Từ đường Qui Đức công chúa bị lãng quên

14:29 06/11/2009
HỒ VĨNHTừ đường Qui Đức công chúa tọa lạc bên cạnh đường đi lăng Tự Đức thuộc thôn Thượng 2, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Đây là một ngôi từ đường cổ có tuổi thọ trên 100 năm. Bình đồ từ đường có kiến trúc gần vuông, nội thất có 1 gian 2 mái gồm 20 cột gỗ lim, kiền. Ở gian chính giữa treo bức hoành khắc nổi sáu chữ Hán "Qui Đức công chúa từ đường".

Mặt hậu từ đường Qui Đức Công chúa - Ảnh: Hồ Vĩnh

Cốt lõi của ngôi từ đường là một bộ khung gỗ chịu lực với sự lien kết chặt chẽ bởi các vì kèo, hai gian ở hai đầu với một vì kèo đặc biệt gọi là vì kèo chái. Chất liệu gỗ lim, kiền cho phép đẩy mái cao hơn, lòng nhà rộng. Vì kiến trúc theo thức nhà "rội" nên phần không gian của hai chái lót ván ngăn cách với gian chính diện.

Theo sách Đại Nam liệt truyện và Nguyễn Phúc tộc thế phả cho biết. Qui Đức công chúa Vĩnh Trinh, biệt hiệu là Nguyệt Đình, con gái thứ 18 của vua Minh Mạng, con gái cùng mẹ với Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, sinh năm 1824. Thuở nhỏ bà thông minh, biết lo lắng và rất chí tình. Ban đầu bà được vua cho theo nữ sử ở trong cung để học, lúc hơi lớn bà đã thích ngâm vịnh. Bà đã được Tùng Thiện Vương dạy cho luật thơ Đường và bà hiểu rất rành rẽ.

Năm 1850, bà được gả cho phò mã Đô úy Phạm Đăng Thuật là con trai của Phạm Đăng Hưng, tức là em ruột của bà Từ Dũ (vợ vua Thiệu Trị). Năm 1861 Nam Châu có động, Thuật vâng mật chiếu đi Gia Định phỏng sát, chết trong khi làm công việc. Được tin vua Tự Đức rất thương tiếc truy tặng Quang Lộc Tự Khanh. Bà Qui Đức dâng bài biểu lời lẽ thống thiết xin đưa linh cữu chồng về kinh đô an táng. Từ lúc chống mất, bà một lòng thề cư tang, mười mấy năm không ra khỏi cửa, ai cũng khen là giữ tiết. Bà có một người con gái tên Uyển La mất sớm, sau đó bà nuôi cháu của chồng là Đặng Tiến để nối dõi, nhưng Tiến phóng túng nên bà lập từ đường trước mộ chồng và mua ruộng để lo hậu sự. Qui Đức công chúa mất năm 1892. Trước tác của bà có tập Nguyệt Đình thi thảo.(1)


Hiện nay từ đường Qui Đức công chúa do anh Phạm Ngọc Công là người địa phương lo việc thờ tự. Nhưng theo anh  Công cho biết không "kham nổi", nên toàn bộ kiến trúc của từ đường công chúa Qui Đức đang xuống cấp trầm trọng và có nguy cơ sụp đổ. Hiện gian chính giữa, đòn tay, xà, rui bị mối mọt ăn thủng. Riêng cái khám thờ - thờ bài vị công chúa Qui Đức và ông Phạm Đăng Thuật mối mọt làm mục rỗng sập xuống trong quá tội nghiệp. Phần mái sau lợp ngói âm dương đã bị sụt lở, nên anh Phạm Ngọc Công phải lót tồn chống dột tạm thời. Còn bức tường xây bằng đá gan gà, mạch trát đất, tường trát vôi vữa thì đã sụp đổ dần từng mảng.

Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nhất là ngành bảo tồn, bảo tàng sớm tiến hành khảo sát hiện trạng để cứu vãn một di tích văn hóa đang trên đà sụp đổ.

H.V
(128/10-99)


------------------------------------------------------------------
(1)
Quốc sử quán triều Nguyễn. Đại Nam chính biên liệt truyện, tập 3, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993, trang 180 - 181. Nguyễn Phúc tộc thế phả, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1995, trang 323 - 324.



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • ĐỖ XUÂN CẨM 

    Thành phố Huế khác hẳn một số thành phố trên dải đất miền Trung, không chỉ ở các lăng tẩm, đền đài, chùa chiền, thành quách… mà còn khác biệt ở màu xanh thiên nhiên hòa quyện vào các công trình một cách tinh tế.

  • KỶ NIỆM 130 CHÍNH BIẾN THẤT THỦ KINH ĐÔ (23/5 ẤT DẬU 1885 - 23/5 ẤT MÙI 2015)

    LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG

    Huế, trong lịch sử từng là vùng đất đóng vai trò một trung tâm chính trị - văn hóa, từng gánh chịu nhiều vết thương của nạn binh đao. Chính biến Thất thủ Kinh đô 23/5, vết thương lịch sử ấy ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ người dân Cố đô.

  • KIMO 

    Café trên xứ Huế bây giờ không thua gì café quán cốc ở Pháp, những quán café mọc lên đầy hai bên lề đường và khi vươn vai thức dậy nhìn xuống đường là mùi thơm của café cũng đủ làm cho con người tỉnh táo.

