Tương lai đô thị Huế

08:55 25/10/2018

LÊ VĂN LÂN

Huế là đô thị không chỉ trong nước mà cả thế giới tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng đứng trước những danh hiệu này, bản thân người Huế cũng thấy đang còn nhiều khoảng cách lớn.

Đô thị Huế - Ảnh Hải Phong

Để xóa khoảng cách này đòi hỏi người dân Huế phải phấn đấu hết sức quyết liệt vừa phải hết sức thận trọng bảo đảm để Huế không hòa vào làn sóng phát triển đô thị ồ ạt như hiện nay. Đây là bài toán hóc búa và đã được giải mã bởi quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2014 điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch này làm rõ hơn, khẳng định hơn: Huế mãi mãi là một thành phố lịch sử, thành phố văn hóa có giá trị đặc sắc của cả nước, đó là cái lâu dài của Huế. Trong quá khứ Huế là thủ phủ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn, là kinh đô Phú Xuân của thời Quang Trung, tiếp nối là kinh đô vương triều nhà Nguyễn. Trong chống Mỹ cứu nước: Huế - Hà Nội- Sài Gòn là 3 thành phố kết nghĩa và ngày nay việc kết nghĩa đó vẫn mang đậm ý nghĩa trong phát triển hệ thống đô thị Việt Nam là thế cân bằng chân vạc: Hà Nội, trung tâm chính trị; thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế và Huế là trung tâm văn hóa của đất nước.

Huế - thành phố mở

Là một thành phố văn hóa, lịch sử, do vậy việc phát triển đô thị Huế phải bảo đảm mục tiêu một thành phố hiện đại trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị di sản; Xây dựng thành phố có tổ chức không gian hợp lí, bảo vệ quỹ kiến trúc vô giá, phát triển đô thị hài hòa với thiên nhiên. Huế phải là một đô thị có tính đặc thù về sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và là di sản văn hóa của quốc gia và quốc tế. Điều này đặt ra Huế cần tạo đà cho một thành phố “mở”, khắc phục nhược điểm trong quá trình chỉnh trang đô thị hiện đại và không làm teo tóp mảng xanh đô thị quý giá khiến Huế xứng danh viên ngọc quý của đất nước.

Trước ngày Huế giải phóng, trong vùng địch tạm chiếm,Huế gói gọn trong khu vực nội thành và vùng ven giới hạn bởi phía tây và phía bắc là sông Kẻ Vạn và sông An Hòa (sông đào cửa Hậu), phía nam là sông An Cựu; phía đông là đường Bà Triệu lên đến Đập Đá. Năm 1981, thành phố Huế được mở rộng gồm thành phố cũ và nhập thêm vào các xã thuộc huyện Hương Phú và Hương Điền (gồm các xã Thủy Trường, Thủy Phước, Thủy Xuân, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy An, Thủy Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân, Hương Hải, Hương Phong, Hương Vinh, Hương Sơ, Hương Long, Hương Bình, Hương Thọ, Hương Hồ…). Đây là mở rộng Huế với quy mô lớn trên tinh thần “đông, rộng, mới, mạnh”, cấp huyện trở thành pháo đài phòng thủ vững chắc, nằm trong phong trào hợp tỉnh, hợp huyện thời bấy giờ. Địa giới thành phố được mở rộng và kéo dài từ Bình Điền đến Thuận An, với 33 phường xã. Năm 1983 với việc thành lập mới, phân lại địa giới hành chính một số phường xã, với thời điểm này thành phố Huế có 40 phường xã. Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên được phân chia lại địa giới hành chính. Những tỉnh mới trở lại như trước ngày hợp nhất. Thành phố Huế từ tỉnh Bình Trị Thiên trở lại tỉnh Thừa Thiên Huế (tỉnh Thừa Thiên cũ chính thức lấy tên mới là tỉnh Thừa Thiên Huế). Tỉnh Thừa Thiên Huế mới có địa giới hành chính nhỏ hơn Bình Trị Thiên nhiều lần, nhưng địa giới hành chính cấp huyện vẫn như cũ gồm 5 đơn vị hành chính (thành phố Huế và 4 huyện Hương Điền, Hương Phú, Phú Lộc, A Lưới), tình hình đó đặt ra phải phân lại địa giới hành chính. Năm 1990 thành phố được điều chỉnh lại địa giới hành chính theo hướng thu gọn, từ 40 phường xã còn lại 23 phường xã giao lại 17 xã trả về các huyện. Việc mở rộng hay thu hẹp thành phố từ sau ngày Huế giải phóng chủ yếu vẫn theo phong trào và nhu cầu quản lí hành chính chứ chưa thực sự xuất phát từ ý đồ chiến lược trong phát triển đô thị, chưa thực sự tạo ra không gian cho một thành phố mở. Huế vẫn luôn bức xúc trong tấm áo chật của mình.

