Tuổi trẻ Trung Quốc qua lăng kính văn học

09:42 11/04/2014

NINA BOREVSKAYA

Một chủ đề đã một thời bị cấm
Tôi lấy làm sung sướng vì lúc viếng thăm Thượng Hải tôi được tiếp xúc với nữ sĩ Wang Anyi một nhà văn có tác phẩm được đọc nhiều. Bà thuộc vào thế hệ đang ở vào những năm 30 tuổi.

Nữ sĩ Wang Anyi - Ảnh: internet

Cao và dễ nhìn, Wang Anyi có dáng vẻ lịch thiệp thường có của nhiều người dân sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải. Bà nói nhanh và nhiệt tình. Với một nụ cười, bà lưu ý rằng bà không dám chắc bà có được xem là thuộc vào thế hệ những nhà văn trẻ hay không. Nhưng bà đang quan sát một cách thích thú thế hệ trẻ đang ở độ tuổi 20, đó là nhũng con người hoàn toàn khác biệt bản thân bà. Đó là một thế hệ đã chán ngán sự nghèo khổ và có những mong muốn về vật chất nhiều hơn về tinh thần. Một cách khách quan thì điều ấy thật là dễ hiểu. Nhưng nó sẽ dẫn đến cái gì?

Tôi nhớ lại điều bà Wang Anyi đã trả lời phỏng vấn tờ báo Phụ Nữ Trung Quốc, sau chuyến tham quan của bà ở nước Mỹ. Bà đã phát biểu về niềm hy vọng của nhân dân bà, "trở nên giàu có sẽ giữ lại những gì tốt đẹp của phong tục về truyền thống Trung Quốc, và xã hội sẽ không bị hủy hoại trước những sự phân hóa trong xã hội phương tây". Cái gì sẽ giúp vào việc đạt được những mơ ước ấy? Điều thiết yếu nhất, đặc biệt, đó là sự chân thật mà nhà văn đang hô hào, và tình yêu như một thực thể không thể tách rời đối với nguyên tắc nhân bản, Wang Anyi còn nói về những khó khăn trong quyền kết bạn và yêu thương mà những học sinh các lớp cuối trung học đang đối phó (và điều đó đang là một vấn đề. Một lần viếng thăm những người bạn, tôi đã hỏi một cô gái 15 tuổi tên Ling linh rằng cô đã có bạn trai chưa. Cô gái thẹn đỏ mặt và trả lời rằng đó là một việc được xem không đứng đắn). Tình cờ Wang Anyi lại là tác giả của những câu chuyện tình gây ấn tượng nhất trong những năm gần đây. Cuốn tiểu thuyết bi thảm "Mối tình trên núi Huang-shan" của bà là một chuyện tình vĩ đại đến mức vượt qua cả những giao ước thiêng liêng của việc hứa hôn. Bà cũng đã sáng tác "Chuyện tình ở một thành phố nhỏ" và tiểu thuyết ngắn "Câu chuyện mùa xuân".

Văn học Trung Quốc về tình yêu thường đưa đến một kết quả khổ đau. Điều đó chẳng có gì đáng ngạc nhiên bởi trong nhiều năm trường đề tài ấy đã bị cấm chỉ, cả trong nghệ thuật lẫn trong đời sống. Thế hệ trẻ đã chẳng bao giờ có cảm xúc ấy. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao cảm xúc về tình yêu của thanh niên trong những tiểu thuyết ngắn của Trung Quốc ngày nay thường tạo ra những tình huống phức tạp đầy tội lỗi, và đó cũng là một hiện tượng vừa mới được các nhà phê bình văn học đưa ra gần đây. Phân tích hai tiểu thuyết ngắn của Wang Anyi, nhà phê bình đã giảng giải "Cảm giác tội lỗi trong ý thức tổ quốc", bởi cái sự kiện rằng những tình yêu đã mở ra trong những điều kiện đặc biệt của một "khí hậu văn hóa" của Trung Quốc, trên một "mảnh đất văn hóa không thích hợp cho việc ấp ủ tình yêu".

