Văn chương vốn dĩ thăng trầm

15:09 01/12/2008
HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

Còn nhớ hôm nào nói chuyện với nhau, Ngọc Tư bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống xung quanh: “Truyện của em viết ra, nó có đời sống của nó, người ta lấy nó làm phim mà phim dở, thì kệ người ta chứ”. Ấy là Ngọc Tư biết rằng: Tự thân tác phẩm có một đời sống trong văn đàn, trong công chúng, trong lòng bạn đọc. Điều này, được chứng minh bằng việc tập sách Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được tái bản nhiều lần và nhanh chóng trở thành hiện tượng best seller- một trong những hiện tượng hiếm hoi của làng sách Việt Nam.
Với người viết, điều đó là một niềm động viên, một niềm tin vào tay bút, vào công chúng. Tin lắm chứ, khi có một bạn đọc tận phương trời xa xôi chưa từng biết Ngọc Tư cũng tình nguyện làm một trang web và tự mình cập nhật tất cả tác phẩm cũng như bài báo viết về Ngọc Tư- như một cách làm tư liệu giúp nhà văn nơi đất Mũi xa xôi vậy.

Cách đây chưa lâu, Ngọc Tư tâm sự: “Em còn định viết nhiều lắm, nhưng chưa tiện nói ra, người ta thấy mình làm nhiều quá là họ cản à nghen!”. Tội lắm vậy. Sao có một không gian xã hội mà nơi đó những người sung sức làm việc phải tự kiềm nén mình vì một lý do “có ai đó cản, không cho mình làm nhiều”. Vậy mà điều đó có thật. Có thật ngay tại đồng bằng sông Cửu Long hiền hoà, ngay tại thế kỷ XXI- khi văn minh loài người đã tiến đến đỉnh cao của tinh thần nhân bản.

Vậy đó, tự ý thức kiềm nén mình, tự biết tránh những hệ lụy xôn xao của văn đàn, vậy mà Ngọc Tư vẫn bị kiểm điểm. Bị kiểm điểm bởi Ngọc Tư vẫn là hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau. Mà Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đặt dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Ban Tuyên giáo đã đề nghị Hội Văn học Nghệ thuật phải “kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc, rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển. Tất nhiên, cần phải phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân- thiện- mỹ”. Đây chỉ là một trong bốn nội dung kiểm điểm Ngọc Tư. Không nói đến việc nhận định Ngọc Tư viết văn không có thực tiễn, chính cái cách cầm tay chỉ việc rằng Ngọc Tư viết văn phải “đúng hiện thực và có định hướng” thì quả là Ban Tuyên giáo đang chỉ đạo nhân viên thuộc cấp của mình, chứ không phải đối thoại với nhà văn.

Nhà văn có phương pháp riêng, họ được quyền tự do sáng tác, tức là họ được quyền làm nên tác phẩm văn chương, miễn là tác phẩm đó không đi ngược với đạo đức, lối sống của dân tộc. Tác phẩm của họ, có phải là văn chương hay không, bạn đọc và thời gian sẽ kiểm nghiệm. Họ có dùng thủ pháp hư cấu hay trào lộng hay hiện thực là ở sự chọn lựa của họ. Cái hướng chân thực của văn chương chính là khuynh hướng sáng tác của mỗi tác giả. Mỗi tác giả đều tự định hướng cho tác phẩm của mình. Khi định hướng đúng, cái anh ta viết ra mới thực sự là tác phẩm. Còn khi nhà văn vì một lý do gì đó mà định hướng sai cho ngòi bút của mình, hệ quả nhãn tiên nằm ngay ở những cái anh ta viết ra. Đó thực sự tự nhiên. Thành công hay thất bại của một tác phẩm, phụ thuộc vào thời gian và công chúng. Thời chúa Trịnh và thời nhà Nguyễn từng cấm đoán Truyện Kiều, cho rằng đây là tác phẩm dâm thư. Nhưng dân gian vẫn thuộc Truyện Kiều, thế giới vẫn công nhận Truyện Kiều là kiệt tác văn chương của dân tộc Việt. Hay như mới đây, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn phát biểu rằng những sách của Trương Vĩnh Kỳ có thời nếu phát hiện sẽ bị tịch thu, nhưng mấy năm gần đây lại được tôn vinh là sách vàng trong các cuộc thi do Nhà nước tổ chức.

