Có một bộ phim tôi không thực nhớ nội dung, một bộ phim của Woody Allen mang tên "Đóa hồng tím ở Cairo", câu chuyện mang máng mà tôi còn nhớ, đó là một người phụ nữ thất bại trong tất cả mọi khía cạnh cuộc đời, rồi cô vào một rạp chiếu bóng, xem một bộ phim, và trong giây phút ấy, cô quên béng mất cuộc đời mình, cô òa khóc, không phải vì mình, mà vì những nhân vật trong phim.
Dường như với tôi, văn chương cũng là như vậy, mặc dù có vẻ giống đời thực (nó bắt chước đời hay đời bắt chước nó thì còn là vấn đề cần tranh luận), nhưng thực tế văn chương không liên quan gì tới cuộc đời thực cả, và nó nên như vậy.
Kết luận ấy có thể là vội vã, bởi không có thứ văn chương nào không có chút dính líu đến những trải nghiệm đời thực, ngay cả khi Kafka viết về một người đàn ông bỗng một đêm tỉnh dậy thấy mình biến thành một con bọ gì đó, thì nó ắt cũng sinh ra từ một cảm thức về sự méo mó và lạc loài - những cảm thức có thực. Chứ đừng nói đến Chiến tranh và hòa bình rõ ràng là về cuộc chiến chống Pháp của người Nga. Nhưng có lẽ, cũng giống như nghịch lý cái tàu biển, khi cứ thay dần những bộ phận trên một con tàu sang một bộ phận mới, thì đến bao giờ con tàu không còn là con tàu cũ nữa? Và khi những dữ liệu thực tế được thay dần bằng những diễn ngôn văn học thì đến bao giờ thực tế không còn là thực tế nữa? Tôi thì tin rằng ngay từ khi thay “bộ phận” đầu tiên, dù đó có thể nhỏ như một cây đinh hay một con ốc vít, thì chính lúc này, thực tế đã bị biến dạng và đánh mất mình, con tàu thực tế đã hóa thành con tàu mộng ảo văn chương.
Tôi viết tập truyện ngắn Dưới mái hiên đêm, những khách lạ với một tâm thế như vậy, “con tàu nền móng” của tôi là những câu hỏi thực tế mà một độc giả văn học, một khán giả hội họa, một thính giả âm nhạc hẳn đều đã từng nghĩ qua: Shakespeare có thật đã viết ra những vở kịch vĩ đại ấy? Mà Shakespeare thật sự là ai? Elvis Presley có phải đã chết không hay vẫn còn sống đâu đó trên đời? Hemingway tại sao lại tự sát? Mối quan hệ giữa Gauguin và Van Gogh phải chăng có gì đó gần giống một tình yêu, hay một dục vọng hủy hoại lẫn nhau, như trong những áng văn của Yukio Mishima vậy? Tại sao Van Gogh phát điên? Người ta đã lấy trái tim của Chopin ra như thế nào sau khi ông mất? Hay trong văn chương Việt Nam, chẳng nhẽ bạn không tò mò Nguyễn Tuân đã quay Cánh đồng ma như thế nào và đã diễn ra sao ở Hương Cảng ư? Tôi thì có. Và tôi cũng luôn thấy thật bí hiểm, cái cách mà một văn nhân như Tố Như lại đi giang hồ trong suốt ba năm.
Không, tôi không muốn cố gắng đưa ra một giả thuyết cho những điều ấy - nếu muốn đọc giả thuyết, người ta có thể, chỉ mất ba giây, tra trên Google, nghiên cứu có mà thuyết âm mưu cũng có. Tôi cũng không muốn làm sáng tỏ bất cứ câu hỏi nào, bởi lẽ, tôi tin người ta không (nên) tìm đến văn chương vì sự sáng tỏ: người viết văn có thể am tường một chủ đề nào đó nhưng lại không thể chính xác như người viết sử hay những người làm khoa học, người viết văn cũng suy tư về cuộc đời nhưng lại cũng không thể sâu xa lắm lí lẽ như một triết gia, nói rằng người viết văn cần nắm bắt tâm lý con người cũng đúng nhưng họ cũng không hiểu nó thấu đáo như một nhà tâm lý, và bạn thấy đấy, có nghĩa văn chương vốn dĩ đã không cần thiết, nó chỉ nằm ở lưng chừng cho những ai quyết định rằng, tôi chỉ muốn vãn cảnh dạo chơi, đừng bắt tôi khăn gói đi tới tận cùng của những tận cùng. Tất nhiên, có những cuộc “vãn cảnh” chất chứa những trò chơi mạo hiểm, như cuộc viết của Dostoevsky, của Lev Tolstoi, của Kafka, và nhiều nữa.
