Tiếp bước hành trình khám phá những ngôi chùa Huế, ta sẽ đến với một ngôi chùa – một tổ đình – nơi thể hiện tấm lòng bao dung của nhà Phật với những con người không toàn vẹn – Từ Hiếu. Chùa nằm ở thôn Dương Xuân Thượng III, xã Thủy Xuân, thành phố Huế.
Tổ khai sơn của ngôi cổ tự này là Hòa Thượng Nhất Định, nguyên xưa ông là “Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự” ở chùa Báo Quốc, sau đó xin về đây và dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già.
Ông nổi tiếng là người con có hiếu, xưa kể lại rằng mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông phải lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc cho thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn. Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của Ngài nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó.
Chùa được nhiều sự ưu ái của Vua Tự Đức cùng với các Phật tử và nhất là các Thái giám trong triều, chùa được đầu tư xây dựng rất quy mô và đẹp đẽ qua nhiều đời trụ trì. Chùa nằm khuất trên một đồi thông xanh mướt, rộng khoảng 8 mẫu, trước chùa có khe nước nhỏ chảy qua làm cho phong cảnh càng thêm thơ mộng.
Vào năm 1896 triều Vua Thành Thái đã cho xây dựng một cái tháp 3 tầng trước cổng chùa dùng để tàng trữ kinh sách. Tam quan chùa được xây theo lối truyền thống với hai tầng, phía trên có mái che. Đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ ở Huế là cổng tam quan cao và rộng thoáng nhưng lối vào lại thấp, có chùa còn thấp sát cả đầu người, điều này thể hiện nét đẹp trong văn hóa nơi đây: khi bước qua những chiếc cổng này con người phải cúi đầu xuống như bỏ bớt cái ta trong bản thân và nhìn lại chính mình cũng như tôn trong chốn linh thiêng của Phật.
Qua tam quan ta thấy ngay hồ bán nguyệt lớn được xây dựng vào thời trụ trì của Hòa Thượng Huệ Minh vào năm 1931. Và đối diện với tam quan, phía bên kia hồ có bứa bình phong che chắn cho lối vào chính điện. Đi vòng quanh hồ ta đến còn đường lát gạch dẫn thẳng vào chình điện. Trước chính điện là sân rộng, hai bên sân có bia ghi lại quá trình dựng chùa. Tổng thể chùa xây theo hình chữ Khẩu.
Chính điện là một ngôi nhà ba gian hai chái, trùng thềm điệp ốc theo lối truyền thống Huế. Phía trước chính điện thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Bước ra sau chình điện là Quảng Hiếu Đường thờ Đức Thánh Quan. Ngoài ra còn có các công trình khác như Tả Lạc Thiên, Hữu Ái Nhật với các chức năng khác nhau.
Và cũng không quên nói đến điều đặc biệt trong tựa đề bài này là “nơi yên nghỉ của những con người không toàn vẹn” vì đây là nơi chôn cất các thế hệ quan Thái giám Triều Nguyễn, Nơi đây có riêng một khu thờ tự và chôn cất các vị giám này, và họ cũng là người có công xây dựng và giữ gìn ngôi chùa. Nơi mà con người và đất trời như quyện vào nhau, nơi chư Phật ngự trị và là nơi lưu giữ lại cái gì đó của quá khứ, một phần của lịch sử nước nhà.
Ngày nay chùa đang được kêu gọi trùng tu. Đến với chùa ta sẽ thấy thanh thản nhẹ nhàng, phong cảnh xanh mướt, đẹp đến nao lòng, vừa ling thiêng vừa gần gũi, và cũng để nhắc lại một tầng lớp mà xã hội khinh rẽ tìm về nương náo nơi cửa Phật từ bi này.
Theo sotaydulich.com
Ảnh: Interne
Sáng ngày 03/01, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố kết quả khảo sát đánh giá năng lực điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương (chỉ số DDCI) năm 2023. Theo đó, Kho bạc Nhà nước tỉnh đứng đầu nhóm các sở, ban, ngành; UBND huyện Nam Đông đứng đầu nhóm UBND cấp huyện.
Năm 2023, Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, tạo nền tảng đẩy nhanh tiến trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
mới, sáng ngày 01/01/2024, Sở Du lịch Thừa Thiên Huế chủ trì và phối hợp với Cảng vụ Hàng không Miền Trung tại Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài, Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài và Chi nhánh Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) tại Huế tổ chức “Chương trình chào đón khách du lịch đầu tiên đến Thừa Thiên Huế bằng đường hàng không năm 2024”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng 1.1, Ban tổ chức Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban sóc triều Nguyễn tại quảng trường Ngọ Môn - Huế và công bố chương trình Festival Huế 2024.
Chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2024 sẽ diễn ra từ 20 giờ 00 ngày 31/12/2023 đến 00 giờ 30 ngày 01/01/2024 tại Ngã 6 đường Hùng Vương, thành phố Huế với chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn.
Chiều 27-12, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm mỹ thuật với chủ đề "Hoàn gia lý".
Chiều 27/12, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, TP. Huế, Ban tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đã thông tin đến các cơ quan báo chí một số nội dung về Hội thảo.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Trong những năm qua, trước những thực tế an ninh trật tự ngày càng phức tạp đang diễn diễn ra, Ban Chỉ huy Công an xã Thủy Phù chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác vận động người dân tham gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, đồng thời đơn vị đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tích cực giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trên địa bàn thuộc thẩm quyền công an xã. Có thể nói, Công an xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là điểm sáng của mô hình công an xã chính quy, họ xứng đáng là những người hết lòng, tận tùy vì bình yên cuộc sống hôm nay.
Sáng ngày 27/12, Liên Hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức chương trình Tôn vinh văn nghệ sĩ và Trao tặng thưởng các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2023.
Sáng 26/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề "Văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế - Giá trị, thách thức và định hướng bảo tồn, phát huy".
Chiều 21/12, tại Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế). Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh đã tổ chức Triển lãm ảnh Văn hóa nghệ thuật các nước ASEAN năm 2023.
Vừa qua, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách "Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World" nhằm vinh danh nền ẩm thực địa phương của các điểm đến. Thành phố Huế vinh dự được đánh giá xếp hạng thứ 28 trong các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới.
Tối 16/12, tại Nhà Kèn Huế, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình ca nhạc "Tác phẩm mới 2023".
Tối ngày 15/12, tại Phủ Nội Vụ Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế tổ chức Chương trình nghệ thuật "Tình Huế ngày đông". Đây là sự kiện khép lại Festival Huế mùa đông 2023.
Sáng ngày 15/12, Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc trưng bày, triển lãm tư liệu Hán - Nôm năm 2023.
Sáng ngày 14/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Khai mạc Tuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023 với chủ đề “Kiến tạo dữ liệu số - thúc đẩy liên kết vùng”.
Trong không khí vui mừng chuẩn bị đón Mùa lễ Giáng Sinh năm 2023 và năm mới 2024, sáng nay 14/12, Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Tòa Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế.
Chiều ngày 12/12, tại Tạp chí Sông Hương, Ban Sơ khảo đã có cuộc họp tổng kết vòng Sơ khảo cuộc thi “Thơ Huế 2023”.
Tối 12/12, tại quảng trường Ngọ Môn, tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Pháp tại Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Huế by light - The live show”.