Vài ý kiến về cuốn 'Từ điển văn học'

07:53 12/05/2015

DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ

Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.

Ảnh: sachxua.net

Đây là một tác phẩm khảo cứu về văn học công phu, chiếm kỷ lục lớn về số nhân vật nêu trong sách? So với một số sách của Nhà xuất bản KHXH phát hành trên mười năm nay: Tìm hiểu kho sách Hán-Nôm, Thơ văn Lý-Trần, Từ điển các tác giả và sân khấu..., cuốn Từ điển Văn học (TĐVH) nổi bật hơn hết? Trội ở sự sưu khảo công phu của Ban biên tập - mặc dầu khoảng thời gian đặt ra chưa cân xứng với tầm vóc của tác phẩm - đã giúp ích về nhiều mặt cho các nhà chuyên khảo cứu văn-học-sử.

Với số lượng nhà văn nhà thơ rải rác từ đầu sách tới cuối sách cùng với nhiều chuyên đề dồi dào súc tích, hỏi người Việt Nam nào lại không tự hào và hãnh diện về Tổ quốc, về giống nòi thân thương của mình? Nếu nói rằng TĐVH là một tuyệt phẩm thì cũng không có gì là quá đáng và phải công nhận rằng từ sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng thì đây là một công trình biên khảo độc nhất vô nhị, một tác phẩm văn học có giá trị.

Tuy nhiên, đã có khen thì phải có chê, như vậy mới đúng lẽ. Trước hết chê để xây dựng. Chê để góp ý, để khi sách có điều kiện tái bản - niềm hy vọng chung của mọi người - vốn đã có giá trị lại càng có giá trị hơn. Chắc có không ít người sẽ mỉm cười: chuyện đã cũ mèm từ đời nào bây giờ mới góp ý. Sao không để cho nó qua luôn cho được việc để đỡ tốn giấy mực? Đúng như vậy; chuyện đã cũ mèm nhắc lại làm chi. Nhưng gần đây, nhân dịp ra Bắc thăm quê, kẻ viết bài này được các văn hữu, cho hay là cuốn TĐVH có khả năng được tái bản và "có sự bổ sung". Nếu đúng thì âu cũng là một tin vui và lần tái bản này chắc chắn cuốn TĐVH sẽ có nhiều sắc thái độc đáo hơn đem lại cho người đọc những gì hợp với ý mong muốn có một tác phẩm đượm đà tính dân tộc. Vô tư mà nói, nội dung của tác phẩm cũng nên được Ban biên tập xem xét lại những chỗ chưa hợp lý cũng như nghiên cứu lại xem phần nào cần bổ sung, phần này nên lược bớt. Thật ra với một tác phẩm dày tới cả ngàn trang tránh sao khỏi những sơ sót về chi tiết, song đó chẳng qua cũng chỉ là đôi ba vết nhỏ trong một viên ngọc quý đâu có đáng kể gì...

Sau đây tôi xin mạo muội đưa ra mấy điểm gọi là xin được góp ý với Ban biên tập.

Điểm 1 - Những nhà văn nhà thơ có tên trong cuốn TĐVH tôi thấy phần đông là người ngoài Bắc (trước và sau kháng chiến 45) còn miền Nam chỉ có vài chục người trong số 300 người có tên trong tác phẩm. Các bậc thi hào lừng danh từ đời Lê - Lý - Trần (hoặc ở giai đoạn trước nữa) cũng chỉ được đề cập hạn chế, trong lúc tác phẩm nêu tên một số nhân vật chưa hoàn toàn gây được niềm tin đối với độc giả, chưa hẳn là thật sự nổi danh và cũng khó mà theo kịp các bậc thi hào kiệt xuất vào hàng tiền bối mà Ban biên tập sơ ý bỏ quên. (Xin coi: Thơ văn Lý - Trần I - llI - Lược truyện các tác giả Việt Nam, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội, năm 1977, năm 1971 - Giai thoại Làng Nho, Sài gòn 1966 - Văn đàn Bảo giám, Mặc Lâm SG.1968).

Nhưng điều làm cho người ta ngạc nhiên hơn hết, là trong cuốn TĐVH, ngoài vài chục người như đã nói trên, thấy vắng bóng hẳn một số lớn nhân tài của miền Nam. Đây là một sự thiếu sót đáng tiếc. Nếu không phải do sự sơ xuất của Ban biên tập, hoặc vì một nguyên nhân nào đó (vì thiếu tư liệu, vì thì giờ hạn hẹp...) thì đó là một điều chưa được công bằng khiến độc giả băn khoăn. Như vậy sẽ rất có hại: vô tình đào sâu khoảng cách chia rẽ Bắc-Nam, đồng thời tạo thêm kẽ hở cho kẻ thù lợi dụng để tuyên truyền xuyên tạc ảnh hưởng không nhỏ đến khối cộng đồng người Việt hiện sinh sống ở các nước ngoài (được biết cuốn TĐVH đã qua Mỹ và Pháp).

