Tuyển tập Thái Vũ - một cuốn sách độc đáo

09:37 14/08/2009
NGUYỄN KHẮC PHÊAnh Hoài Nguyên, người bạn chiến đấu của nhà văn Thái Vũ (tức Bùi Quang Đoài) từ thời kháng chiến chống Pháp, vui vẻ gọi điện thoại cho tôi: “Thái Vũ vừa in xong TUYỂN TẬP đó!...” Nhà văn Thái Vũ từng được bạn đọc biết đến với những bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ như “Cờ nghĩa Ba Đình” (2 tập - 1100 trang), bộ ba “Biến động - Giặc Chày Vôi”, “Thất thủ kinh đô Huế 1885”, “Những ngày Cần Vương” (1200 trang), “Thành Thái, người điên đầu thế kỷ” (350 trang), “Trần Hưng Đạo - Thế trận những dòng sông” (300 trang), “Tình sử Mỵ Châu” (300 trang)... Toàn những sách dày cộp, không biết ông làm “tuyển tập” bằng cách nào?

NV Thái Vũ trình bày với cụ Phạm Văn Đồng về văn học truyền thống và tiểu thuyết lịch sử

“TUYỂN TẬP THÁI VŨ” (*) chỉ dày tròn...1000 trang và không chỉ gồm các tiểu thuyết lịch sử. Đã đành, chỉ với 1000 trang, nên phần tiểu thuyết lịch sử ông chỉ có thể chọn trích in từ 7 tác phẩm chính đã xuất bản, nhưng qua “Tuyển tập”, chúng ta lại được biết một “Thái-Vũ-khác” - một Thái Vũ tài hoa và cũng là người có số...đào hoa!

Có lẽ phần lớn bạn đọc lần đầu được biết một “Thái Vũ-nhà thơ”. Trong “Tuyển tập”, sau tấm ảnh và bài viết trang trọng ghi lại “Buổi hạnh ngộ” quý hiếm giữa tác giả đã và Cụ Cố vấn Phạm Văn Đồng ngày 24/9/1997, Thái Vũ đã ưu ái dành phần mở đầu bằng những bài thơ - trong đó có rất nhiều bài thơ tình. Không phải ngẫu nhiên tuyển tập của ông mang tên rất thơ: “NHỮNG CHIẾC LÁ THỜI GIAN”. Tuy ông đã “tự bạch” rằng: “Tôi không phải là “nhà thơ”, ai gọi như vậy, tôi rất... ngượng”, nhưng chính là ông đã trở thành một trong những hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957 do có thơ đăng trong “Tạp chí Văn nghệ” xuất bản ở chiến khu Việt Bắc từ năm 1951. Đó là bài thơ “Các anh” tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc:

...Tôi không quên các anh / Với nụ cười hồn nhiên / Với cái nhìn hò hẹn / Với da trẻ rám đen / Với bàn tay mạnh chắc / Với lòng không thắc mắc.../ Các anh / Đi mãi không về!...”

Bài thơ này sau đó đã in trong “Tuyển tập thơ Việt Nam 1950-1954”.

Điều thú vị là anh lính trẻ Bùi Quang Đoài “dám” viết thơ tình lãng mạn giữa những ngày kháng chiến gian khổ ở Liên khu 5 (1947) và nay, khi đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, lão nhà văn Thái Vũ lại say vì thơ tình! Đặc biệt hơn, trong khi hầu hết thơ tình của các nhà thơ khác - nếu tôi không nhầm - thường viết về những cung bậc tình lứa đôi trong thế gian, những “anh và em”, “chàng và nàng" trong mộng tưởng hay hư cấu đều không có tên và “địa chỉ” thì thơ tình của Thái Vũ đều dành tặng những “người đẹp” với nguyên vẹn tên thật đã đến với cuộc đời ông. Bài thơ “Vọng nàng thơ” viết năm 1947 trên Đường 19 (An Khê) ông ghi rõ “Nhớ Duyên (Huế)”:

... Ta chỉ là trai thời chinh chiến / Ra đi không hẹn một ngày về / Bên suối đêm nay lòng xao xuyến / Nhớ Em...ly biệt không lời thề...”

