Văn chương vốn dĩ thăng trầm

15:09 01/12/2008
HIỀN LƯƠNGVậy là Nguyễn Ngọc Tư sẽ bị kiểm điểm thật. Cầm tờ biên bản của Ban Tuyên giáo tỉnh Cà Mau trên tay, trong tôi trào dâng nhiều cảm xúc: giận, thương, và sau rốt là buồn...

Còn nhớ hôm nào nói chuyện với nhau, Ngọc Tư bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống xung quanh: “Truyện của em viết ra, nó có đời sống của nó, người ta lấy nó làm phim mà phim dở, thì kệ người ta chứ”. Ấy là Ngọc Tư biết rằng: Tự thân tác phẩm có một đời sống trong văn đàn, trong công chúng, trong lòng bạn đọc. Điều này, được chứng minh bằng việc tập sách Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được tái bản nhiều lần và nhanh chóng trở thành hiện tượng best seller- một trong những hiện tượng hiếm hoi của làng sách Việt Nam.
Với người viết, điều đó là một niềm động viên, một niềm tin vào tay bút, vào công chúng. Tin lắm chứ, khi có một bạn đọc tận phương trời xa xôi chưa từng biết Ngọc Tư cũng tình nguyện làm một trang web và tự mình cập nhật tất cả tác phẩm cũng như bài báo viết về Ngọc Tư- như một cách làm tư liệu giúp nhà văn nơi đất Mũi xa xôi vậy.

Cách đây chưa lâu, Ngọc Tư tâm sự: “Em còn định viết nhiều lắm, nhưng chưa tiện nói ra, người ta thấy mình làm nhiều quá là họ cản à nghen!”. Tội lắm vậy. Sao có một không gian xã hội mà nơi đó những người sung sức làm việc phải tự kiềm nén mình vì một lý do “có ai đó cản, không cho mình làm nhiều”. Vậy mà điều đó có thật. Có thật ngay tại đồng bằng sông Cửu Long hiền hoà, ngay tại thế kỷ XXI- khi văn minh loài người đã tiến đến đỉnh cao của tinh thần nhân bản.

Vậy đó, tự ý thức kiềm nén mình, tự biết tránh những hệ lụy xôn xao của văn đàn, vậy mà Ngọc Tư vẫn bị kiểm điểm. Bị kiểm điểm bởi Ngọc Tư vẫn là hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau. Mà Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đặt dưới sự quản lý của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ. Ban Tuyên giáo đã đề nghị Hội Văn học Nghệ thuật phải “kiểm điểm phê phán tác giả một cách nghiêm khắc, rút kinh nghiệm khi viết, cần phải có thực tiễn cuộc sống, cái đẹp, cái tốt mà xã hội đang xây dựng và phát triển. Tất nhiên, cần phải phê phán cái chưa tốt, nhưng phải đúng hiện thực và có định hướng cho con người đến cái chân- thiện- mỹ”. Đây chỉ là một trong bốn nội dung kiểm điểm Ngọc Tư. Không nói đến việc nhận định Ngọc Tư viết văn không có thực tiễn, chính cái cách cầm tay chỉ việc rằng Ngọc Tư viết văn phải “đúng hiện thực và có định hướng” thì quả là Ban Tuyên giáo đang chỉ đạo nhân viên thuộc cấp của mình, chứ không phải đối thoại với nhà văn.

Nhà văn có phương pháp riêng, họ được quyền tự do sáng tác, tức là họ được quyền làm nên tác phẩm văn chương, miễn là tác phẩm đó không đi ngược với đạo đức, lối sống của dân tộc. Tác phẩm của họ, có phải là văn chương hay không, bạn đọc và thời gian sẽ kiểm nghiệm. Họ có dùng thủ pháp hư cấu hay trào lộng hay hiện thực là ở sự chọn lựa của họ. Cái hướng chân thực của văn chương chính là khuynh hướng sáng tác của mỗi tác giả. Mỗi tác giả đều tự định hướng cho tác phẩm của mình. Khi định hướng đúng, cái anh ta viết ra mới thực sự là tác phẩm. Còn khi nhà văn vì một lý do gì đó mà định hướng sai cho ngòi bút của mình, hệ quả nhãn tiên nằm ngay ở những cái anh ta viết ra. Đó thực sự tự nhiên. Thành công hay thất bại của một tác phẩm, phụ thuộc vào thời gian và công chúng. Thời chúa Trịnh và thời nhà Nguyễn từng cấm đoán Truyện Kiều, cho rằng đây là tác phẩm dâm thư. Nhưng dân gian vẫn thuộc Truyện Kiều, thế giới vẫn công nhận Truyện Kiều là kiệt tác văn chương của dân tộc Việt. Hay như mới đây, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn phát biểu rằng những sách của Trương Vĩnh Kỳ có thời nếu phát hiện sẽ bị tịch thu, nhưng mấy năm gần đây lại được tôn vinh là sách vàng trong các cuộc thi do Nhà nước tổ chức.

Do vậy, nếu nói Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư là đáng phê phán, thì đó cũng chỉ là ý kiến của một chiều tư tưởng. Còn nếu xem việc đinh hướng tư tưởng sẽ tạo ra nhà văn thì đây quả là một điều chưa có tiền lệ trong lịch sử văn chương.
H.L

(nguồn: TCSH số 207 - 05 - 2006)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ THÍ

    Trong một bài trả lời phỏng vấn, Đặng Tiến cho biết: “Tôi sinh 1940 tại xã Hòa Tiến, thành phố Đà Nẵng. Năm 1960, vào Sài Gòn học Đại học Văn Khoa, 1963 ra trường, đi dạy tại trường cấp 3 A.Yersin. Từ 1968, tôi về Pháp, học thêm ở Đại học Paris và bắt đầu công việc dạy Pháp văn cho một trường cấp 3 ở Orléans (cách Paris 100km). Cùng với Giáo sư Tạ Trọng Hiệp, tôi lập ra Ban Việt học tại ĐH Paris 7, giảng dạy ở đây từ 1969 - 2005”.