Điểm 2 - Nên sưu tầm thêm những tư liệu thơ, truyện tích v.v... liên quan đến văn học dân gian: truyện Thạch Sanh, Nhị Độ mai, Tống Trân Cúc Hoa, Trê Cóc, Lục Vân Tiên... nói tóm lại, nên phong phú hóa những đề tài liên quan đến quần chúng là những người tuy ít chữ nghĩa song lại rất ưa thích được người ta nhắc đến ông bà mình. Ngoài ra, cũng nên giới hạn về mặt nào đó những tác giả, tác phẩm, truyện tích hãy còn mới mẻ xa lạ với Việt Nam.

Điểm 3 - Ban biên tập nên nghiên cứu lại sự tách rời tác giả với tác phẩm. Thiết nghĩ nên gộp cả hai lại làm một, vừa không rườm rà lại tiện cho việc khảo cứu. Trong cuốn TĐVH, tác giả, tác phẩm cách nhau quá xa, chẳng hạn ở trên nói bản Chinh phụ ngâm (trang 120/I) của Đặng Trần Côn, rồi mãi sau mới nói tới tác giả (Trang 195/I), hay tiểu thuyết Đoạn tuyệt của Nhất Linh nằm ở tập I (trang 21), còn tác giả thì nằm ở tập III (trang 112), hoặc Nhà văn hiện đại ở tập II (trang 107) trong khi tác giả Vũ Ngọc Phan nằm mãi cuối tập II (trang 563) v.v... Nên áp dụng trường hợp này cho cả tác giả là người vô danh hoặc tác phẩm không rõ xuất xứ. Nên theo cách trình bày của cuốn Lược truyện các tác giả Việt Nam thì tiện và đúng nhất, và ở cuối mỗi tập nên thêm mục chỉ dẫn (Index) sắp theo mẫu tự A, B, C.., để độc giả tra cứu cho dễ.

Điểm 4 - Về một số nhân vật nêu trong tác phẩm, tôi nghĩ nên thêm vài nét về tiểu sử (nếu có), đặc biệt chú trọng đến những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo v.v... Việc dõi tìm lai lịch nhân vật xưa rất liên quan đến NGÀNH SỬ - ĐỊA VIỆT-NAM và cũng rất cần thiết cho các nhà nghiên cứu, đặc biệt là các nhà khảo cứu về xã hội học, nhân chủng học, dân tộc học... Hơn nữa, nó cũng giúp cho đời sau biết rõ được nguồn gốc, lai lịch các danh nhân giúp cho đời sau biết rõ nguồn gốc, lai lịch các danh nhân nước nhà.

Về mặt này, từ trước tới nay, trong các sách - kể cả sách sử ít ai chú trọng. Thông thường khi nói về một nhân vật nào, tác giả chỉ nêu sơ tên cha mẹ và làng quán (có khi còn bỏ luôn cha mẹ). Cũng có thể là người ta đặt nặng vấn đề văn học, về phần tiểu sử chỉ nói lướt qua. Do đó, người ta đã bỏ mất nhiều chi tiết quý báu phần nào có liên quan đến sử sách, ví dụ như nhà thơ yêu nước Nguyễn Quang Bích tổ tiên xa xưa là Ngô Quyền, hoặc tiến sĩ Nguyễn Tư Giản chính là dòng dõi nhà Lý, tổ tiên xưa kia chạy trốn Trần Thủ Độ sau vụ thảm sát ở thôn Thái Đường Hoa Lâm Bắc Ninh v.v...

***

Điều mong mỏi cuối cùng của người viết mấy dòng này là, sau cuốn TĐVH Ủy ban KHXH Việt Nam sẽ cống hiến độc giả bốn phương một tác phẩm có tầm vóc lớn hơn, một công trình biên khảo rộng khắp với đầy đủ nhân tài của đất nước, tương tự loại Bách Gia Chu Tử của Trung Hoa hay loại "Who's Who" của Tây phương. Chắc là sẽ khó khăn gấp bội, nhưng lại để cho đời sau một kho tàng vô giá. Và phải chăng đó là việc nên làm - Một việc làm để đời...

1-8-87.
(SH34/12-88)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NHỤY NGUYÊN

    Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.

  • Kỷ niệm 100 năm ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước & Ngày báo chí cách mạng Việt NamPHẠM PHÚ PHONG - HỒ DŨNGHơn ai hết, trong buổi bình minh của cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ý thức rất đầy đủ về sức mạnh của báo chí và dư luận xã hội trong đấu tranh cách mạng. Nó không chỉ là phương tiện giao lưu tư tưởng, mở đường cho văn hóa phát triển mà còn là vũ khí, là công cụ đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc trên mặt trận tư tưởng.

  • ĐÔNG HÀHuế không phải là đất ở để thương mà chỉ là đất đi để nhớ. Nhiều thế hệ học sinh sinh viên đã đến, ở lại nơi này và rồi sau đó lại khăn gói ra đi. Nhưng đi không đành, nên thường để lại bằng những nỗi lòng trải dài theo khói sương bãng lãng của đất trời cố đô. Thành thử có một thời, Huế nên thơ trong mỗi áng văn chương của những người trẻ tuổi là vì vậy.