Vì thế, đọc những bài thơ tình của ông, chúng ta hiểu thêm một phần đời quan trọng của nhà văn. Trong thời gian dạy văn Trường “Trung học Bình dân quân sự” thuộc Bộ Tư lệnh Liên khu 5 (1948-1950), ông đã “phải lòng” cô nữ sinh xinh đẹp trường Lê Khiết mang tên một loài hoa (tác giả dám ghi tên thật “người đẹp” trong các bài thơ, vậy mà tôi lại có chút e ngại!) để rồi có những câu thơ thật lãng mạn:

...Tiếng ai thì thầm /(Không!Vẫn là tiếng lá)/ Gió ơi còn nhắc làm chi / Để buồn thêm cảnh chia ly...em về. // Em về thật, em?/(Khoảng trời không còn nữa)/ Ơ...có hai con chim nhỏ / Đậu trên cành nối mỏ tỉ tê...”

Bây giờ thì cô gái ấy đã ở rất xa và sự đời thật kỳ lạ, một cô gái trẻ cũng tên loài hoa ấy đã đến sưởi ấm cuộc đời cô quạnh của lão nhà văn Thái Vũ, dâng cho ông nguồn thơ dạt dào:

Ôi! Linh diệu bông hồng như huyền thoại / Giữa đất trời hay từ những vì sao / Thực hư chăng cứ ngỡ giấc chiêm bao / Hoa rực sáng...khi mỗi chiều đón đợi..”

Giữa hai “bông hoa” đầu và cuối đời ấy, thời Bùi Quang Đoài ra Hà Nội học Đại học Sư phạm Văn khoa với các thầy giáo danh tiếng như Đặng Thai Mai, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu..., chàng đã có mối tình thật đẹp với cô sinh viên khoa Toán Lý N.T.L. Trớ trêu thay, nàng là dân đạo gốc, thân mẫu chàng trai họ Bùi quê ở Huế vốn sùng đạo Phật; đó cũng là lúc Bùi Quang Đoài gặp “tai nạn” văn chương, nên nàng đã... cắt tóc đi tu và nay thì đã trở thành Mẹ Bề Trên một nhà tu ở Hà Nội! Tròn nửa thế kỷ đã qua, lần đầu tiên Thái Vũ công bố những vần thơ thật da diết:

...Đường em đi âm thầm năm tháng / Con đường anh không hạnh phúc lứa đôi / Đã yêu nhau...anh nỡ chia phôi / Sông hai ngả không nhập về một nhánh / Em nguyện cầu bên chân tượng Thánh / Anh bơ vơ không nẻo đường về...”

Phần THƠ chưa đầy 50 trang,, nghĩa là chỉ non 1/20 của “Tuyển tập”, nhưng đã gây ấn tượng đáng kể. Phần TIỂU LUẬN hơn 200 trang với trên ba chục bài viết thể hiện vốn kiến thức sâu rộng của ông về nhiều đề tài. Ông “tham chiến” minh oan cho trạng nguyên Lê Văn Thịnh thời nhà Lý, bàn luận về “Thiền học đời Trần với vai trò của Trần Hưng Đạo”, hăng hái trao đổi về một câu thơ trong bài “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, giới thiệu một số danh nhân và các giá trị văn hóa trên dải đất Bình Trị Thiên, phác họa chân dung các nhà thơ Hữu Loan và Quang Dũng...Phần “Tiểu luận” còn có  những bài phê bình các tác phẩm của Thái Vũ và những trang “tự bạch” của tác giả về quan niệm viết tiểu thuyết lịch sử, giúp bạn đọc hiểu sâu hơn giá trị tác phẩm và cội nguồn đã tạo nên mấy ngàn trang tiểu thuyết lịch sử của ông. Trong “Tuyển tập” độc đáo này còn có 4 tác phẩm âm nhạc, trong đó, có bài hát “Tình Việt Lào Miên” với tên tác giả là Mộc Quang Đoài được Ban Tuyên huấn Quân khu 5 in năm 1950, có nhạc múa “Đêm hoa đăng” và cả... tình ca tặng “bông hoa” đang mang lại cho ông sức sống và tâm hồn tươi trẻ.