Tham vọng của tỉnh là đẩy mạnh đô thị hóa trên toàn tỉnh, xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; điều này phù hợp với chủ trương của Trung ương: Xây dựng Huế trở thành một trong năm đô thị cấp quốc gia. Nhưng trước hết, để Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phải giải quyết thật tốt xây dựng đô thị trung tâm. Vì vậy, việc nâng cấp quy hoạch chung thành phố Huế lại được đặt ra. Dự án nâng cấp quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được triển khai. Nhiều nhà quản lí, chuyên gia, lãnh đạo các ban ngành,… với mong muốn dự án có một hướng đi đúng. Tháng 5/2014, Thủ tướng Chính phủ xét đề nghị của tỉnh và báo cáo thẩm định của Bộ Xây dựng ra quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quyết định này, đô thị trung tâm Huế được mở rộng gần gấp 5 lần hiện nay, từ trên 70km2 lên gần 350km2. Ranh giới phía đông đến biển Thuận An, phía tây đến Bình Điền, phía bắc đến sống Bồ - Tứ Hạ, phía nam đến đường tránh Huế. Thành phố mới mở rộng có rừng, có biển, đầm phá, có phi trường, bến cảng,... Mục tiêu của quyết định này là mở rộng Huế trở thành đô thị trung tâm của đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai. Quyết định cũng là cơ sở pháp lí triển khai xây dựng đô thị đồng bộ, trở thành một trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước và khu vực các nước đông nam châu Á.

Diện mạo thành phố mới(*)

- Thành phố mới sẽ được hình thành diện mạo là thành phố lịch sử và 4 đô thị phụ trợ gồm Hương Thủy - Thuận An - Hương Trà - Bình Điền. Và theo quy hoạch trên, sẽ xây dựng các công trình cao tầng hiện đại làm điểm nhấn đô thị ưu tiên trên trục quốc lộ 1A ở khu vực Hương Thủy, Hương Trà, khu đô thị An Vân Dương. Xây dựng các vành đai xanh tạo mối liên kết giữa các đô thị. Tận dụng không gian mặt nước bao gồm khu vực sông Hương và các nhánh, khu vực đầm phá và ven biển Thuận An; các kênh đào trong và ngoài kinh thành, các ao hồ nhân tạo và hồ điều hòa tự nhiên. Cải thiện năng lực thoát lũ của sông Hương.

- Kinh tế xã hội của Huế phát triển theo hướng Bắc - Nam, tạo thành từ trục giao thông chính quốc gia và hành lang kinh tế Đông - Tây với các khu công nghiệp Phú Bài, Tứ Hạ, Thủy Phương, các cụm công nghiệp làng nghề Hương Sơ, Bình Điền. Trục phát triển du lịch theo hướng Đông - Tây từ Thuận An đến Bình Điền tập trung vào du lịch sinh thái biển, đầm phá với các khu nghỉ dưỡng cao cấp; phát triển du lịch sinh thái, sông, hồ dọc sông Hương, Ngự Hà, các điểm du lịch đặc thù Cồn Hến, Dã Viên, Thủy Biều, Kim Long... Các trục không gian chính sẽ được hình thành: Trục cảnh quan lịch sử (được thiết lập gồm trục trung tâm thành phố, trục cảnh quan Bắc - Nam, trục Nam Giao, vùng đồi núi, nhằm bảo đảm các yếu tố mang tính biểu tượng và tính lịch sử của Huế. Xây dựng cảnh quan đường phố trung tâm đô thị, đường phố lịch sử: Hùng Vương - Hà Nội - Lê Lợi - Điện Biên Phủ...), trục cảnh quan sông nước. Trục không gian đô thị sẽ được kết nối bằng trên cơ sở hình thành tuyến giao thông công cộng Bắc - Nam kết nối Hương Trà - Huế - Hương Thủy; tuyến Đông - Tây kết nối Thuận An - Huế - Bình Điền. Phát triển mạng lưới đường đi bộ và xe đạp trong khu vực đô thị hiện nay và các khu đô thị mới.

