Tu bổ tôn tạo di tích lịch sử Núi Bân

16:18 08/08/2008
THÁI DOÃN LONGVà tôi cũng muốn mượn ý châm ngôn về Sêda để nói rằng cái gì thuộc về Quang Trung hãy trả lại cho Hoàng đế Quang Trung.

Lễ chiêu phan tại Núi Bân

Cuộc đời quá ngắn ngủi của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung với vương triều Tây Sơn chỉ tồn tại ngót nghét 20 năm, một khoảng thời gian ít ỏi trong quãng thời gian bốn ngàn năm tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam ta.
Trong bối cảnh nhiễu nhương tranh giành cát cứ lâu dài của các thế lực phong kiến trong nước và nạn ngoại xâm của các nước láng giềng lân bang. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn với những chiến thắng lẫy lừng, Nguyễn Huệ - Quang Trung đã từng bước dẹp yên được thù trong giặc ngoài, thu giang sơn ta về một mối thống nhất có chủ quyền. Có thể nói rằng sự nghiệp ngắn ngủi của triều đại nhà Tây Sơn, đứng đầu là Hoàng đế Quang Trung với đội quân áo vải cờ đào đã làm được nhiều chiến công chói sáng nhất trong lịch sử Việt Nam.
Do sự trớ trêu của lịch sử và cả những yếu tố khách quan mà sự nghiệp của Quang Trung còn nhiều điều còn bị khuất lấp chưa được làm sáng tỏ.
Chúng tôi chưa đủ tầm để đánh giá những điều nghịch lý tác động tới sự nghiệp Quang Trung. Điều này xin nhường lại cho các nhà sử học có tâm huyết, phân tích đánh giá thêm.
Lịch sử nhân loại có những sự trùng lặp đến lạ lùng, ngày 2.12.1788 Nguyễn Huệ trước khi tiến quân ra bắc để đánh quân Thanh đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại núi Bân trên đất Phú Xuân, để rồi có cuộc hành binh thần tốc kỳ lạ đầy bí ẩn, chỉ với thời gian rất ít đã vượt quãng đường dài xấp xỉ 700km, có lẽ quân lính chưa được nghỉ ngơi đã lập tức đánh tan 29 vạn quân Thanh trên đất Thăng Long ngay sau Tết đầu xuân năm 1789, và đó cũng chính là năm nổ ra cuộc Cách mạng Công xã Pari ở Pháp.
Nhà Nguyễn với người sáng lập là Gia Long Nguyễn Ánh đã có những sự trả thù quá đáng đối với nhà Tây Sơn hòng xóa đi hết mọi vết tích của triều đại này khiến chúng ta ngày nay phải hao tốn công sức đi tìm kiếm hầu mong phục dựng lại chân dung đích thực của nhà Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ - Quang Trung nói riêng.
Còn nhiều điều mờ ảo trong lịch sử Quang Trung nhưng may mắn thay, sau năm 1975 các nhà sử học cách mạng mới có cơ hội vào cuộc nghiên cứu sâu hơn về triều đại Tây Sơn lừng lẫy. Chúng tôi vô cùng trân trọng sự đam mê nghiên cứu khám phá thêm về triều đại Tây Sơn của các nhà sử học trong cả nước, đặc biệt ở Huế có các anh Đỗ Bang, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Thuận An v.v...
Trong quá trình làm nghề chúng tôi có mạn phép sử dụng kết quả nghiên cứu của các vị đó và xin được vô cùng biết ơn các vị.
Đặc biệt khi tôi được giao nhiệm vụ nghiên cứu việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử núi Bân đã hoàn toàn dựa vào tài liệu khám phá và công bố lần đầu tiên của anh Đỗ Bang.
Cuộc hành quân ra Bắc đánh quân Thanh từ Phú Xuân tới Thăng Long, qua các địa danh không kém phần nổi tiếng như: Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định rồi Hà Nam; chắc chắn trong những miền đất ấy trên đường thiên lý đã để lại những mốc son của cuộc hành binh lịch sử này mà chúng ta nên chăng phải tìm tòi và tạo dựng lại sau này.