“Tuyển tập Thái Vũ” vì thế quả là độc đáo, không phải là loại sách dựng trong tủ kính cho sang trọng mà có lẽ sẽ được nhiều bạn đọc tìm đến vì nó chứa đựng những điều chưa phải ai cũng biết .

Trường An-Huế 5/2004
N.K.P
(184/06-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Sau Vị giáo sư và ẩn sĩ đường, Ba lần đến nước Mỹ, trong năm 2002, GS. Hà Minh Đức tiếp tục ra mắt bạn đọc tác phẩm Tản mạn đầu ô. Vậy là trong khoảng 5 năm, bên cạnh một khối lượng lớn những tác phẩm nghiên cứu, lý luận, phê bình, ông đã sáng tác 3 tập thơ và 3 tập bút ký. Đó là những con số mang nhiều ý nghĩa thể hiện sự "đa năng" của một đời văn tưởng đã yên vị với nhiều danh hiệu cao quý và hơn 30 tập sách nghiên cứu, lý luận, phê bình. Tản mạn đầu ô ra đời được dư luận chú ý, quan tâm. Sau đây là cuộc trao đổi giữa PGS. TS Lý Hoài Thu với GS. Hà Minh Đức xung quanh tập sách này.

  • HUỲNH HẠ NGUYÊN         (Đọc tập thơ "Khúc đêm" của Châu Thu Hà - Nxb Thuận Hoá - 11/2002)...Thơ Châu Thu Hà mang đậm nữ tính. Khi trái tim biết cười, hay khi giàn giụa nước mắt, ta bỗng thấy quý sao những phút sống chân thành với cuộc đời, với mọi người. Châu Thu Hà không để trái tim mình tuột xuống phía bên kia triền dốc, chị cố bước tới và neo lại, để thấy mình được xẻ chia, được yêu chiều, xoa dịu...

  • LÊ MỸ Ý (L.M.Y):  Thưa nhà thơ, là một người có thể tạm gọi là thuộc thế hệ đi trước nhưng lại luôn "gây sốc" bằng những tác phẩm tìm tòi mới, chắc hẳn ông có quan tâm nhiều đến thế hệ thơ trẻ? Có thể có một nhận xét chung về thơ trẻ hiện nay chăng?NHÀ THƠ HOÀNG HƯNG (H.H): Tất nhiên là tôi rất quan tâm. Nhận xét chung của tôi về thơ trẻ bây giờ là đa số vẫn mang tính phong trào. Có thể nói là những người làm thơ trẻ vẫn đi theo một vết mòn của thế hệ trước, chưa thấy rõ những bứt phá, chỉ nổi lên một số tác giả theo cách lẻ tẻ.

  • Tại sao cô chỉ làm thơ tự do?- Trước hết, bởi tôi thích tự do. Tự do ở đây, được hiểu là: nói, làm, dám mơ ước và tham vọng tất cả những gì mình muốn, không bị tác động và chi phối bởi ai, bởi bất cứ điều gì.

  • NGUYỄN THỤY KHA Đã là lạ tên một tác phẩm khí nhạc mang tực đề "Eo lưng" của nữ nhạc sĩ Kim Ngọc. Lại thu thú khi đọc tập thơ "Nằm nghiêng" của nữ thi sĩ Phan Huyền Thư. Một thế kỷ giải phóng của Việt Nam thật đáng kính ngạc.Cái cách giải phóng mình, phái yếu trong đó có mình của Phan Huyền Thư là sự độ lượng với cũ kỹ, là mỉa mai sự nửa vời, là quyết liệt lặng lẽ vươn tới cách tân theo một thế của “Nằm nghiêng”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCòn nhớ mùa Huế mưa 1992, Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đến nhà tôi chơi, mang theo bản thảo đánh máy tập thơ đầu tay của một tác giả mới 20 tuổi có tên là Văn Cầm Hải. Một cái tên lạ mà tôi chưa nghe bao giờ. Những bài thơ của anh cũng chưa hề xuất hiện trên mặt báo. Nguyễn Khắc Thạch và Ngô Minh đều nói rằng; "Thơ tay này lạ lắm. Ông xem thử".

