Tứ thơ vụt bay lên từ đôi dải yếm

16:35 12/05/2009
NGUYỄN QUANG HÀTrong đời có những bài thơ người ta quên, mà chỉ nhớ một câu nằm lòng. Bởi đó là những câu thơ thực sự, những câu thơ thi sĩ. Từ xưa đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về thơ: Thơ là tiếng hát của trái tim; Thơ là hạt muối kết tinh của tình cảm; Thơ là phút giây rung động của tâm hồn... Nói chung, những định nghĩa ấy cho ta hiểu rằng ở đâu có được sự rung động của trái tim thì ở đó có thơ.

Trong dòng văn học dân gianViệt Nam, có những câu ca dao mà đề tài chỉ là cặp dải yếm của cô thôn nữ, thế mà cũng đủ rung động thành thơ.
Nếu tôi nhớ không lầm thì sự tích của cái yếm là thế này: một nàng cung nữ xinh đẹp, trong giấc ngủ quá say nồng, đã để lộ khuôn ngực trần của mình. Nhà vua đi qua, thấy vậy, thương quá, vua lấy tấm khăn tay bằng lụa đắp lên ngực người cung phi ấy, và rồi chẳng phải qua biến tấu gì lôi thôi, chỉ thêm hai cặp dải, một cặp đeo lên cổ, một cặp thắt qua lưng, thế là thành chiếc yếm.

Thời bây giờ chỉ còn thấy yếm trong thơ, trong tranh và trên sân khấu. Thiếu nữ bây giờ không mang yếm nữa, nhưng cách đây chừng nửa thế kỷ thì chiếc yếm là trang phục phổ biến của phụ nữ nông thôn. Chỉ có màu yếm là khác theo tuổi tác.
Màu yếm đỏ là màu dành cho các cô thiếu nữ:
            Có cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
            Sư về sư ốm tương tư
            Ôëm lăn ốm lóc cho sự trọc đầu
           
                                    (ca dao)
            Yếm đào trễ xuống dưới nương ong
            Đôi gò bồng đảo sương còn ngậm
                                                (Hồ Xuân Hương)
            Yếm hồng thôn nữ tươi đường lúa
            Chùa lợp ngàn hoa đại trắng tinh
                                                 (Anh Thơ)

Rõ ràng chiếc yếm đã có một thời rạng rỡ nhường bao! Nhớ lại trong hội làng thời ấy, các cô thôn nữ nhí nhảnh, khúc khích trên đường, cô nào cũng mang yếm đỏ, như một đàn bướm đỏ bay làm xao xuyến cả đất trời, làm xao xuyến cả hội làng.
Đó là những chiếc yếm. Phần hết sức nhỏ nhoi tưởng không đáng kể của những chiếc yếm là hai cặp dải yếm mỏng manh, thường khi mặc trong áo không hề lộ ra ngoài. Chỉ có thơ đụng vào cặp dải yếm đó, bỗng dưng cặp dải yếm hiện hình và tồn tại cùng thời gian.

Đầu tiên là lời tán tỉnh rất có lý:
            Thuyền anh mắc cạn lên đây
            Mượn đôi dải yếm làm dây kéo thuyền
Cái sự giao thoa của con thuyền và chiếc yếm ở đây là sợi dây kéo thuyền sợi dải yếm. Đấy là cái cớ của sự tán tỉnh, và ở đấy cũng bật lên tứ thơ. Tứ thơ tác giả dân gian tìm ra ở đây là sự có lý mà vô lý. Ai đã từng kéo thuyền trên sông, sẽ hiểu khi thuyền ngược gió, cánh buồm không còn tác dụng nữa. Những người trên thuyền, có khi bốn người, có khi năm người, móc sợi dây chạc vào thuyền, còn đầu kia năm người khoác dây lên vai kéo. Con thuyền nhích lên từng bước theo chân người kéo thuyền. Sợi dây kéo thuyền ấy dài ba bốn chục mét. Trong khi đó sợi dây dải yếm chỉ dài vài gang tay. Có được cái hợp lý, ta chấp nhận được và nó thành thơ, chính là sự rung động trong lòng về cái sợi dây dải yếm kia.