Trên chặng đường hành binh ấy có hai gò đồi nổi tiếng nhất:
- Núi Bân là nơi Nguyễn Huệ làm lễ lên ngôi Hoàng đế, đồng thời là điểm ra quân xuất phát của tướng sĩ ngay sau đó.
- Gò Đống Đa trên đất Thăng Long Hà Nội là nơi chiến thắng kết thúc cuộc chiến tranh chống quân Thanh.
Rồi chặng đường từ Hải Vân qua thành Quy Nhơn quê hương nhà Tây Sơn cho tới Rạch Gầm xoài Mút và những địa danh khác trong Nam mà Nguyễn Huệ đã cùng vó ngựa và thanh gươm lao tới để đánh bại kẻ thù cũng nên có những công trình kỷ niệm thật xứng tầm với những chiến công đó.
Vì vậy, tại Gò Đống Đa dựng tượng đài Quang Trung với biểu tượng chiến thắng là hoàn toàn đúng đắn.
Còn đàn tế trên đỉnh Núi Bân là đàn lên ngôi của Hoàng đế Quang Trung. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng nên xây dựng tượng đài Quang Trung trên đàn tế Núi Bân. Chúng tôi nghĩ rằng tuy đàn tế trên đỉnh Núi Bân và Gò Đống Đa là hai địa danh nổi tiếng liên quan đến chiến thắng quân Thanh lẫy lừng nhưng ý nghĩa có phần khác nhau nên không thể thực hiện xây dựng giống nhau.
Ngay từ đầu chúng tôi đã đề xuất không nên xây dựng tượng đài Quang Trung trên đàn tế Núi Bân mà chuyển qua quả đồi trọc cận kề xây dựng kèm theo một số công trình tưởng niệm là hợp lý hơn.
Hiện tại đã hình thành quy hoạch khu tưởng niệm Quang Trung trong khu vực Núi Bân, trong đó Núi Bân là di tích gốc quan trọng nhất nằm trong khu vực được khoanh vùng bảo vệ có diện tích 9,5 ha bao gồm cả tượng đài và các công trình tưởng niệm đi kèm cùng với công viên cây xanh và giao thông quảng trường liên hoàn.
Địa điểm cận Núi Ngự Bình có đường 49 đi qua nối với đàn Nam Giao cách đó một quãng ngắn.
Núi Bân còn gọi là núi Đông Tầng hay Tam Tầng, Ba Vành, Hòn Thiên... bao gồm 2 quả đồi liền kề, đồi cao hơn một ít phía tây phải được chọn làm đàn tế. Đàn tế có cao độ 43,75m (Núi Ngự Bình bên cạnh có độ cao 110m). Độ dốc đàn tế dao động 34 - 35%, trên đỉnh đàn tế có 3 tầng đất được tạo theo kiểu hình nón cụt.
- Tầng 1 có chu vi 220m độ cao 40,9m.
- Tầng 2 có chu vi 122,5m độ cao 42,1m.
- Tầng 3 trên cùng có chu vi 52,75m, độ cao 43,75m (Số liệu khảo sát của Đỗ Bang). Ngoài ra có 1 tầng phụ phía Tây cao độ xấp xỉ 39m.
Có 4 lối đi lên đàn tế theo 4 hướng Bắc, Nam, Đông, Tây lệch chuẩn 15 độ về phía Tây, lòng đường dao động từ 3,5 - 5,2m kể từ điểm đầu đến điểm cuối tính từ trên xuống.
Đường đồng mức hình quả trứng phân bố rất đều đặn.
Các tầng đàn được tạo ra trên cơ sở những đường đồng mức ấy nên rất tiết kiệm về công sức và thời gian đào đắp có lợi cho tính khẩn trương thời chiến.
Phần lớn đàn ở thế đất tự nhiên không có công trình kiên cố nào được xây dựng ở đây.
Trải qua 220 năm tồn tại không bị các cuộc chiến tranh nào hủy diệt kể cả nhà Nguyễn thù địch.
Có chăng chỉ là sự bào mòn chút ít bởi thiên nhiên do mưa lũ trôi mòn mà thôi.
Ý tưởng của chúng tôi qua nhiều lần báo cáo và hội thảo với các nhà quản lý, các nhà khoa học và lịch sử là tuyệt đối tôn trọng di tích gốc. Với thái độ cẩn trọng đã tìm tòi bù đắp lại những chỗ bị trôi lở và có giải pháp kỹ thuật bổ túc để bảo vệ lâu dài di tích vô giá này.