  • NGUYỄN QUANG HÀNgồi đọc NGÀN NĂM SAU mà như đang ngồi nói chuyện tay đôi với Nguyễn Trọng Bính. Giọng thơ anh cũng cứ chân chất, yêu quê hương và say đời như chính con người anh. Từ thời chiến tranh, chúng tôi đã ở trong rừng với nhau. Cứ ngồi với nhau là bộc bạch hết. Một lá thư riêng, một rung động mới, chúng tôi cũng chia sẻ với nhau.

  • PHAN THÀNH MINHĐó cũng là tựa đề tập thơ rất dễ thương của Trần Tịnh Yên - nhà thơ của đất kinh kỳ thơ mộng thuở nào - thú thật  là tôi đã vô cùng hạnh phúc khi nhận được tập thơ này do chính  tác giả gởi tặng, dễ thương ở chỗ khổ giấy nhỏ nhắn, trình bày đẹp trang nhã, sách 80 trang với 46 bài thơ cũng mỏng mảnh như thế nhưng nhìn rất thơ, càng thơ hơn nữa khi chính tác giả tự viết lời phi lộ cho mình, tôi rất hợp với anh ở điểm này bởi lẽ chẳng ai có thể thay thế cho mình bằng mình để nói hộ những gì mình muốn nói...:...năm xưa qua ngõ sân đìnhcó người nhặt được mối tình ai rơi

  • NAM NGỌC            (Về tập truyện ngắn mới nhất của nhà văn Võ Thị Xuân Hà do Công ty Truyền thông Hà Thế liên kết NXB Phụ nữ xuất bản và phát hành quý I năm 2009)Tập truyện gồm 14 truyện  ngắn, với những mô típ khác nhau nhưng cùng chung gam màu thấm đẫm chất liệu hiện thực. Tất cả đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất mà ở đó các nhân vật dù xấu dù tốt cũng đều hướng tới cái đẹp, cái nhân bản của con người. Cách viết truyện lạ cùng với những chi tiết, tình tiết được lắp ghép một cách khéo léo, Võ Thị Xuân Hà đã một lần nữa gây ngạc nhiên cho người đọc bằng bút pháp ẩn không gian đa chiều của mình.

  • BÍCH THUHơn một thập niên trước đây, với hai truyện ngắn Hồi ức của một binh nhì và Vết thương lòng, Nguyễn Thế Tường đã đoạt giải cao trong cuộc thi truyện ngắn do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức năm 1992 - 1994. Tôi còn nhớ một trong số các nhà phê bình đã thành danh của nhà số 4 Lý Nam Đế không kìm được cảm xúc của mình với chùm truyện dự thi của Nguyễn Thế Tường lúc ấy đã thốt lên: “Tôi thích truyện ngắn Nguyễn Thế Tường”. Từ đó đến nay, Nguyễn Thế Tường vẫn miệt mài viết và lặng lẽ ra sách. Người đàn bà không hoá đá là lần ra mắt thứ năm của anh.

  • HOÀNG VŨ THUẬT                (Đọc “Trăng đợi trước thềm”, thơ Hải Bằng, NXB Thuận Hoá - 1987)Đổi mới là trách nhiệm vừa là bổn phận đang diễn ra sôi động trong đời sống văn học hôm nay. Nhưng ranh giới giữa cũ và mới không dễ dàng phân định khi đánh giá một tác phẩm văn chương nghệ thuật.