- Thành phố có những vùng kiến trúc cảnh quan khác biệt: Khu vực phía Bắc sông Hương; Khu vực phía Nam sông Hương; Khu đô thị mới An Vân Dương; Khu vực Bình Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An; Khu vực Kinh thành Huế, Bao Vinh, Thủy Biều, Kim Long, Hương Long... (bảo tồn cảnh quan, giảm thiểu mật độ dân cư bảo đảm sự hài hòa không ảnh hưởng đến di tích, nhà vườn, các làng nghề truyền thống); Khu vực tập trung các khu đô thị mới: An Vân Dương, Hương Sơ, An Hòa... Một số khu dân cư mới ở Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền theo mô hình đô thị sinh thái…

- Đối với sông Hương, đoạn từ lăng Gia Long đến Kim Long và từ Kim Long đến Bao Vinh cần xây dựng có kiểm soát, khai thác du lịch hợp lý nhằm kết hợp hài hòa bảo tồn, tôn tạo, giữ gìn những nét đặc trưng của khu vực Kinh thành Huế.

- Về môi trường, quy hoạch đã đề cập một cách cụ thể và quyết liệt, trước hết về thoát nước mặt. Huế là thành phố có nhiều thuận lợi bởi hệ thống sông, hồ, hào bao bọc, do vậy tận dụng việc thoát nước mưa theo hướng tự chảy, tận dụng không gian mặt nước hiện có để điều tiết nước mưa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cải thiện năng lực thoát lũ của sông Hương sông Bồ và sông An Cựu. Cải tạo, nạo vét và chỉnh trị các sông ngòi hiện có, đồng thời xây dựng các hồ điều hòa để giảm lũ ở các sông nhánh. Đối với khu vực kinh thành Huế, các khu phố cũ, các khu vực hiện đang sử dụng thoát nước chung, tiến tới chuyển đổi sang thoát nước riêng (nhất là các khu vực đô thị mới, khu công nghiệp).

- Về chất thải rắn, hiện nay chủ yếu là chôn lấp, về lâu dài không ổn. Nên cần thiết xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn tại các khu Hương Bình, Tứ Hạ, Bình Điền, Phú Sơn, Phú Xuân với công nghệ thân thiện môi trường.

Huế, thành phố trực thuộc trung ương - Những vấn đề đặt ra

Với quy hoạch mở rộng thành phố mà Chính phủ đã ra quyết định phê duyệt đòi hỏi Huế phải thực sự quyết liệt trong thực hiện quy hoạch. Sự quyết liệt này không chỉ dừng ở khẩu hiệu mà phải bằng hành động hết sức cụ thể, nhìn thẳng vào những vấn đề nhạy cảm để có những quyết định triển khai hết sức phù hợp, hãy nhìn vào những vấn đề lớn của Thừa Thiên Huế để Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Trước hết, chúng ta đều biết theo quy hoạch với một thành phố gấp 5 lần của Huế hiện hữu, số dân trên 500.000 người(?) việc giữ nguyên hiện trạng như hiện nay là không phù hợp. Do vậy việc chia tách quận là đều hết sức cần thiết. Có lẽ đây là vấn đề đầu tiên mà các nhà lãnh đạo, các nhà quản lí e ngại khi đề cập đến. Nhưng đây là vấn đề cốt lõi phải đối diện, nếu quyết tâm đưa thành phố Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Chúng ta đều biết, thành phố Huế hình thành bởi các quận là vấn đề không mới. Trước đây, trong vùng địch tạm chiếm Huế có 3 quận gồm 3 quận: Quận Tả Ngạn, quận Hữu Ngạn, quận Thành Nội (quận 1, quận 2, quận 3); Ở vùng kháng chiến, thành phố có lúc gồm 3 quận nội thành và 3 huyện cánh nam Huế. Điều này thể hiện vị trí của Huế trong công cuộc kháng chiến, cũng như mối quan hệ của Huế trong vị trí trung tâm Huế - Hà Nội - Sài Gòn.