Chỉ có một công trình nhỏ, giản dị và khiêm tốn nằm phía Tây Đàn tế ở gần cuối chân núi, đó là nhà bia lưu niệm nơi đã chôn cất thi hài bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ mà tôi đã có diễm phúc được hiến tặng bản thiết kế nhà bia ấy cho tới nay còn tồn tại và được che phủ dưới rặng thông xanh. Xin được giữ lại nguyên trạng để làm phong phú thêm ý nghĩa của Núi Bân mà không có sự lấn áp nào.
Ngoài ra lưng chừng núi được tạo ra con đường dạo quanh khu di tích chỉ rộng 2m với vật liệu truyền thống nối liên hoàn qua khu tưởng niệm trên đồi trọc lân cận Núi Bân.
Khoảng không gian còn lại còn có 43 nhà dân, một trạm vệ sinh phòng dịch và cơ sở phòng chống sốt rét, kiến nghị cần di dời giải tỏa theo từng bước. Có khoảng 3.532 mồ mả đã cơ bản được di dời xong.
Lần tu bổ tôn tạo đầu tiên này đối với Núi Bân chỉ đảm bảo giữ gìn được di tích gốc gần với di tích xưa.
Tuy vậy còn có nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ đang chờ sự góp công, tìm tòi nghiên cứu của các nhà sử học như sau:
1. Vật kiến trúc trên đàn tế khi Quang Trung lên ngôi Hoàng đế có hay không, nếu có thì kiểu dáng kích thước, vật liệu ra sao?
2. Khi khảo sát nghiên cứu, anh Đỗ Bang có phát hiện một số viên gạch cũ phía gần sau tầng phụ có liên quan gì tới di tích hay không?
3. Phía Đông tầng hai có ghép đá gan gà một đoạn chân thành dài khoảng 2,5 - 3m có phải là hiện vật gốc hay không? mà hiện nay nên tạm giữ lại để nghiên cứu thêm.
4. Bốn hướng của bốn tuyến đường dựng lên đàn tế có cổng chào nghinh tiếp ngày vua làm lễ lên ngôi Hoàng đế hay không?
5. Tầng phụ phía Tây là của di tích hay bị ai đó đào lấy đất? và nếu là của di tích thì nó được sử dụng để làm gì?
6. Xin hỏi rộng ra thì khi làm lễ quân lính tập trung ở quảng trường nào trong bốn hướng của Đàn Tế.
Đó là những trăn trở mà chúng tôi phải nhờ tới sự quan tâm nghiên cứu thêm của giới sử học và ký ức của nhân dân.
Khu di tích Núi Bân nằm cận kề với Núi Ngự Bình, không gian liên hoàn này hòa nhập với nhau tạo nên khu cảnh quan chung rất đẹp. Bởi lẽ đó nên việc thiết kế công viên cây xanh ở đây cũng phải được nghiên cứu và đầu tư đúng mức.
Sự nghiệp Quang Trung trải dài khắp 3 miền Bắc - Trung - của đất nước. Trên thổ nhưỡng Huế qua các triều đại tồn tại ở đây đã thu nạp nhiều chủng loại cây và hoa của đủ 3 miền, và đã quen thổ nhưỡng ta chỉ cần lựa chọn tại chỗ để đưa vào trồng trong khu vực di tích, cốt làm sao đó tại địa danh này cả bốn mùa đều có hoa nở. Chỉ có sắp xếp làm sao đó cho có tầng lớp không gian trật tự và sinh động nhưng không quá che lấp di tích để khi làm lễ hội không bị khuất lấp và tiện ghi hình.
Chọn nơi thích hợp để trồng ít cây me tại quê hương nhà Tây Sơn và vài gốc đào Nhật Tân để ôn lại tết năm xưa trên đất Thăng Long, Nguyễn Huệ đã gởi vào Phú Xuân cho công chúa Ngọc Hân.
Đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu và trình bày báo cáo nhưng chưa được đầu tư, xin được  bảo lưu ý kiến và tiếp tục đề xuất.
Trên đây là lời phát biểu của một công dân đất Việt có vinh dự được giao nhiệm vụ nghiên cứu việc tu bổ, tôn tạo di tích Núi Bân lần thứ nhất. Vô cùng chiêm bái trước sự tích lẫy lừng của vị anh hùng dân tộc nhân kỷ niệm 220 năm ngày Quang Trung lên ngôi Hoàng đế tại đất Phú Xuân.
Nếu còn những khiếm khuyết trong bài viết xin cho lời chỉ giáo, đồng thời cảm tạ sự giúp đỡ của Quý vị.
Huế, tháng 6 năm 2008
T.D.L