  • ĐINH NAM KHƯƠNG               (Nhân đọc “ru em ru tôi” Thơ Trương Vĩnh Tuấn NXB: Hội nhà văn - 2003)Có một nhà thơ nổi danh thi sĩ, làm “quan” khá to ở báo văn nghệ. Nhưng chẳng bao giờ thấy ông vỗ ngực, ngạo mạn nói lời: “ta là quan đây” mà ông luôn dân giã tự gọi mình là hắn, xưng hô với bạn bè là mày tao:                          “...Hình như hắn là nhà quê                          Hình như hắn từ quê ra...”                                                                (Gốc)

  • NGÔ MINHKhông thể đếm là tập thơ đầu tay của cây bút nữ Nguyễn Thị Thái người Huế, sống ở thành phố Buôn Ma Thuột vừa được NXB Thuận Hóa ấn hành. Tôi đã đọc một mạch hết tập thơ với tâm trạng phấn khích. Tập thơ có nhiều bài thơ hay, có nhiều câu thơ và thi ảnh lạ làm phấn chấn người đọc.

  • MINH KHÔICuối tháng bảy vừa qua, giáo sư ngôn ngữ và văn chương Wayne S.Karlin và nữ phóng viên Valerie, công tác ở một Đài phát thanh thuộc bang Maryland, Mỹ đã đến Huế tìm thăm nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, để chuyển cho chị bản hợp đồng in ấn và phát hành tập thơ Green Rice (Cốm Non) do cơ quan xuất bản gửi từ Mỹ sang.

  • FRED MARCHANTCó những vết thương chẳng thể nào lành lặn và có những nỗi đau chẳng bao giờ mất đi. Kinh nghiệm nhân loại khuyên ta không nên “chấp nhận” hay “bỏ đi” hay “vượt lên” chúng. Với một con người mà tâm hồn thương tổn vì đã làm cho người khác khổ đau hay chứng kiến nhiều nỗi đau khổ thì những câu nói như thế hoàn toàn vô nghĩa.

  • BÍCH THU          (Đọc thơ Dòng sông mùa hạ của Hoàng Kim Dung. NXB Hội Nhà văn, 2004)Nhìn vào tác phẩm đã xuất bản của Hoàng Kim Dung, tôi nhận thấy ở người phụ nữ này có sự đan xen giữa công việc nghiên cứu khoa học với sáng tạo thi ca. Ngoài bốn tập thơ và bốn cuốn sách nghiên cứu về nghệ thuật đã in, với tập thơ thứ năm có tựa đề Dòng sông mùa hạ mới ra mắt bạn đọc, đã làm cán cân nghiêng về phía thơ ca.

  • ĐÔNG HÀVăn hoá và văn học bao giờ cũng có một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể thấy rằng văn học là một bộ phận của văn hoá, nó chịu sự ảnh hưởng của văn hoá. Khi soi vào một thời kì văn học, người đọc có thể thấy được những khía cạnh về phương diện đời sống văn hoá tinh thần của một thời đại, một giai đoạn của xã hội loài người.

  • HÀ KHÁNH LINHViết được một câu thơ hay có khi phải chiêm nghiệm cả một đời người, hoàn thành một tập truyện, một tập thơ là sự chắt chiu miệt mài suốt cả quá trình, sau Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII Lê Khánh Mai liên tiếp trình làng tập thơ "Đẹp buồn và trong suốt như gương" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) và "Nết" tập truyện ngắn (Nhà xuất bản Đà Nẵng).

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOCó người làm thơ dễ dàng như suối nguồn tuôn chảy không bao giờ vơi cạn. Có người làm thơ khó khăn như đàn bà vượt cạn trong cơn đau sinh nở. Có người không đầy cảm xúc cũng làm được ra thơ. Có người cảm xúc dâng tràn mà trước thơ ngồi cắn bút. Thơ hay, thơ dở, thơ dở dở ương ương tràn ngập chợ thơ như trên trời dưới đất chỉ có thơ. Thơ nhiều đến ngạt thở chứ thơ chẳng còn tự nhiên như hơi thở mà ta vẫn hoài vọng một thời.

  • THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.