  • LẠI NGUYÊN ÂN

    Bạn đọc ngày nay đều biết bài thơ Huế tháng Tám nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, bài thơ được in trong tập Từ ấy và cho đến nay đã có mặt ở hầu hết các tuyển tập thơ Tố Hữu, đã đi vào sách giáo khoa của nhà trường phổ thông.

  • NGÔ THẢO
    (Từ kỷ niệm của một nhà văn)

    Trong đời mỗi người, thường vẫn có một nhà văn, mà ta thường tìm tới đọc lại vào những lúc cuộc sống chung hoặc riêng gặp những chuyện cần suy nghĩ.
     

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Mỗi tác phẩm đều là một sự thể nghiệm của nhà văn. Tất cả những tư tưởng, tình cảm và con người đều in dấu vào trang sách, hắt sáng lên những trang đời mới mẻ.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG

  • MAI VĂN HOAN

    Tháng 6 năm 1995, khi gửi tập “Thơ Phùng Quán” vào Huế tặng nữ nhà văn Hà Khánh Linh, chị Bội Trâm - vợ nhà thơ Phùng Quán, ghi: “Thân tặng Hà Khánh Linh, người đã một thời khơi nguồn cảm hứng cho anh Quán làm thơ”.

  • Trong khi một số người viết mới xuất hiện hoặc không thuộc dòng “chủ lưu” cần được có những diễn đàn để có thể công bố tác phẩm, đối thoại, trao đổi một cách bình đẳng những vấn đề trực diện về nội dung và sáng tạo, thì điều này gần như là chuyện quá xa vời. Những gì được phổ cập trên mặt báo, sách xuất bản hiện thời quá thiếu tinh thần cống hiến, thiếu những tìm tòi nghiêm túc về nghề nghiệp và tri thức.

  • TRƯƠNG THỊ CÚC - NGUYỄN XUÂN HOA Năm 1885 được đánh dấu bằng một sự kiện lịch sử quan trọng: đêm mồng 4, rạng ngày mồng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết và nhóm chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn đã tiến công vào sào huyệt của thực dân Pháp tại kinh thành Huế, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Cần Vương, một giai đoạn quan trọng trong lịch sử chống thực dân Pháp.

  • TRẦN THỊ NGỌC LAN Nhà xuất bản Văn học(Đọc tập truyện ngắn Chưa đủ để gọi là khoảnh khắc của Lê Minh Phong - NXB Văn học, 12 - 2011)

  • LGT: Lần đầu tiên khi tiếp cận với thể thơ Hài cú (Haiku) của Nhật Bản, R. M. Rilke (1875 - 1926) đã lập tức bị lôi cuốn vì vẻ đẹp dung dị và thuần khiết của thể thơ nhỏ bé, ngắn ngủi, ít lời nhất trên trường văn chương quốc tế.

  • BÙI VĂN KHA (Đọc Máy bay đang bay và những bài thơ khác - Thơ Nguyễn Hoa - Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ (Đọc Rễ bèo chân sóng, hồi ký của Vũ Bão, Nxb Hà Nội, 2011)

  • Nhân 100 năm ngày sinh nhà văn Thanh Tịnh (12/12/1911-2011) và 70 năm ra đời “tôi đi học”

  • TÔN THẤT BÌNH "Biến động" là tập đầu trong bốn tập kể lại "một giai đoạn đấu tranh của nhân dân ta trước biến động của lịch sử khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, khi vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc Pháp, chăm lo cuộc sống riêng mình" (Lời Nhà xuất bản. tr.5).

  • BỬU NAM Tên nhà thơ không còn xa lạ gì với bạn đọc Sông Hương. Có thể nói hình như Tạp chí Sông Hương là mảnh đất thích hợp gieo trồng những tìm tòi nghệ thuật mới của anh.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT Trong Lời giới thiệu tác phẩm mới xuất bản của Phan Trung Thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã nhận xét rằng, tác giả của Ăn xà bông(*) đã rẽ ra được một lối đi cho riêng mình như kết quả của nỗ lực lao động nghệ thuật.

  • PHAN HỒNG MINH «Long thành cầm giả ca» là bài thơ mở đầu phần «Bắc hành tạp lục» trong tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du (1). Bài thơ ghi lại mối cảm thương vô hạn của nhà thơ với cuộc đời «dâu bể» của một ca nữ tài hoa đất Long thành mà ông được tận mắt chứng kiến.

  • THĂNG LONG (Nhân đọc Vũ điệu không vần - Tứ khúc - và những tiểu luận khác của Khế Iêm, Nxb Văn học, 2011)

  • KHÚC CẦM Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân xuất bản năm 1942 là cuốn sách khám phá và đánh giá đầu tiên đối với phong trào Thơ Mới.

  • LÊ THĂNG LONG Sự ra đời của cấu trúc luận, giải cấu trúc đã kéo theo sự đổ vỡ của những quan niệm truyền thống mang tính phổ quát về nghệ thuật sáng tạo khởi thủy từ Platon.