Quay lại câu chuyện của cá nhân mình, vâng, tôi không có ý định rằng, sau khi đọc xong bạn sẽ sáng tỏ Shakespeare là ai, Hemingway vì đâu tự sát, mối quan hệ của Gauguin và Van Gogh thực chất là gì. Dù muốn hay không, tôi nhận ra rằng mỗi con người này, ngay cả khi tôi đọc một tiểu sử trình bày cu ti củ tỉ từng mốc thời gian cuộc đời họ, thì vẫn còn rất nhiều những khoảng trống, những ngày nằm giữa các cột mốc đó, vẫn còn trắng xóa, mờ mịt và bí ẩn. Tất cả những cuốn tiểu sử (và cả cáo phó nữa, hỡi ôi!) đều dựa trên giả định rằng, cuộc đời con người là những gạch đầu dòng, những sự kiện ngắt quãng nhau, trong khi đó, cuộc đời thực là những chuỗi ngày nối liên tục, những giờ trôi qua không ngưng nghỉ, hay ít nhất ảo tưởng về thời gian khiến con người cảm nhận thế, nhưng tóm lại sẽ có những ngày vĩ nhân chẳng làm gì cả, họ đi ngủ, có thể là nằm mơ, có thể họ sẽ thức dậy ăn một trái táo và nghĩ mông lung về một điều gì đó - nhưng chúng hóa ra lại rất quan trọng trong tiến trình đời họ. Có rất nhiều những lỗ hổng, những khúc ngoặt nho nhỏ, những mật thất, những giấc mơ như thế trong cuộc đời của một con người, những phần mà sự thật dù dày một ngàn bốn trăm tám chục trang cũng không thể chạm đến. Và trên tư cách một người viết, tôi coi đó là những bộ phận thuyền đã han gỉ đến mức không rõ hình thù, rồi tôi thay chúng bằng những bộ phận trong tưởng tượng.
Có thể là, thậm chí không giúp người ta sáng tỏ hơn, những truyện ngắn trong cuốn sách này còn khiến bạn rối trí hơn. Nhưng nói cho cùng, tôi nghĩ điều ấy được phép, bởi con người không sinh ra để được hiểu, ngoài lề một chút, tôi nhận ra điều đó khi là một người hâm mộ ban nhạc The Beatles. Có đến hàng trăm cuốn sách về họ, và cứ mỗi năm lại xuất hiện những cuốn mới, những bài báo mới, tuyên bố rằng đây mới là sự thật tối hậu về The Beatles, nhiều đến mức dường như chẳng có sự thật nào hết. Và người ta hàng chục năm qua đã châu đầu vào nghiên cứu The Beatles mà có hiểu họ hết đâu? Vậy thì rõ ràng con người không sinh ra để được hiểu. Đó là thực tế quan trọng nhất đối với một người viết, tôi nghĩ vậy, và tôi vẫn luôn tự hỏi rằng liệu Dostoevsky vì lẽ gì để nhân vật Stavrogin trong Lũ người quỷ ám bỗng nhiên cắn tai một người? Cái hành động bột phát ấy dường như xuất phát từ một tầng sâu không thể đo đếm. Nhưng nó thoáng cho ta thấy một điều gì mà những lý luận của các triết gia hay sự thật của các nhà khoa học không thể cho ta thấy. Điều gì đó ấy có thể không quan trọng lắm đâu, nhưng chí ít, đó là thứ cảm xúc duy nhất mà chỉ văn chương mới có thể đem lại cho ta: sự khai sáng về sự mù mờ của thế giới.