  • Mới đó mà đã gần ba mươi năm trôi qua, kể từ khi những văn nghệ sỹ trẻ xứ Huế cùng hội ngộ với nhau trong Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế những năm tám mươi thế kỷ hai mươi.

  • LTS: Nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh là người con của xứ Huế, ông sinh ra, trưởng thành và định hình như là một nhà văn ở đây.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - TRẦN XUÂN TUYẾT Trong số những di sản mà Hồ Chí Minh dành cho ngành Công an thì bức thư của Người gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11 tháng 3 năm 1948 - nói về Tư cách người Công an Cách mệnh là một di sản quý báu.

  • NGÔ MINH Nhà xuất bản Tri thức vừa ấn hành cuốn sách quý: “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” của nhà văn Dương Phước Thu. Sách: biên khảo, lý giải rất chi tiết, rất sâu và cảm động từng chữ, từng hình ảnh khắc trên Cửu Đỉnh.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNCuốn sách non 220 trang không có phụ bản, bản đồ, tranh ảnh nào khác, giới thiệu. “Bức tranh chung về văn hoá Huế”.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNGTôi đến thăm gia đình cố nhạc sĩ Trần Hoàn trong tiết xuân lây phây mưa bụi. Bác Thanh Hồng - vợ nhạc sĩ, người con gái xứ Nghệ tạo thi hứng cho ca khúc Lời người ra đi bất tử cùng năm tháng niềm nở đón khách.

  • HỒNG NHU“Cánh chim trong bão tố” - NXB Hội Nhà văn Việt Nam - tự truyện của Nguyễn Thanh Song Cầm đến tay tôi vào một ngày mưa dầm xứ Huế ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Một cây bút mới xuất hiện. Tôi đọc liền một mạch từ đầu cho đến cuối sách, từ lời giới thiệu cho đến phần vĩ thanh 476 trang.

  • ĐẶNG TIẾNNhật nguyệt dấu yêu là một mùa hoa trái trễ tràng, tập thơ đầu tay được tác giả gửi đến người đọc như một ủy thác, sau khi đã trải nghiệm cuộc đời, thực tế và văn học.

  • MAI VĂN HOAN(Nhân đọc “Quãng cách lặng im” của Xuân Hoàng)

  • TRẦN HIỆPTừ một nhà giáo, theo tiếng gọi “chống Mỹ , cứu nước”, Nguyễn Quang Hà lên đường ra trận, liên tục “bám trụ” chiến trường Thừa Thiên - Huế. Năm 1975 anh bị thương phải ra Bắc dưỡng bệnh và dự lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Sau đó anh trở lại Thừa Thiên - Huế chiến đấu và công tác cho đến bây giờ. Cũng vì thế, hầu như đa phần sáng tác của anh dù là thơ, ký hay truyện đều viết về vùng đất này.

  • HOÀNG THỊ THU THỦY1. “Ngày khai trường áo lụa gió thu bay” không chỉ có trong “Mối tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, mà niềm háo hức, tươi xanh, mong đợi có cả trong bài thơ “Mỗi ngày” của thầy giáo Hoàng Ngọc Quý.

  • TRẦN ĐÌNH SỬHoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại.

  • LTS: Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường đã lập “hattrick” nhận liền ba giải thưởng trong năm 2010 (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nguyễn Du, Tặng thưởng công trình Văn học nghệ thuật xuất sắc của Hội LHVHNT TT Huế). Để giải đáp phần nào thắc mắc từ phía bạn đọc về tính chất “tự truyện” cũng như chuyện bếp núc của cuốn tiểu thuyết “gia đình” này, Sông Hương xin giới thiệu bài viết của chính tác giả cầm tinh con Mèo - nhà văn Nguyễn Khắc Phê.

  • PHẠM TẤN HẦUCó tập thơ chỉ là tập hợp những bài thơ. Nhưng Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm, dù là tập thơ đầu tay nhưng đã thể hiện một cái nhìn nhất quán về thế giới thi ca mình khám phá. Đó là thế giới được mở to trước những “cơn đau”, trước “nỗi kinh hoàng vây quanh trái đất”, “trong đền thờ quỷ ma” và trong ca “ngôi nhà không thần thánh”…

  • TRẦN VĂN SÁNG - NGUYỄN THỊ TỐ LOANKỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (1911 - 2011)

  • ĐỖ LAI THÚY      Thơ có tuổi và chiêm bao có tích                                  Hàn Mặc Tử

  • NGUYỄN HỒNG TRÂNNữ sĩ Tương Phố tên thật là Đỗ Thị Đàm sinh ngày 14/7/1900, nguyên quán ở xã Bối Khê, tổng Cẩm Khê, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên và mất ngày 8/11/1973 tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.