Cũng cùng sự phi lý hết sức ấy là câu ca dao này:
            Trời mưa trời gió kìn kìn
            Đắp đôi dải yếm hơn nghìn chăn bông
Dĩ nhiên trời gió mưa nhường ấy thì lạnh lắm. Khi lạnh là nghĩ ngay tới một cái gì để đắp. Cái để đắp ấy là những chiếc chăn. Đó là lẽ thường. Nhưng ở con người đang yêu say đắm này thì cái đắp lại là đôi dải yếm. Chăn thường rộng mấy mét, còn dải yếm chỉ rộng băâng hai ngón tay. Vậy cái để đắp ấm hơn nghìn chăn bông ấy là cái nóng rực của tình yêu.

Cũng chính tình yêu, cho nên cô gái bỗng vụt có niềm ao ước đến không cùng:
            Ước gì sông rộng một gang
            Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi
Lại cái dải yếm. Thế là cái dải yếm đã làm dây kéo thuyền, đã làm chăn để đắp, bây giờ dải yếm lại làm cầu. Đọc câu thơ mà cứ hình dung ra nàng thiếu nữ đang cởi chiếc yếm của mình ra, rồi hai tay cầm hai đầu dải yếm kéo căng ra đặt ngang con sông rộng chỉ một gang tay làm chiếc cầu màu đỏ vắt qua dòng sông xanh. Chiếc cầu đó chỉ có một tên gọi: chiếc cầu tình yêu. Và chiếc cầu ấy chỉ có một trên đời. Lãng mạn đến như thế là cùng. Ai được qua chiếc cầu ấy chắc chắn là hạnh phúc lắm.

Toàn là những chuyện không có thực trong đời. Nào là dải yếm làm dây kéo thuyền, nào là dải yếm làm chăn đắp, nào là dải yếm làm cầu. Toàn là sự phi lý cả. Nhưng lại rất được yêu thương. Chỉ có thơ mới chuyển tải được sự phi lý ấy, và buộc cho người ta phải chấp nhận sự phi lý. Không những thế, những câu thơ ấy còn được khen là rất thơ, là rất hay nữa.

Thế là từ cái thực "đôi dải yếm" vụt bay lên thành tứ thơ, khi nó được rung cảm thực sự của trái tim. Đúng như định nghĩa: Thơ là tiếng hát của trái tim vậy. Chỉ có cái tình, chỉ có tình yêu mới đủ sức biến hoá được như thế.
Trong thơ, có hai điều luôn luôn được chú ý, đó là cái thực và cái ảo. Cái thực chỉ làm cho người ta chấp nhận, nhưng cái ảo mới làm cho người ta rung động, và sự rung động ấy bỗng thành thơ.

Nhân nói về cái thực và cái ảo, tôi xin dẫn ra đây câu ca này:
            Khi đi bóng hãy còn dài
            Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn
Cái bóng người ta đổ trên mặt đất. Như chúng ta biết bóng dài là khi mặt trời ở phía đông hay phía tây. Và bóng tròn khi mặt trời ở đỉnh đầu. Đó, cái thực của nó là vậy. Nhưng cái ảo ở đây thật là tình: "Bóng đã nghe ai bóng tròn". Hai chữ "nghe ai" đầy chất ghen tuông sao mà hay thế. Nếu không có hai chữ "nghe ai", chắc chắn câu ca dao chả thành thơ, và chả ai thèm nhớ. Chữ nghĩa, hình ảnh đã thành thơ là thế.

Vẫn nói về chiếc yếm, còn có 4 câu ca dao rất hay:
            Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím
            Em có chồng rồi trả yếm cho anh
            Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh
            Yếm em em mặc, yếm chi anh anh đòi

Cô gái đáng khen là rất sòng phẳng: "trả yếm cho anh", chàng trai càng cao thượng: "yếm chi anh anh đòi". Tình yêu choáng ngợp để họ yêu thương nhau mãi mãi. Để bạn đọc tự hiểu, xin không có lời bình nào nữa.
"Đôi dải yếm", cái thứ tượng vặt vãnh không đáng kể ấy mà bỗng vụt thành tứ thơ.
Thật đơn giản, thơ là vậy.

N.Q.H
(171/05-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • PHAN ĐÌNH DŨNG

    1. Có thể tìm hiểu những đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIV qua một số phương diện tiêu biểu như ngôn ngữ, thế giới nghệ thuật hay hình tượng (con người, thiên nhiên, không/thời gian nghệ thuật), thể thơ, kết cấu, cách miêu tả thể hiện, giọng điệu… Đây là cách nghiên cứu “diện”.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    Tự Lực văn đoàn đã khởi sự hoạt động báo chí và văn chương của mình trong một thời điểm chứa đầy cơ hội và thách thức.