Thật ra, đây là vấn đề đã được đề cập và trưng cầu ý dân mới đây khi tỉnh đề nghị đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề chia quận trong đề án này, đề án không dựa vào quy hoạch chung của thành phố, việc chia quận lại manh múm nên rất khó được chấp nhận. Do vậy vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu thấu đáo quy hoạch chung mở rộng thành phố đã được Chính phủ phê duyệt, những định hướng phát triển đô thị, phát triển kinh tế - xã hội, hình thành các trung tâm mà quy hoạch đề cập. Đây là những căn cứ hết sức quan trọng trong việc chia tách quận.

Cùng với việc chia quận, việc quản lý Huế như thế nào với đặc thù của nó để phát huy vị trí trung tâm cũng là vấn đề cần được đề cập. Quá trình phát triển đô thị và quản lý đô thị Huế trong quá khứ cũng để lại cho chúng ta nhiều vấn đề suy ngẫm. Trong vùng địch tạm chiếm việc quản lý thành phố luôn theo cơ chế tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên kiêm thị trưởng đô thị Huế. Trong vùng kháng chiến là Bí thứ Tỉnh ủy Thừa Thiên kiêm Bí thư Thành ủy Huế. Cơ chế không giống ai này tỏ rõ sự phù hợp trong quá khứ, là sự khác biệt giữa Huế và các địa phương trong cả nước. Do vậy cần nghiên cứu thấu đáo cơ chế này để vận dụng nó trong quản lý đô thị trung tâm nhằm tạo sự đồng bộ thống nhất, xóa bỏ những vướn mắc khi xây dựng đô thị trung tâm.

Tiếp đến, để thành phố phát triển lành mạnh phải có ứng xử đúng đắn với quy hoạch, phải xem quy hoạch là khoa học, là pháp luật. Phát triển theo quy hoạch chính là góp phần tạo nguồn lực cho phát triển đô thị. Cần công bố rộng rãi quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đến cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là trong khu vực điều chỉnh. Đồng thời ban hành quy định quản lý xây dựng theo đồ án; lập và điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch các phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị phù hợp với đồ án. Xây dựng và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị. Xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến tài chính, đất đai trong thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật. Mà cao hơn hết là xây dựng lộ trình thực hiện quy hoạch, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị, gạt bỏ tư duy nhiệm kì, tâm lí nôn nóng với những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Lộ trình này bảo đảm công trình đi sau là tiếp nối cái đi trước, phát huy cái đi trước chứ không phá vỡ nó. Lộ trình này phải được thảo luận một cách khoa học và được quyết định ở các kì họp hội đồng nhân dân tỉnh và các địa phương liên quan. Không theo lộ trình, đô thị sẽ phát triển nham nhở và tạo nên một sự lãng phí rất lớn. Chúng ta đều biết, Huế đang triển khai dự án cải tạo môi trường nước. Sự cần thiết của dự án thì không ai có thể phủ nhận. Song đi kèm theo dự án là đường, lề đường và các công trình kỹ thuật liên quan bị hư hỏng, nhà cửa dọc theo dự án cũng bị thiệt hại... Không thể thực hiện dự án này nếu Huế muốn trở thành thành phố xanh, nhưng đây có phải là việc đào xới thành phố lần cuối cùng hay chưa? Có lẽ câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ. Điều dễ nhận thấy là thành phố ta không thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chỉ nhìn hoạt động của công ty cấp nước Thừa Thiên Huế: Để cải tạo toàn bộ hệ thống đường ống, lẽ ra thành phố phải bị đào xới dữ dội. Nhưng không, đường ống được thay thế cùng lúc với việc nâng cấp đường, mở rộng đường... và người dân không thấy một xáo động nào trong quá trình cải tạo đường ống.