Do vậy, nếu nói Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là đáng phê phán, thì đó cũng chỉ là ý kiến của một chiều tư tưởng. Còn nếu xem việc đinh hướng tư tưởng sẽ tạo ra nhà văn thì đây quả là một điều chưa có tiền lệ trong lịch sử văn chương.
H.L

(nguồn: TCSH số 207 - 05 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÝ HẠNHAi trong đời chẳng đã một lần làm thơ. Dù làm thơ để giải trí hay sẻ chia thì những trang thơ ấy cũng là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn.

  • LTS: Có một chuyện ít người biết là các nhà văn Tô Hoài, Xuân Diệu, Huy Cận không nhớ ngày sinh của mình. Xuân Diệu, con nhà Nho, thì biết mình sinh giờ Thìn, ngày Thìn, tháng Thìn, năm Thìn, nhưng không biết dương lịch ngày nào. Nhà văn Tô Hoài cũng vậy, nhưng nhớ Bà Cụ cho biết sinh ông đêm rằm Trung Thu. Sau này, sang Nga, bạn người Nga hỏi, mới tra ra ngày Tây là 27-9-1920. Do đó trên các tư liệu, thường thấy ghi ngày sinh: 07-9-1920, và nhà văn cũng không buồn đính chính. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Tô Hoài, Sông Hương nhận được bài viết của nhà văn Đặng Tiến cùng thông tin về ngày sinh Tô Hoài nói trên. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

  • HOÀNG DŨNGKhông phải ngẫu nhiên khi ta nói vũ trụ, thế giới thì vũ, giới là không gian, mà trụ, thế là thời gian. Ngay trong những khái niệm tưởng chỉ là không gian, cũng đã có thời gian quấn quýt ở đấy.

  • LTS: Trong các ngày 7-9/9/2010 sắp đến, Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế sẽ tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Léopold Cadière (1869-1955), Nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học, chủ bút của tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H), một trong số các tờ báo hay nhất ở Đông Dương thuở trước. Hội thảo sẽ có một số nội dung liên quan đến văn hóa Huế như Văn hóa Huế, Mỹ thuật Huế, Cổ vật Huế dưới con mắt của L. Cadière... Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương đăng bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, chuyển tải vài nét về hoạt động văn hóa của Léopold Cadière. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.S.H

  • NGUYỄN THỊ HÒA Không cần phải bàn cãi, Từ điển tiếng Huế của Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Minh Đức là một tác phẩm Từ điển. Một quyển từ điển về phương ngữ địa phương Huế mà dày dặn, công phu, với 2050 trang, thể hiện công sức nghiên cứu miệt mài của một vị bác sĩ - nghiệp dư với nghề ngôn ngữ, nhưng đầy nhiệt tình và khá chuyên nghiệp trong nghiên cứu.

  • Sinh ngày 6-2-41 tại Huế. Hy sinh ngày 11-10-68 tại vùng biên giới tỉnh Tây Ninh, nguyên quán làng Bát Tràng tỉnh Bắc Ninh. Học sinh cũ Trường Quốc Học, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ban Việt văn. Tên thật và bút hiệu công khai, chính thức: Trần Quang Long. Các bút hiệu khác: Thảo Nguyên, Chánh Sử, Trần Hoàng Phong.

  • TRẦN HỮU LỤCỞ tuổi 20, hành trình sáng tác của Nhóm Việt gắn liền với những biến cố lịch sử ở miền Nam (1965-1975). Những cây bút trẻ của Nhóm Việt đã bày tỏ một thái độ dấn thân ngày càng sâu sắc, vừa trên bình diện ý thức công dân, vừa trên bình diện ý thức nghệ sĩ.

