Ngoài các tác phẩm lớn về Việt Nam như Vạn Xuân, Lãn Ông, mấy năm gần đây, nữ văn sĩ Pháp Yveline Feray đã cho ra đời những tập truyện thần thoại và dân gian của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Hoa, Campuchia, Tây Tạng. Vào cuối năm 2010, bà đã cho xuất bản tập “Chuyện kể của bà ngoại Ấn Độ”.
Vâlmiki và đệ tử - Ảnh: internet
Vâlmki là một vị thần trong trường ca nổi tiếng Ấn Độ Râmâyana nói về một con người tuy đã có lỗi lầm nhưng đã thực sự hướng thiện nhờ biết soi vào tấm gương tuyệt vời của thần Râma. Xin giới thiệu phần trích dịch chuyện “Vâlmki” trong tập truyện ấy của nhà văn Lê Trọng Sâm.
YVELINE FERAY
Vâlmki
Thế rồi, quanh hai bờ sông Tamasa yên tĩnh, một ngày nọ ra đời một tên cướp đường trai trẻ đáng gờm tên là Ratnakra. Hàng ngày, hắn giết hại súc vật để ăn thịt và cả khách bộ hành để cướp tài sản của họ.
Một hôm, nhà hiền triết Narada, người lữ hành bất tận đã đi qua Ba Thế giới(1) để xưng tụng niềm vinh quang của thần Vishnu(2) đã mạo hiểm đến vùng phụ cận này. Nhà hiền triết hỏi hắn ta:
- Này Ratnakra, cứ mỗi ngày giết người và cướp của như thế này, ngươi có sợ chăng là đã làm nặng nề thêm nghiệp chướng của ngươi? Bởi vì theo điều luật khắc nghiệt của nghiệp chướng, mỗi người tại thế phải đón nhận những điều tốt lành cũng như những điều xấu xa do những gì họ đã gieo ra trên đời. Nhà ngươi có suy nghĩ gì về những hậu quả các tội ác của mình?
- Trời! Tôi giết người và cướp của cũng là để nuôi vợ và bầy con tôi, chắc rồi chúng nó sẽ chia sẻ với tôi những tội lỗi tày trời này. Như vậy là tội lỗi của tôi sẽ bớt nặng nề một phần.
- Nhà ngươi có đoán chắc điều ấy không? Nhà hiền triết Narada nhắc lại. Nếu ta mà ở vào vị trí của nhà ngươi, ta sẽ chạy ngay đến hỏi vợ con mình xem sao. Vậy ngươi hãy đi đi, ta sẽ chờ đây khi ngươi trở về.
![]() |
Nhà hiền triết Narada và Valmiki - Ảnh: wikipedia |
Không lâu lắm, Ratnakara trở về với bộ mặt sững sờ đau đớn của một tên cướp đường cả đời không chút thương hại ai bao giờ. Được sự bảo vệ của mấy đứa con, vợ hắn trả lời là họ không chút mảy may chịu trách nhiệm với những gì hắn cung cấp những nhu cầu cho gia đình. Vợ và các con hắn không yêu cầu hắn đi giết người cướp của. Vậy chỉ có hắn ta là phải trả lời cho những hành động tội lỗi của hắn và phải chịu đựng mọi hậu quả mà thôi. Rồi hắn tự hỏi với một giọng nói buồn rầu:
- Vậy từ nay ta phải làm gì để cho vơi nhẹ đi nghiệp chướng này?
Nhà hiền triết căn dặn anh ta phải ngồi theo kiểu tọa thiền và xưng lên từng tiếng từng tiếng một tên thần Râma mới hầu mong được con đường giải thoát cho linh hồn mình. Liền sau đó, Ratnakara tập ngồi trầm tư dưới một gốc cây nhưng miệng hắn lại nhắc đi nhắc lại không phải tên thần Râma mà cứ lắp lắp lắp bắp “mara” (có nghĩa là “giết, giết”) trong khi ở bên ngoài nhà hiền triết đang ca ngợi thần Vishnu(3) và loan truyền tin tốt lành.