  • NGUYỄN MẠNH TIẾN    

    Sự tương hợp của những môtip truyện họ Hồng Bàng hay con rồng cháu tiên [viết tắt: rồng tiên] được chuẩn hóa như huyền thoại quốc gia bắt đầu từ trong truyền thống Ngoại kỷ của Toàn thư người Việt với vũ trụ luận Mường, Thái là một chủ đề thú vị.

  • Kỷ niệm 88 năm báo Phong hóa (7/1932 - 7/2020) và Tự Lực văn đoàn

    PHẠM PHÚ PHONG

    Nhất Linh là một kiểu mẫu hoàn hảo của trí thức Việt Nam, có thêm một cái gì rắn rỏi và thẳng thắn, rất hiếm có.                                                                                   (Sainteny)

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNG     

            (Gởi Hoàng Thị Hạnh)

  • MAURICE BLANCHOT    

    Có lẽ Kafka muốn tiêu hủy tác phẩm của mình, vì chúng dường như với nhà văn tất sẽ làm tăng lên sự hiểu nhầm chung.

  • HOÀNG NGỌC HIẾN

    Trong tình hình phát triển hiện nay của lý luận (thuộc mọi lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn) người làm công tác lý luận và phê bình văn học không thể không xem xét và xác định lại những khái niệm lý luận văn học, kể cả những khái niệm vẫn được xem là "cơ bản", "trung tâm", "cốt yếu"...

  • TRẦN NGỌC HIẾU    

    Vị trí tiên phong của Nguyễn Minh Châu trong tiến trình đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 đã được thừa nhận ở nhiều khía cạnh như quan niệm về con người, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tổ chức trần thuật...

  • THANH NGÂN  

    Kết cấu vừa là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, vừa là phương tiện khái quát nghệ thuật. Cho nên, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc khái quát và thể hiện tư tưởng - cảm xúc của tác phẩm văn học nói chung. Khi đánh giá kết cấu tác phẩm không phải chỉ xét nó dưới sự hài hòa, cân đối của nội dung.

  • MAI VĂN HOAN  

    Số người biết về Nguyễn Hành hiện nay rất ít. Tôi có hỏi một vài người quan tâm đến văn chương, các vị ấy đều không hề biết Nguyễn Hành là ai.

  • PAUL DE MAN  

    Phát hiện khá muộn màng về tác phẩm của Georg Lukács ở phương Tây và gần đây nhất, ở đất nước này, đã có xu hướng cô đặc lại quan niệm về sự chia rẽ rất sâu sắc giữa Lukács thời kỳ đầu phi Mác-xít và Lukács thời kỳ sau theo Mác-xít.

  • ĐOÀN ÁNH DƯƠNG

    1. Không đơn thuần là “mô phỏng”/ “phản ánh”, một kiểu “chủ nghĩa đề tài” quen thuộc trong văn học về chiến tranh và cách mạng, văn học Việt Nam đương đại đã trực tiếp tham dự vào quá trình kiến tạo diễn ngôn dân tộc chủ nghĩa.

  • TRẦN ĐÌNH SỬ

    Từ khi có bài báo ngắn Dân là gốc hay lấy dân làm gốc của Văn Như Cương (Văn nghệ số 48-1988), một số bạn đã viết bài bàn lại, nói chung cho rằng nói "Lấy dân làm gốc" vẫn không mất ý nghĩa tốt đẹp của nó. Tôi cũng tán thành với các ý kiến đó, mặc dầu tôi vẫn cho rằng dịch "dân là gốc" như anh Cương bàn cũng đúng.

  • NGUYỄN VĂN HÙNG    

    Chuột là loài vật luôn hiện hữu trong cuộc sống con người, bao gồm cả đời sống vật chất lẫn đời sống văn hóa tinh thần.

  • YẾN THANH  

    Đối với mỗi người Việt Nam, chuột là một “người hàng xóm” tự nhiên quen thuộc. Thật ra, trong lịch sử của loài người, có lẽ không loài động vật nào gắn bó tự nhiên với chúng ta hơn loài chuột.

  • NGỌC TRAI

    Văn học ta trong những năm gần đây đang có dấu hiệu chuyển hướng và đổi mới một cách đa dạng, phong phú.

  • DƯƠNG BÍCH HÀ  

    Văn hóa dân gian, trong đó có âm nhạc, là một bộ phận nghệ thuật quan trọng trong nền văn hóa đa dân tộc của Việt Nam. Nó phản ánh sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người. Nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ nhân dân. Song song với cuộc sống của con người, nó đã tồn tại qua mấy nghìn năm lịch sử đến nay.