  • PHONG LÊ(Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân 10-7-1910 – 28-7-1987)

  • NGUYÊN QUÂN Phía đằng sau những con chữ bình dị như một chốn quê nhà chưa bị ô nhiễm cơn đau phố bụi, một ngôi làng yên bình vẫn luôn hằng hiện trong mỗi hơi thở, mỗi bước gian truân của tác giả là sự chân thật đến nao lòng.

  • LÝ HOÀI THU Những câu thơ đầu tay của Hữu Thỉnh cất lên từ những cánh rừng Trường Sơn được anh gọi là “Tiếng hát trong rừng”. Anh viết về đồng đội, về cơn sốt rét rừng, về những trận bom và vết hằn xe xích, về mây, suối, dốc, thác Trường Sơn.

  • THÁI DOÃN HIỂU…Khi sự vong ân bội nghĩa của người đời đang diễn ra ở khắp đó đây thì Hoàng Trần Cương là người sống bằng ân sâu nghĩa cả. Với anh, ân nghĩa là một gánh nặng phải gánh. Anh nói về ân nghĩa như là một thứ trí nhớ của lương tri, một món nợ không bao giờ trả xong…

  • VŨ DUY THÔNG        (Thơ - Nghiêm Huyền Vũ, Nxb Trẻ 2000)Khác với bên ngoài, Nghiêm Huyền Vũ trong thơ là người trầm tư, cái trầm tư nhuốm vị triết học.Vây bọc quanh anh là không gian, thứ không gian cô liêu.

  • TRẦN QUỐC THỰCÍt người chịu đi tìm tiếng nói riêng khi đọc một tập thơ, một chặng thơ của một người. Qua từng chặng thơ, tiếng nói riêng ấy sẽ trở thành một cách thơ riêng biệt. Và đó là điều đáng mừng cho đội ngũ sáng tác.

  • NGUYỄN THANH TÚ          (Phác thảo chân dung nhà văn Nguyễn Bảo)

  • LGT: Cuốn tiển thuyết “Biết đâu địa ngục thiên đường” của nhà văn Nguyễn Khắc Phê vừa xuất bản được xem là tác phẩm thành công nhất của ông, cũng là cuốn tiểu thuyết viết kỹ lưỡng nhất, lâu nhất. Cuốn tiểu thuyết này hiện nay nằm trong danh sách những cuốn vào chung khảo cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam. Sông Hương xin giới thiệu những ý kiến nhận định rất chân thành của Giáo sư Trần Đình Sử, nhà văn Ma Văn Kháng và nhà nghiên cứu phê bình Từ Sơn.

  • FAN ANHCon người khác con vật không chỉ ở đặc điểm con người có một bản ngã, một cái tôi luôn biến động, mấu chốt nằm ở chỗ, con người có thể có nhiều bản ngã khác nhau, tồn tại một cách âm thầm trong những thế giới mà nhiều khi ngay bản thân mỗi cá nhân chúng ta cũng không thể am tường hết.

  • VĂN CẦM HẢI(Nhân đọc “Giọng nói mơ hồ” - Nguyễn Hữu Hồng Minh. Nxb trẻ 1999)

  • ĐỖ NGỌC YÊNHồ Quý Ly là một nhân vật lịch sử có thật. Hơn nữa ông đã từng làm đến chức quan Thái sư dưới thời nhà Trần khoảng từ năm 1370 - 1400, và lập nên nhà Hồ từ năm 1400 - 1407.

  • Phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Việt - chuyên viên Hiệp hội CLB UNESCO Việt Nam – nhân cuộc triển lãm thư pháp thơ “Nhật ký trong tù” của Bác Hồ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế 8-2000

  • LÊ HUY QUANGVào ngày 19/5/2010 này, cả nước ta sẽ tưng bừng Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, nhà thơ Hồ Chí Minh, một người Việt Nam đẹp nhất.