Hắn cứ nhắc đi nhắc lại mãi “Marâmarâma” nhưng rồi theo dòng thời gian trôi đi, trong miệng Ratnakara lại rõ ràng trở thành hai tiếng “Râma... Râma”.
*
Những năm về sau, khi trở lại khu rừng Dandaka này, nhà hiền triết nghe thấy một tiếng ầm ì vang dài ra như một lời cầu kinh, đúng hơn như là một giọng hát rất nhẹ nhàng bắt nguồn từ một con suối xa. Giọng hát rất nhẹ nhàng ấy hướng bước đi nhà hiền triết đến một mô đất dưới chân một thân cây cao lớn.
“Râma... Râma...”. Trong mô đất cứ vọng ra mãi giọng hát đó mà nhìn cho kỹ thì đó là một tổ mối to đã ôm trùm hoàn toàn thân hình Ratnakara trong tư thế trầm tư mặc tưởng. Rõ ràng đây là một Ratnakara đã hoàn toàn quên đi thế giới bên ngoài, một Ratnakara trong sự hòa hợp với Bhagavân, Đấng Tối cao của muôn loài.
Nở một nụ cười, Narada gọi tên mới của hắn, cái tên phù hợp với sự chào đời mới của anh ta “Vâlmki! Vâlmki!”. Và nói: “Hãy đến đây! Từ trong tổ mối, nhà ngươi đã được sinh ra qua một cuộc sống mới. Hãy đứng dậy đi thôi!”.
Và từ trong tổ mối đang đổ sụp xuống, Vâlmki mặt mày rạng rỡ đang đứng dậy.
*
Có một ngày, Vâlmki ướm hỏi nhà hiền triết: “Ở trên đời này có tồn tại chăng một con người thực sự hoàn chỉnh?”. Nhà hiền triết liền kể cho anh ta nghe sự tích anh hùng của Râma, Ngài vừa là người vừa là thần, đó là sự hóa thân lần thứ bảy của thần Vishnu. Và như trong tuyệt tác Bhagavad Gita (4) đã nói lên vai trò của Vishnu: “Bao nhiêu lần mà trật tự bị lung lay chao đảo, bao nhiêu lần mà sự hỗn loạn ra đời, Ta xuất hiện. Bao thời gian qua, Ta được sinh ra để chở che cho cái tốt phát triển và làm tan đi cái xấu xa tội lỗi dưới ánh sáng vinh quang của “Công lý””.
Được nghe kể chuyện về thần Râma và Sita, người vợ của thần, Vâlmki thấy rõ thấm thía sâu sắc một niềm vui thần diệu lan qua người mình. Và trong trạng thái hưng phấn đó, Vâlmki chìm đắm trong sự ngưỡng mộ vẻ đẹp bên trong xem như là một thứ châu báu quý giá, điều đó đang có trong người anh.
![]() |
Ảnh: wikipedia |
Một buổi sáng, khi anh đang ngồi lặng im sau cuộc tắm rửa theo nghi lễ bên bờ Tamasa yên tĩnh, đôi mắt anh bỗng nhiên bị cuốn hút bởi một đôi chim chích chòe mỏ cong đang cùng một đà bay đến đậu lại trên một cành cây trước mắt. Và chẳng chút nghi ngờ, chúng mở đầu cuộc yêu đương khi nhìn nhau bằng đôi mắt đằm thắm, chúng xa nhau ra vài bước để rồi nhanh chóng xích lại gần nhau, âu yếm nhau qua hai đầu mỏ nhỏ và các cánh như trao đổi càng gần hơn những chiếc hôn nồng nàn để rồi kết thúc ôm ghì lấy nhau và hòa vào nhau trong lần đập cánh đầy hoan lạc.
Vâlmki đang ở đó, lắng ngắm đôi chim hiền lành âu yếm giao hoan, anh vô cùng thú vị trong sự say sưa trước cảnh mặt trời lên. Và trước tất cả tình yêu và vẻ đẹp hoàn mỹ đó, trong khoảnh khắc miên trường ấy, toàn thân anh rung lên niềm xúc động mãnh liệt muốn hòa đồng với tất cả những gì đang sống, đang hít thở, đang yêu đương trên cõi đất này.