Ba truyện cá nhân tôi ưng ý nhất trong tập sách này là: Đêm cứ rơi, cứ rơi (về Shakespeare), Đêm sau cái chết luôn là một đêm dài (về Elvis Presley), và Trong y, một tảng băng trôi (về Hemingway). Đặc biệt là truyện về Shakespeare, nó bắt nguồn từ câu hỏi tại sao Shakespeare, sau Đêm thứ mười hai (hay Muốn gọi là gì cũng được), không còn viết hài kịch nữa, chỉ viết bi kịch, và nếu còn viết hài kịch thì là những hài kịch đen tối? Và cả câu hỏi Shakespeare là ai? Có thật ông đã viết những tác phẩm này? Tôi kết nối chúng trong một sự thật khác, rằng ông là người đầu tiên trên thế giới viết ra hai tiếng “lonely” (cô đơn) (vâng, một từ nhưng hai tiếng). Tất cả còn lại, là trí tưởng tượng của tôi về những chuyến phiêu du của ông, về tuổi trẻ của ông, hay đúng hơn, sự thất lạc tuổi trẻ của ông.
Nếu còn điều gì muốn chia sẻ thêm về Dưới mái hiên đêm, những khách lạ, thì đó là tôi, trên tư cách một người luôn tin rằng âm nhạc, bằng cách không nói gì cả, lại nói được nhiều hơn ngàn vạn chữ nghĩa, đã cố gắng bằng mọi cách, để âm nhạc tràn vào cấu tứ của cuốn sách. Hãy coi như một giấc mơ hão huyền của tôi, là thông qua ngôn ngữ, tôi có thể tập tành nguệch ngoạc nên một giai điệu nào đó. Bởi tôi thực cho rằng, những kỹ thuật viết suy cho cùng đều rất tương thích với nhịp điệu một bản nhạc: những đoạn cao trào - fortissimo, và ngay sau đó, những rủ rỉ rù rì - pianissimo, những đoạn dồn dập mạnh dần chơi đùa với thần kinh - crescendo, những hố bí ẩn thoáng run lên rồi thoáng biến mất như chưa từng có gì xảy đến - tremolo...
Và phần trích nhập đề tựa đầu tiên mà tôi đã chép từ nhà soạn nhạc Felix Mendelssohn: “Ngôn từ, với tôi, thật khả nghi, thật mập mờ và thật dễ hiểu nhầm khi so cùng âm nhạc, thứ lấp đầy hồn ta bằng cả ngàn điều đẹp hơn ngôn từ.”
Theo Hiền Trang - Tia Sáng
Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Đào Trọng Khánh thường được biết đến trong vai trò đạo diễn, nhà sản xuất hàng đầu của nền điện ảnh tài liệu Việt Nam. Ở tuổi 80, ông gây bất ngờ cho đồng nghiệp, công chúng khi vừa ra mắt cuốn sách Đất và người do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tác phẩm tập hợp bài viết, hình ảnh và tư liệu lịch sử được ông tích lũy suốt hành trình làm phim cách đây đã 50 năm.
Người ta bàn nhiều về trường ca với phẩm tính trường hơi, trường sức, cảm hứng hùng tráng gắn với các sự kiện trọng đại của cộng đồng, quốc gia dân tộc. Nếu từ góc độ ấy, đặt vào lịch sử Việt Nam, có cảm giác rằng, đây là nguồn mạch sẽ sản sinh những trường ca bất hủ.
Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
Tuyển thơ “Biển bắt đầu từ sóng” (NXB Đà Nẵng, 2020) tập hợp sáng tác của 108 tác giả do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn TP Đà Nẵng chủ biên ra mắt trong tháng 5 như một món quà thơ ca đa thanh, lấp lánh.
Trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài giữ một vị trí đặc biệt.
Nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6 và hè 2020, NXB Văn học giới thiệu bộ ba tiểu thuyết thiếu nhi Từ giã tuổi thơ, Những ngày lưu lạc và Đảo đá kỳ lạ của nhà văn kháng chiến Nguyễn Minh Châu.
“Đoản khúc chiều phù dung” (NXB Trẻ) là tập sách thứ năm của nhà văn Vũ Văn Song Toàn. Một chút gì đó hơi ma mị, có hơi hướng liêu trai, có sự trải đời và suy ngẫm, như một người kể chuyện nhẩn nha, từng chút từng chút một, Vũ Văn Song Toàn dẫn người đọc đi hết “Đoản khúc chiều phù dung” với một nỗi buồn man mác.
Nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa giới thiệu đến độc giả nhiều tác phẩm đáng chú ý. Các tác phẩm cùng nhắc nhớ bạn đọc hôm nay về một lãnh tụ thiên tài, một tấm gương vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tuy đã đi xa nhưng Người luôn sống mãi trong trái tim của chúng ta.
Nhân dịp Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2020), NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh vừa giới thiệu đến độc giả bộ sách “Nguyên cứu Hồ Chí Minh- một số công trình tuyển chọn” của PGS, TS Bùi Đình Phong.
“Bác dừng lại cúi đọc những chữ khắc sâu trên đá. Rồi Người hướng tầm mắt nhìn vọng hồi lâu về dải đất Tổ quốc trùng điệp… Bác dừng lại một chút nữa bên một dãy ghế đá thiên nhiên có nhiều hình dạng. Người nhìn sâu vào khoảng đất trời Tổ quốc biết bao đẹp đẽ nhưng đang đầy đau thương.
Nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển quên cuộc sống muộn phiền, thấy thư thái, nhẹ tênh mỗi khi đọc truyện Kim Dung.
Những năm gần đây, trên thị trường sách xuất hiện nhiều cuốn tự truyện. Hầu hết do tác giả tự viết chuyện người thật, việc thật mà bản thân đã trải qua, một số ít do người khác chấp bút.
Nhà văn người Áo Thomas Bernhard (1931 - 1989) lâu nay vẫn được xem là “người khổng lồ hùng mạnh nhất” của văn chương Đức ngữ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tấn phong ấy khiến cho, dù muốn hay không, Thomas Bernhard sẽ phải trở nên một tác giả đáng chú ý với không ít người đọc Việt Nam, nhất là khi vài tiểu thuyết quan trọng của ông được dịch ra tiếng Việt: “Kẻ thất bại”, “Đốn hạ”, và tác phẩm cuối cùng: “Diệt vong”.
Nhà xuất bản Quân đội nhân dân vừa xuất bản cuốn sách “Không thể lãng quên” của Thượng tá, nhà báo Trần Hoàng Tiến (Báo Quân đội nhân dân) vào đúng dịp kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân kỷ niệm 45 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Quỹ “Mãi mãi tuổi 20” và Câu lạc bộ “Trái tim người lính” tổ chức xuất bản bộ sách quý “Nhật ký thời chiến Việt Nam” của nhiều tác giả do nhà văn, cựu chiến binh Đặng Vương Hưng chủ biên.
Trong hồi ức “Chuyện tôi” (Hồi ức của con trai nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Thắng) (NXB Văn học), ta càng thấy rõ cảm xúc ấy.
Sau cuộc thi sáng tác Một nửa làm đầy thế giới do Nhà xuất bản Văn hóa Văn nghệ TP.HCM tổ chức năm 2019, với sự tài trợ chính của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, tập truyện ngắn của các cây bút trẻ "Qua những miền yêu" vừa được xuất bản.
Ở tuổi 102, nhà văn hóa Hữu Ngọc vừa cho ra mắt bộ sách mới Cảo thơm lần giở gồm hai quyển với dung lượng gần một ngàn trang. Có thể nói, việc ra mắt sách ở cái tuổi xưa nay hiếm, quả là có một không hai, không chỉ ở Việt Nam mà có lẽ ngay cả trên thế giới.
Tháng 3 năm nay, tên tuổi Vương Hồng Sển trở lại với bạn đọc qua quyển di cảo Chuyện cũ ở Sốc Trăng.
Nhà văn Linda Lê được xem như một trong những hiện tượng sáng chói của văn chương người Việt ở nước ngoài viết bằng tiếng Pháp. Nhiều tác phẩm của bà đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam, gần nhất là “Vượt sóng” (Phạm Duy Thiện dịch, Công ty Tao Đàn & NXB Hội Nhà văn, 2018), cuốn tiểu thuyết mà tác giả đã chất chứa rất nhiều những trầm tư sống động của một nhà văn về công việc/hành vi viết, mục đích và ý nghĩa của nó.