NHỤY NGUYÊN
Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.
Đảo An Bang thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: VOV.
Thật sự bồi hồi khi đứng trước Ngôi nhà ngó mặt ra đại dương. Chữ “ngó” ở đầu đề như ngọn hải đăng giữa biển khơi, dẫn dụ người đọc. Nếu là “ngoảnh” (ngôi nhà ngoảnh mặt ra đại dương), đơn thuần chỉ hướng, vị trí, không gian ngôi nhà tọa lạc. Nhưng “ngó” - ánh nhìn xa xăm, buồn, mỏi mòn, hy vọng, thì ngôi nhà đã mang thân phận. Hình dung về một bà mẹ già nua ngồi sâu hút trong trong ngôi nhà, khuôn mặt dú vào bóng tối, chỉ đôi mắt sáng dõi ra đại dương mênh mông sóng tìm kiếm những con thuyền, những người thân bặt tăm suốt nhiều ngày. “Gió đã về thật rồi từ chiều hôm qua”. Gió ở đây là tín hiệu của tin buồn, đến cả còng gió cũng “nhổm mình ngơ ngác”. Đàn còng gió non nhổm mình ngơ ngác, ai có thể viết hay hơn? “Đàn còng gió non”, bơ vơ như bầy chim mới nở đợi mẹ kiếm mồi về, nhấp nhổm trước làn gió lạnh. Mức độ gió được nhân lên ở khổ thơ thứ 2, thành giông. “Bầy hải cầm tan tác.../ trở về rối rít chuyện mùa phiêu bạt”; luồng gió nhẹ nguyên sơ không ngăn nổi bão biển, để đôi mắt trong ngôi nhà mong manh thân phận ấy “dõi ra trùng dương xanh mướt”. Và dưới đây là những dòng thơ nghẹn đắng: Ngôi nhà từng vật vờ gió bạt ngắm sao khuê Đã từng mẹ gục đầu vào di ảnh những người con không về nữa Đã từng tối mắt quầng thâm chờ bão lửa Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà. Hình ảnh “Tổ tiên níu chặt dưới chân đước, chân tràm” độc đáo. Ở vùng đất thường bị xâm thực, cây đước là người lính, là anh hùng gồng ngực che chắn từng tấc đất. Câu thơ là vệt sáng bật hé song đủ để độc giả nhận diện nỗi niềm lớn. Hai câu cuối: “Đêm nay gió đã về thật rồi reo ở phía cửa Đông/ Khêu ngọn lửa bừng cao sưởi ấm những đồng bào đã mất...”; đôi mắt bên ngọn đèn lắt lay trong ngôi nhà vẫn phải là niềm tin cho những ai giữa sóng gió thời cuộc hướng đến. Ngôi nhà ngó mặt ra đại dương chân thành, nhiều hình ảnh xúc động, toát lên thân phận con người phía biển đông ngày đêm vỗ sóng vào biên ải... 14/12/2010
|
VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Trên Tạp chí Sông Hương số 379 (9/2020) và Báo Thừa Thiên Huế, tôi đã có giới thiệu lại cuốn “Truyện Kiều, bản Nôm của Hoàng gia triều Nguyễn, lưu trữ tại thư viện Anh quốc” do Nguyễn Khắc Bảo công bố (Nxb. Lao động ấn hành, 2017).
NGUYỄN THANH TÂM
Trương Đăng Dung làm thơ từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Thầm lặng, con người thi ca ấy ẩn khuất sau dáng vẻ của một nhà lý luận, để hơn 30 năm sau, cựa mình trỗi dậy.
HOÀNG THỊ THU THỦY
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu (04/10/1920 - 04/10/2020)
LÊ TUẤN LỘC
MAI VĂN HOAN
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, họ tìm mọi cách đồng hóa dân tộc ta nhưng bất thành. Chúng ta có chịu ảnh hưởng về tư tưởng, về giáo dục, về văn hóa, nghệ thuật… của họ nhưng dứt khoát không bị đồng hóa.
LƯỜNG TÚ TUẤN
“Thì đem vàng đá mà liều với thân” - Nguyễn Du
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh (1765 - 2020), 200 năm ngày mất Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du (16/9/1820 - 16/9/2020)
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
ĐỖ LAI THÚY
Trong mọi địa hạt, sự đắc thắng của cuộc sống là sáng tạo
H. Bergson
BỬU Ý
Nguyễn Đức Sơn sinh 18/11/1937 tại làng Dư Khánh (Thanh Hải) gần bên bờ biển Ninh Chữ tỉnh Ninh Thuận.
LÊ THÀNH NGHỊ
Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ xuất hiện từ đầu những năm bảy mươi của thế kỷ XX, khi chiến tranh diễn ra vô cùng ác liệt trên cả hai miền đất nước. Quảng Bình, quê hương của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những vùng đất bom đạn tàn khốc nhất.
NGUYỄN HỮU QUÝ
Biển. Những con sóng. Những con sóng làm nên biển cả mênh mang. Hay diễn đạt cách khác, biển bắt đầu từ sóng.
LÝ HOÀI THU
Lưu Quang Vũ mở đầu sự nghiệp cầm bút bằng thơ. Đó là phần Hương cây trong tập Hương cây - Bếp lửa in chung với Bằng Việt.
THÁI HẠO
Tặng Mẹ và Em!
Bờ bến lạ chút tự tình với bóng - Tuệ Sỹ
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nguyễn Thị Lê Na không thuộc lớp “cây bút trẻ” (chị sinh đúng vào năm đất nước thống nhất - 1975), lại phải gánh nhiệm vụ quản lý một tạp chí văn nghệ, nên sau “Bến Mê”, đến nay chị mới xuất bản “Đắng ngọt đàn bà”(*) (ĐNĐB).
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Một ngày giáp Tết Canh Tý, Từ Hoài Tấn* mời bạn bè đến quán cà phê nhìn sang Vương Cung Thánh Đường dự ra mắt tập thơ tuyển của ông (Thơ Từ Hoài Tấn, Nxb. Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2020).
NGỌC BÍCH
(Đọc "Thơ Ngô Kha"*)
Bây giờ là năm 1992. Anh hy sinh đã gần 20 năm. Tập thơ của anh đã xuất bản được một năm nhờ những bạn bè thân quen và những người yêu mến thơ anh. Tôi là người đến muộn. Nhưng như người ta vẫn nói "dẫu muộn còn hơn không". Nhất là ở đây lại đến với MỘT CON NGƯỜI.
PHẠM XUÂN DŨNG
(Nhân đọc tập tản văn Ngoại ô thương nhớ của Phi Tân, Nxb. Trẻ, 2020)
HỒ THẾ HÀ
Lê Văn Ngăn, sinh ngày 15 tháng 01 năm 1944, tại Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Học, trưởng thành và tham gia phong trào học sinh, sinh viên yêu nước ở Huế (1965 - 1975). Là phóng viên Đài Phát thanh Huế (1975 - 1978).
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.