Một vài tác phẩm hiếm hoi của những thập niên vừa qua chỉ gợi ra được những ý tứ bóng gió của một nhân vật, hay một nhân vật khác lỡ mắc vòng tình ái, những tác phẩm này miêu tả những cảm xúc tình ái đó như thể chúng phát sinh ra những nhiệm vụ chung trong cuộc đấu tranh và trong công tác của họ. Mãi đến những năm 1980, những tác phẩm như "Cánh diều và dải băng" của nhà văn tên tuổi, Bộ trưởng văn hóa Wang Meng, mới xuất hiện. Nữ anh hùng Fang Susu yêu một chàng trai trẻ, anh chàng có lẽ hơi vụng về, lại đang đợi công việc làm, nhưng được cái là thật thà và đọc nhiều. Việc hôn nhân của họ đúng là sẽ phải đợi bởi vì cô Fang chỉ mới được 24 tuổi 7 tháng, và vào cuối những năm 1970, khi những tình tiết của câu chuyện xảy ra, người ta đã thi hành một chính sách hôn nhân lớn tuổi, con gái phải 25 và con trai phải 28. Với việc ban hành một đạo luật mới vào năm 1980, độ tuổi kết hôn đã được hạ xuống ở mức 20 và 22 tuổi như người ta từng mong đợi.

Trong nền văn học miêu tả tầng lớp thanh niên có học thức và những vấn đề được gọi là "khó cải tạo" của họ, tình yêu cũng khô cằn và đau khổ. Trong suốt buổi nói chuyện, Lưu Xứng Vũ lưu ý rằng, chỉ ra cái khoảng cách lớn lao giữa thanh niên thành phố và thanh niên ở nông thôn với những sự khác biệt hoàn toàn về tiêu chuẩn đời sống, sự giáo dục và quan điểm xã hội là một việc làm tuy dễ nhưng vô cùng thiết yếu. Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, khi thanh niên từ nhiều lãnh vực xã hội hoàn toàn khác nhau bị đẩy về sống ở những làng mạc xa xôi, ở đó họ đã đối mặt với những thanh niên của một lãnh vực mà hiếm khi họ có dịp gặp gỡ. Sự chung đụng này đã dẫn đến những cuộc xung đột thảm khốc.

Những nét tương đối tiêu biểu của số phận những người dân này đã được miêu tả trong câu chuyện của Kong Jiesheng, "Một nữ công nhân bình thường", về He Dan, một bà mẹ chưa từng được kết hôn, và trong câu chuyện của Quin trong bộ phim "Dưới chân cầu", bộ phim này đã được chiếu ở Liên Xô và được người xem tán thưởng. Những khó khăn của cuộc sống đã đẩy đưa He Dan, cô gái gia đình nông dân, gặp gỡ con trai một nhà phẫu thuật tiếng tăm. Anh thanh niên nầy lại dùng những phương cách chính đáng và cả xảo quyệt để sớm được trở về thành phố và vào đại học. Cô gái ấy, bởi cảm thấy mình không có quyền phá hỏng đời anh (sinh viên Trung Quốc không được phép kết hôn trước khi tốt nghiệp), đã không cho anh ta hay rằng cô đã mang thai, và nếu không nhờ tình cờ gặp lại trên đường phố mấy năm sau đó, thì hẳn anh ta không biết rằng mình đã có một đứa con trai.

Tiêu biểu cho nền văn học những năm 1980 là hoàn cảnh trớ trêu do hậu quả của chính sách đẩy người dân về các làng mạc xa xôi gây ra. Trong cuốn tiểu thuyết "Thành phố cách vời không xa lắm" của nhà văn được giải thưởng, Tie Ning, nhà báo tài năng lên Su Huaiwei ý thức được trách nhiệm về mặt đạo đức đối với vợ, người đã kết bạn với anh trong những quãng đời gian khổ, lúc anh đang "cải tạo" trong làng. Nhưng cũng trong lúc đó, anh ta cảm thấy tâm hồn mình gần gũi với một nữ bác sĩ trẻ tên là Yeu Nanni. Câu chuyện đặt ra một cách giải quyết cho hoàn cảnh ấy. Cuộc sống bất ổn của những con người bị đưa về nông thôn và vị trí xã hội thấp kém của họ (rất nhiều người trong đó là con của những người đã bị xử lý trong "cách mạng văn hóa" đưa đến một biến cố xã hội khác: Không kể đến những người mẹ chưa được kết hôn, có cả một số lớn những cô gái lỡ thì, khi những thanh niên này trở về thành phố sau quá trình "cải tạo". Báo chí Trung Quốc đã viết về họ, và cái bóng dáng đau khổ của họ sẽ vẫn còn ám ảnh nền văn học hiện thời nữa.