  • LTS: Diễn ra từ 10/6 đến 22/6/2015, cuộc triển lãm “Thừa Thiên Huế: 90 năm báo chí yêu nước và cách mạng” do Hội Nhà báo tổ chức tại Huế, trưng bày các tư liệu báo chí hết sức quý giá do nhà báo, nhà nghiên cứu Dương Phước Thu sưu tập, đã thu hút đông đảo công chúng Huế. Nhiều tờ báo xuất bản cách đây hơn thế kỷ giờ đây công chúng được nhìn thấy để từ đó, hình dung về một thời kỳ Huế đã từng là trung tâm báo chí của cả nước. Nhân sự kiện hết sức đặc biệt này, Sông Hương đã có cuộc phỏng vấn ngắn với nhà nghiên cứu Dương Phước Thu.

  • MAI KHẮC ỨNG  

    Một lần lên chùa Thiên Mụ gặp đoàn khách có người dẫn, tôi nhập lại để nghe thuyết minh. Nền cũ đình Hương Nguyện trước tháp Phước Duyên được chọn làm diễn đài.

  • LÊ QUANG THÁI

    Việt Nam giữ một vị thế trọng yếu ở ngã tư giao lưu với các nước của bán đảo Ấn Hoa và miền Viễn Đông châu Á.

  • LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
                            Tùy bút

    Mối cảm giao với Túy Vân khởi sự từ sự tạo sinh của đất trời trong lớp lớp mây trắng chảy tràn, tuyết tô cho ngọn núi mệnh danh thắng cảnh thiền kinh Cố đô.

  • PHẠM THÁI ANH THƯ

    Trong giai đoạn 2004 - 2013, nền kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH) đạt mức tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng du lịch, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đồng hành với mức tăng trưởng đó, nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Một số nhà nghiên cứu đã chú tâm tìm kiếm nơi an táng đại thi hào Nguyễn Du ở Huế, sau khi ông qua đời vào ngày 10 tháng 8 năm Canh Thìn (16/9/1820).

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN 

    Sông Hương vừa là cột mốc làm chứng vừa là biểu tượng cho dáng đẹp sương khói, “áo lụa thinh không” của lịch sử thăng trầm về hình bóng Huế.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    1. Đôi điều tản mạn về Liễu
    Người Á Đông thường coi trọng luật phong thủy, ngũ hành âm dương, họ luôn chú trọng đến thiên nhiên, cảnh vật và xem đó là một phần của cuộc sống tinh thần.

  • TRƯỜNG PHƯỚC  

    Đất nước hòa bình, thống nhất, thực hiện công cuộc đổi mới phát triển đã 40 năm. Những thành tựu là có thể nhìn thấy được. Tuy nhiên, muốn phát triển, công cuộc đổi mới cần được thúc đẩy một cách mạnh mẽ có hiệu quả hơn nữa.

  • LƯU THỦY
     
    KỶ NIỆM 40 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ (26/3/1975 - 2015)

  • LÊ VĂN LÂN

    Một mùa xuân mới lại về trên quê hương “Huế luôn luôn mới” để lại trong tâm hồn người dân Huế luôn trăn trở với bao khát vọng vươn lên, trả lời câu hỏi phải tiếp tục làm gì để Huế là một thành phố sáng tạo, một đô thị đáng sống. Gạt ra ngoài những danh hiệu, kể cả việc Huế chưa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, vấn đề đặt ra đâu là cái lõi cái bất biến của Huế và chúng ta phải làm gì để cái lõi đó tỏa sáng.

  • THANH TÙNG

    Ở Việt Nam, Huế là thành phố có tỉ lệ tượng lớn nhất trên diện tích tự nhiên và dân số. Không chỉ nhiều về số lượng mà còn đạt đỉnh cao về chất lượng nghệ thuật, phong phú về đề tài, loại hình, phong cách thể hiện.

  • ĐỖ MINH ĐIỀN

    Chùa Hoàng giác là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng nhất xứ Đàng Trong, được đích thân chúa Nguyễn Phúc Chu cho tái thiết, ban sắc tứ vào năm 1721. Tuy nhiên, vì trải qua binh lửa chiến tranh chùa đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Dựa trên nguồn sử liệu và kết quả điều tra thực tế, chúng tôi cố gắng để phác thảo phần nào nguồn gốc ra đời cũng như tầm quan trọng của ngôi chùa này trong đời sống văn hóa cư dân Huế xưa với một nếp sống mang đậm dấu ấn Phật giáo.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Cách đây đúng 500 năm (1514 - 2014), tại ngôi làng ven sông Kiến Giang “nơi cây vườn và dòng nước cùng với các thôn xóm xung quanh hợp thành một vùng biếc thẳm giữa màu xanh mênh mông của cánh đồng hai huyện”(1) thuộc xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cậu bé Dương Văn An, sau này đỗ Tiến sĩ và làm quan đến chức Thượng thư được sinh ra đời.

  • DƯƠNG ĐÌNH CHÂU – TRẦN HOÀNG CẨM LAI

    Danh lam thắng cảnh, nơi cảnh đẹp có chùa nổi tiếng, khái niệm này càng rõ hơn ở Huế.

  • PHẠM HẠNH THƯ

    Du lịch Huế xưa
    Du lịch Huế có một lịch sử thơ ca dân gian gắn liền với những bước phát triển của mình.