Thế rồi một mũi tên vút tới xuyên qua, con chim đực choáng người rơi xuống trong khi con chim cái bỗng chợt bâng khuâng đau đớn chia lìa người yêu của mình có chiếc mào màu đồng đang lúc giao hoan, con chim cái trút ra một khúc ca nao lòng.
- Hỡi người đi săn! Vâlmki la to lên trong niềm đau đớn cùng cực. Vì có thể linh hồn của người sẽ không bao giờ được ca ngợi trong tất cả các cuộc sống tương lai nên người đã bắn vào đôi chim trong cái phút vô cùng cao quý của tình yêu đời chúng.
Với hai câu thơ trên tự nhiên trào ra từ quả tim đến đôi môi của mình, tâm hồn Vâlmki đang rộng mở cho một tình huynh đệ vĩnh cửu, anh thực sự đi đến biển đại dương thần tiên đầy thi tứ để trường ca Râmâyana bao la và huyền diệu có thể khai mào.
Lê Trọng Sâm dịch
(SH279/5-12)
-----------
1 - Là Trời, Đất và Dưới lòng đất.
2 - Râma, nhân vật chính của trường ca Râmâyana, lần hóa thân thứ bảy của thần Vishnu.
3 - Vishnu: một trong những vị thần chính của Ấn Độ giáo cùng với Brahmâ và Shiva.
4 - Bhagavad Gita: khúc ca của con người hạnh phúc. Là phần triết học của trường ca Ấn Độ Mahabharata.
FRANZ KAFKA
AMBROSE BIERCE
Năm 1861, chàng trai Barr Lassiter sống cùng cha mẹ và người chị ở gần Carthage, Tennesse.
L. TOLSTOY
Nassar Ibrahim là nhà văn, nhà báo người Palestine. Ông còn là nhà hoạt động xã hội, nguyên Tổng Biên tập báo El Hadaf tại Palestine. Truyện ngắn dưới đây được in lần đầu bằng tiếng Ả Rập trong tạp chí Masharef 28, số mùa thu 2005, được Taline Voskeritchian dịch sang tiếng Anh, in trong tạp chí Wordswithoutborders số tháng 11/2006.
THOMAS VINT
L.T.S: Thomas Vint người Estonia, năm nay 49 tuổi. Hiện ông viết văn và sống ở Estonia (Liên Xô). Ngoài khả năng viết văn xuôi, ông còn thích vẽ. Ông đã từng triển lãm tranh ở Pháp vào năm 1988. Ông cũng đã tự minh họa cho tập truyện ngắn đầu tiên của mình.
JOSHUA BROWN (Mỹ)
“Con sẽ làm vua!” một chú lợn con nói với bố mẹ.
Lợn Mẹ mỉm cười nhìn con. “Làm sao con có thể thành vua được khi con chỉ là một chú lợn con?”
RAY BRADBURY
Theo Ray Bradbury, truyện khoa học giả tưởng khác với sự tưởng tượng thuần túy ở chỗ nó là "một dự phóng hợp lý của thực tại". Vì vậy cuộc đi dạo ngắn ngủi này nói lên những gì ông suy nghĩ - hay lo sợ - có thể dễ dàng trở thành một bức tranh thật.
Thomas Burke (1886 - 1945) sinh tại Clapham, ngoại ô thành phố Luân Đôn, nước Anh. Cha chết khi còn rất nhỏ, ông sống với người chú, sau được gởi vào một cô nhi viện.
JORGE LUIS BORGES
Jorge Luis Borges (tên đầy đủ là Jorge Francisco Isidoro Luis Borges Acevedo) sinh ngày 24 tháng 8 năm 1899 tại Buenos Aires, Argentina.
CLAUDE FARRÈRE
Những kẻ văn minh là tên cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Pháp Claude Farrère (1876 - 1957) đã nhiều năm sang Việt Nam mô tả vạch trần và lên án sâu sắc chế độ thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương trong hơn 80 năm đô hộ.