Một vấn đề quan trọng là những nội dung trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, cần phải bàn thực sự quyết liệt và xem đây là vấn đề hệ trọng trong xây dựng và phát triển của Thừa Thiên Huế. Quyết định đã ban hành được 4 năm nay nhưng nhìn sự phát triển của Thừa Thiên Huế và thành phố Huế, bóng dáng của quyết định này vẫn chưa thật rõ nét. Nhìn báo cáo hàng năm của tỉnh, thành phố và các huyện… , những chỉ tiêu bảo đảm cho đô thị trung tâm phát triển bền vững hầu như không được đề cập đến. Thí dụ như xử lí nước thải, xử lí rác thải, xây dựng hồ điều hòa giảm lũ, diện tích dành cho cây xanh, thành phố đại học,… Đây là những chỉ tiêu khá cụ thể được đề cập trong quyết định điều chỉnh mở rộng thành phố Huế của Thủ tưởng Chính phủ. Đây cũng chính là những chỉ tiêu quan trọng nhằm tạo sự khác biệt trong phát triển đô thị của Huế với các đô thị trong cả nước.

Nguồn lực ở đâu?

Có thể nói, để thực hiện bản quy hoạch này đòi hỏi phải có nguồn lực rất lớn, bản thân một tỉnh như Thừa Thiên Huế khó lòng đáp ứng được. Thế nhưng để huy động nguồn lực phát triển Huế không phải là quá bế tắc.

Tất nhiên khi ban hành quyết định này Trung ương cũng phải xác định trách nhiệm của mình trong đó. Đối với các nguồn lực của Trung ương, trước hết là các dự án của đất nước ngang qua Thừa Thiên Huế, phải được phối hợp thực hiện thật nhanh và phát huy tác dụng; tiếc rằng vì nhiều lí do, các dự án qua Thừa Thiên Huế vẫn diễn ra chậm chạp.

Đối với các nhà đầu tư, lâu nay tỉnh vẫn rải thảm cho các nhà đầu tư vào Huế, đặc biệt đối với các nhà đầu tư chiến lược cả trong và ngoài nước. Không thể phủ nhận sự xuất hiện của các nhà đầu tư đã thúc đẩy sự phát triển của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên việc ưu ái quá mức cũng như giao hết các mảnh đất vàng ở Huế cho các nhà đầu tư thiếu thực lực đã gây không ít bức xúc. Vấn đề đặt ra là kêu gọi đầu tư và đầu tư ở lĩnh vực nào? Đầu tư ở đâu? Đầu tư như thế nào để có lợi nhất? Mặc khác việc kêu gọi đầu tư thường chủ yếu dựa vào phương châm “đổi đất lấy hạ tầng”; và với phương châm này gần như việc phát triển đô thị dựa vào đập phá và xây mới, nếu không cẩn thận sẽ làm cho không gian đô thị di sản bị phá vỡ.

Một nguồn lực cực kì quan trọng đó là nguồn lực trong dân, đây chính là nguồn lực rất lớn cần được rải thảm để huy động sức dân tạo điều kiện cho người dân làm giàu trên mảnh đất mình đang sống. Rất cần phải đặt nặng vấn đề người dân sở tại làm chủ và phát triển, làm giàu trên mảnh đất mình đang sống?

Liên quan đến việc huy động sức dân, một lổ hỗng nhưng là lổ hỗng cực kì quan trọng đảm bảo cho Huế đẹp - Huế thơ chính là thiết kế đô thị. Có thiết kế đô thị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia vào công cuộc xây dựng và phát triển Huế. Tiếc rằng lĩnh vực quan trọng này lâu nay vẫn đang còn để trống. Chúng ta giải tỏa, nạo vét sông Ngự Hà, giải tỏa mở đường Trịnh Công Sơn,… nhưng sau đó làm gì thì không rõ? Do vậy chúng ta không ngạc nhiên khi những con đường chung quanh Đại nội trở thành phố bán đồ bành, phố xe bãi nhìn rất phản cảm.

Lời kết

Quy hoạch mở rộng thành phố mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính là tương lai của đô thị Huế. Đối diện nó là cả một thách thức lớn thể hiện năng lực lãnh đạo, khả năng quản lí, thực thi dân chủ trong việc đưa Huế xứng tầm là một đô thị sáng tạo, một đô thị môi trường kiểu mẫu, một thành phố văn hóa của đất nước.

L.V.L
(SHSDB30/09-2018)

..................................................  
(*) Tiểu mục“Diện mạo thành phố mới”, mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết “HUẾ NHÌN TỪ QUY HOẠCH” đăng trên ở Sông Hương Số đặc biệt 23, tháng 12 - 2016.  




 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.

  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.