “trường văn trận bút” nhiều hơn là chú ý đến vẻ đẹp của cô ấy, hay nói cách khác, giá trị của bản thân tác phẩm của Vladimir Nabokov.

  • Truyền thông tạo định kiến “người Israel chuyên đánh bom cảm tử”, “người Anh lãnh đạm và xa cách”, nhưng văn chương liên kết nhân loại bằng những câu chuyện giản dị. Chủ đề này được nói đến trong Những ngày Văn học châu Âu tại Hà Nội.

  • Không phải là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng biến các khoảng đất trống ở Hà Nội thành sân chơi cho trẻ em nhưng họ là những người đầu tiên thực hiện thành công ý tưởng đó - chúng tôi muốn nói đến các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” (Think Playgrounds - TPG).

  • Nhân dịp tái bản có sửa chữa Lolita, dịch giả An Lý, người biên tập bản tiếng Việt lần này,  có bài viết về tác phẩm mà lịch sử xuất bản của nó sang các thứ tiếng khác dường như chịu một lời nguyền cho những bản dịch lại, hoặc những bản dịch liên tục sửa chữa.

  • Văn hóa đọc của Việt Nam không hề suy đồi? Vấn đề là giới trẻ của chúng ta đang quan tâm gì và đọc gì?

  • Robert Lucius - giám đốc chương trình khu vực châu Á, Tổ chức Humane Society International, một tổ chức bảo vệ động vật quốc tế hơn 60 năm - đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi đặc biệt khi Việt Nam đã làm ông thay đổi cuộc đời của mình, từ một sĩ quan quân đội ông trở thành nhà hoạt động bảo vệ động vật.

  • Trách nhiệm giáo dục thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? có nhiều người đổ lỗi cho đó là bị tác động bởi "mặt trái của kinh tế thị trường".

  • Con số 6.200 nói lên điều gì...!

    6.200 người bị nhập viện do ẩu đả trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nói lên điều gì, chẳng phải là bạo lực đang lên ngôi!

  • Xem lễ hội ở xứ ta dễ có cảm giác mình bị dẫm nát như những cánh hoa trên Đường hoa xuân. Lễ hội Việt hiện đại, không khéo, trở thành đồng nghĩa với từ vandalism – nôm na là hủy hoại các giá trị văn hóa nhân loại.

  • Tưởng lì xì con trẻ là... chuyện nhỏ, nhưng thật ra có rất nhiều điều đáng bàn quanh câu chuyện lì xì đầu năm.

  • Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.

  • Theo thống kê của Cục Xuất bản-in-phát hành, năm 2014 ngành xuất bản đã tăng 50 triệu bản sách so với 10 năm trước.

  • Đó là một trong những vấn đề đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm với chủ đề “Những cuốn sách làm ô nhiễm môi trường giáo dục thanh thiếu niên - Thực trạng và Giải pháp”, do Hội xuất bản Việt Nam tổ chức vào sáng nay 21/1 ở TPHCM.

  • Tiếp theo Thánh Gióng, lại thêm một vị “Tứ Bất tử” nữa của người Việt Nam được dựng tượng. Đó là Đức Thánh Tản, hay Tản Viên Sơn Thánh, hay gọi một cách học trò là Sơn Tinh, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.

  • “Phải xem hành lang pháp lý cho văn hóa còn thiếu cái gì. Cái gì lỗi thời rồi cần đổi mới, cái gì mâu thuẫn cần điều chỉnh”, GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, nói tại hội thảo quốc gia Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

  • Cả nước lại sắp bước vào mùa lễ hội Tết Ất Mùi 2015. “Đến hẹn lại lên”, những câu chuyện tiêu cực mùa lễ hội dường như vẫn là bài toán nan giải đối với các nhà quản lý.