Theo kết quả cuộc điều tra năm 1982, 43% phụ nữ Bắc Kinh độ tuổi 30 - 34 sống độc thân và 35,70% phụ nữ độ tuổi 35 - 39 cũng ở trong tình trạng ấy. Đại bộ phận trong số đó là trí thức, sinh viên đã tốt nghiệp, giáo viên và kỹ sư. Nhưng có điều lạ là phần đông số người sống độc thân ở độ tuổi 30 - 39 lại là đàn ông (đến 95%, và ở một số tỉnh, con số lên đến 99,8%). Có nhiều nguyên nhân, kinh tế, xã hội, và những nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này.

Lại xảy ra một nghịch lý nữa. Nhiều thanh niên sau khi trở về thành phố lại tự mình cảm thấy bơ vơ. Họ chẳng còn cái cảm giác đó là quê nhà của họ nữa. Như nhân vật chính trong truyện ngắn "Cánh diều và dải băng" đã nói "thành phố của ước mơ đã lừa dối chúng ta". Nhìn lại quãng đường khổ nhục đã qua, tất cả những ảo tưởng và mơ ước của cuộc đời cô đã được đền bù bằng một sự thất vọng, và Fang Susu đã cay đắng hỏi: "Tôi đã phải đi qua tất cả những chặng đường đó để cuối cùng trở thành một ả hầu bàn à?" (đó là công việc duy nhất mà cô ta tìm được)...

LÊ HÙNG VỌNG
Trích dịch tạp chí Thời Mới 11-87
(SH29/02-88)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Triết học đôi khi được hiểu như là “nghệ thuật sống” và quả thật, điều này đúng. Nhưng cũng có những lý do để tin rằng triết học có thể còn là “nghệ thuật chết”.

  • BORIS CHEKHONIN

    Địa điểm là ở khu Tam giác Vàng, những câu chuyện không phải là nói về CIA, những tên gián điệp, những viên chức chính quyền địa phương thối nát hoặc những nhân vật quen thuộc khác. Thời thế đã thay đổi. Băng-cốc đang phát động cuộc chiến chống lại chất na-cô-tic.

  • L.T.S: Năm 1985 lần đầu tiên ở Pháp độc giả mới biết có một kịch bản văn học của Jean Paul Sartre viết từ 1959 mang tựa đề "Sigmund Freud hay là Bản giao kèo với quỷ sứ". Gần đây báo Văn học Xô viết số 22 tháng 6-1988 đã đăng kịch bản văn học đó kèm với bài viết của giáo sư A.Belkin - tiến sĩ y học, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tâm lý - nội tiết - thuộc Viện tâm thần học MOCKBA. Sau đây Sông Hương xin giới thiệu với độc giả kịch bản J.P.Sartre và bài viết nói trên của giáo sư tiến sĩ A.Belkin.

  • PANKAJ MISHRA - BENJAMIN MOSER

    Ở chuyên mục Bookends hằng tuần, sẽ có hai nhà văn đứng ra giải đáp các vấn đề đặt ra với thế giới sách. Xưa, Ezra Pound từng khích lệ đồng nghiệp: “hãy làm mới”. Tuần này, Pankaj Mishra và Benjamin Moser tranh luận xem ngày nay liệu có bất kỳ sự mới lạ thật sự nào còn lại cho các nhà văn khám phá.

  • Hơn 50 năm vừa viết văn vừa làm báo đã làm cho nhà văn Graham Greene trở thành một người nói tiếng nói của quần chúng trên thế giới.

  • LISANDRO OTERO

    Cách đây mấy tháng ở Thủ đô Buenos Aires (Argentina) một hội nghị các nhà văn quốc tế đã được tổ chức, để thảo luận về đề tài tiểu thuyết sẽ ra sao vào thế kỷ hai mươi mốt sắp sửa đến.