HERMANN HESSE
(Nhà văn Đức, Nobel văn học năm 1946)
Trước đây, một chàng trai trẻ có tên là Ziegler đã sống ở ngõ Brauer. Anh là một trong những người thường xuyên ngày nào cũng gặp chúng tôi ở trên đường phố và chưa bao giờ chúng tôi có thể ghi nhớ chính xác khuôn mặt của những người ấy, vì tất cả bọn họ cùng có khuôn mặt giống nhau: một khuôn mặt bình thường ở giữa đám đông.
Nhà văn Nenden Lilis A. sinh tại Malangbong-Garut (Tây Java) năm 1971, là giảng viên khoa Giáo dục và Văn chương tại Indonesian Education University ở Bandung.
Truyện ngắn và thơ của bà đã in trên nhiều ấn phẩm trong nước. Bà cũng thường được mời nói chuyện tại các hội nghị văn học cả ở trong nước và nước ngoài (như Malaysia, Hà Lan và Pháp). Thơ của bà đã được dịch sang tiếng Anh, Hà Lan và Đức.
Truyện ngắn dưới đây được John H. McGlynn dịch từ tiếng Indonesia sang tiếng Anh.
ALEKSANDAR HEMON
Đám đông xôn xao trong bầu bụi chiều nâu xỉn; họ đợi đã quá lâu rồi. Cuối cùng, Quan tổng trấn bước xuống bậc thang áp chót, dạng chân và chống nạnh ra vẻ quyền chức thường thấy.
Lời dẫn: Cách đây 475 năm, vào ngày 22 tháng 2, tại thành phố Xenvia đã qua đời một người Italia tên Amêrigô, một người đã từng giong buồm liền 7 năm trời trên những vịnh ở phía Bắc và Tây châu Nam Mỹ.
LTS: Issac Bashevis Singer sinh tại Ba Lan. Ông là một nhà văn lớn của Do Thái. Hầu hết truyện của ông đều viết bằng tiếng Hébreu và Yiddish, tức tiếng Do Thái cổ. Với lối văn trong sáng, giản dị, có tính cách tự sự, ông thường viết về cuộc sống của những người dân Do Thái cùng khổ. Ông được tặng giải Nobel văn chương năm 1978.
LTS: Giải thưởng danh giá Goncourt của văn chương Pháp năm 2015 với tác giả là nhà văn Mathias Enard do Nxb. Actes Sud (Pháp) xuất bản.
Sinh ở Manzanillo năm 1907, Loló de la Torriente sống ở Havana từ thuở nhỏ. Bà đóng một vai trò tích cực trong cuộc chiến đấu chống lại Machado và các chế độ ủng hộ đế quốc sau đó. Bà trở thành giáo viên và là một đảng viên của Đảng Cộng sản Cuba.
Michel Déon sinh năm 1919 tại Paris. Sau khi tốt nghiệp ngành Luật, ông tòng quân cho đến tháng 11 năm 1942. Ở lại vùng phía nam nước Pháp bị tạm chiếm, ông cộng tác với nhiều báo và tạp chí khác nhau.
LGT: Alissa York sinh tại Australia và lớn lên tại tỉnh bang Edmonton, Canada, và là tác giả của năm tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm bán chạy: The Naturalist, Fauna, Effigy, Mercy, Any Given Power. Cô nhận giải Bronwen Wallace Memorial Award vào năm 1999, và đã từng được đề cử giải văn chương danh giá Scotiabank Giller Prize.
LGT: “Cơn Giông” là một trong các tác phẩm Nabokov, văn hào Mỹ gốc Nga, viết trong thời kỳ ông còn sáng tác bằng tiếng Nga, và được đăng lần đầu trên báo Đỵíÿ (Hôm Nay) vào ngày 28 tháng 9 năm 1924. Sau này, nó được Dmitri Nabokov, con trai tác giả, dịch lại qua tiếng Anh và đăng trong một số tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng của Nabokov. Bản dịch dưới đây được dịch giả Thiên Lương, người từng dịch Lolita, thực hiện từ bản gốc tiếng Nga.