  • Sakharov sống trong một tòa nhà đồ sộ và không mấy vui vẻ ở Matxcơva. Tòa nhà do những tù nhân chiến tranh Đức thiết kế và xây dựng trên những công trường đã bị ném bom suốt thời chiến tranh.

  • PATRICK MODIANO

    (Phát biểu ngày 7/12/2014 tại Hàn lâm viện Thuỵ Điển ở Stockholm của Patrick Modiano, Giải Nobel Văn học 2014)

  • Mọi thông tin liên quan tới người được nhận giải Nobel sẽ chỉ được Viện hàn lâm Thụy Điển tiết lộ sau 50 năm. Giờ đây, sự thật về nhà văn duy nhất từng từ chối giải thưởng văn học danh giá nhất hành tinh đã được công bố.

  • Nhà văn người Mỹ F. Scott Fitzgerald - tác giả của cuốn tiểu thuyết kinh điển “Gatsby vĩ đại” - đã viết thư tay cho con gái trong ngày đầu năm. Lá thư dành cho một cô bé, nhưng khiến người lớn cũng phải suy nghĩ.

  • Trong năm nay, một nhà văn vĩ đại của Mỹ Latinh - Gabriel Garcia Marquez - đã qua đời. Ở đất nước Colombia quê hương ông, người ta đang chuẩn bị cho ra mắt hàng loạt tờ tiền có in hình chân dung nhà văn để mọi thế hệ người Colombia đều sẽ biết và nhớ về ông.

  • NGUYỄN VĂN DŨNG

    Thời trai trẻ tôi yêu nước Nga qua tác phẩm Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoi. Lớn lên tôi càng yêu nước Nga hơn bởi lịch sử hào hùng và nền văn hóa phong phú với những con người Nga nhân hậu, dễ thương. Nay về già, tôi quyết tâm đi thăm nước Nga cho bằng được. Tất nhiên Moskva là chọn lựa đầu tiên.

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    LGT: Giải Goncourt ở Pháp 5/11 vừa qua, đã vinh danh cho bác sĩ, nữ văn sĩ Lydie Salvayre, với tác phẩm Pas Pleurer/ Đừng khóc.

  • VĨNH THƯ

    Trích ý kiến trao đổi về tình hình đổi mới công tác văn học nghệ thuật giữa đoàn cán bộ lãnh đạo văn hóa văn nghệ Việt Nam nghiên cứu học tập tại AOH (Viện hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc TW Đảng cộng sản Liên Xô) với Ban thư ký và một số nhà văn Liên Xô.

  • Interstellar, bộ phim khoa học giả tưởng vừa ra mắt tháng 11 vừa qua của đạo diễn Christopher Nolan về hành trình tìm kiếm một trái đất khác - một ngôi nhà mới cho loài người, đã khiến khán giả trầm trồ, kinh ngạc và cảm động bởi nhiều yếu tố khác nhau: kỹ xảo điện ảnh đỉnh cao, cốt truyện đầy tính khoa học hấp dẫn, thông điệp đáng suy ngẫm về tình yêu và mối quan hệ của con người với Trái đất. Nhưng có lẽ ấn tượng mê hoặc nhất về bộ phim là hình ảnh hố đen (black-hole) và lỗ sâu (worm-hole) giữa vũ trụ mà đoàn làm phim đã mô phỏng - một kết quả tuyệt vời của sự cộng tác giữa khoa học và nghệ thuật.

  • Khác với mọi lần, năm nay, tin nhà văn Pháp Patrick Modiano được Viện Hàn lâm Thụy Điển chọn trao giải thưởng Nobel Văn học có phần làm cho báo chí, truyền thông ngoài nước Pháp ngỡ ngàng.

  • Tiến sĩ tâm thần học Brian L. Weiss kể về quá trình điều trị cho một bệnh nhân nhớ được tiền kiếp.

  • Sử gia kiêm nhà văn Italy Angelo Paratico vừa công bố một nghiên cứu mới gây sửng sốt, cho rằng mẹ danh họa Phục hưng Lenardo da Vinci (1452-1519) có thể là một nô lệ người Trung Quốc.

  • Theo nghiên cứu mới đây của nhà sử học, tiểu thuyết gia người Italy Angelo Paratico, mẹ của Leonardo da Vinci có thể là một nô lệ người Trung Quốc.