(nguồn: TCSH số 234 - 08 - 2008)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN VĂN QUYẾNTrong quá trình đi điền dã thu thập tư liệu Hán Nôm ở huyện Phú Lộc Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã được tiếp cận hai đạo sắc phong cho người có công trị thủy ở từ đường dòng họ Lê Kim, thôn Đông, làng Bàn Môn, xã Lộc An.

  • PHAN THANH HẢIDưới thời quân chủ, hầu như ở tất cả các nước phương Đông đều có tục tế giao. Tế giao tức là tổ chức nghi lễ cúng để con người có thể giao tiếp được với trời, đất và các bậc thần linh.

  • LÊ NGUYỄN LƯUI. QUAN NIỆM VỀ SỐNG CHẾT

  • HUỲNH ĐÌNH KẾT

    Di tích cảnh quan Huế là một bộ phận cấu thành diện mạo văn hoá Huế. Ngày nay, di tích cảnh quan được quan niệm là loại hình văn hoá vật thể (Tangible culture) trong hàm nghĩa phân biệt với văn hoá phi vật thể (Intangible culture). Dẫu sao cũng chỉ tương đối.

  • LIỄU THƯỢNG VĂNCố đô Huế, một trong những trung tâm văn hoá, lịch sử của Việt Nam. Không những thế, Huế còn là một tổng thể di tích quan trọng, sánh hàng kì quan trên thế giới. Cố đô thơ mộng mang đầy tính nghệ thuật lẫn với cái nét sâu thẳm, ẩn bóng của học thuật Đông phương và truyền thống dân tộc…

  • NGUYỄN HÀO HẢITrong lịch sử, việc làm những đồ nghệ thuật giả chỉ bắt đầu xuất hiện ở những xã hội có đời sống kinh tế, đời sống văn hóa tinh thần khá phát triển.

  • NGUYỄN TRƯƠNG ĐÀNChuyện xưaGiờ đây, những vị tham gia biên dịch Mục lục Châu bản Triều Nguyễn (MLCBTN) trong Uỷ ban phiên dịch sử liệu Việt Nam thuộc Viện Đại học Huế những năm sáu mươi của thế kỷ trước, đã lần lượt quy tiên. Chỉ còn lại một người cuối cùng đang dưỡng lão trong một ngôi nhà khá yên tĩnh dưới bóng những lùm cây sớm chiều toả mát trong một xóm ven sông Cẩm Lệ, thuộc huyện Hoà Vang, ngoại ô Đà Nẵng. Đó là bác Ngô Văn Lại, năm nay ngoài tuổi bảy mươi.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGCó những câu hỏi đặt ra, Huế mãi không có câu trả lời thuyết phục:* Tại sao mặt hàng lưu niệm trong thị trường du lịch, trong các lễ hội Festival là nghèo nàn đến thế! Sản phẩm thủ công Huế lác đác chen chúc khuất lấp trong lớp lớp hàng Trung Quốc và các tỉnh khác trong nước?* Tại sao trong quá trình trùng tu, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lại phải mời thợ từ "Đàng Ngoài" trong nhiều khâu kỹ thuật từ sơn, thếp, mộc, làm ngói men, gạch bát tràng...?* Tại sao nhà phục chế Trịnh Bách lại phải sống ở Hà Nội, để gửi vào Huế những tấm long bào, long cổn, hia, mão và kể cả những phiên bản phục chế men lam thời Nguyễn?...

  • HOÀNG ĐẠO KÍNHVăn hoá xứ Huế là một hiện tượng: sinh sôi và thịnh vượng trong khoảng thời gian và không gian địa lý hạn hẹp. Cả hai nhân tố, vật thể lẫn phi vật thể, đều kịp đạt đến trình độ cao và thấm đậm những cái riêng, so với các thời kỳ lịch sử trước đó và so với các miền đất khác. Di sản văn hoá xứ Huế không chỉ phong phú, không chỉ đặc sắc, mà còn kiệt xuất, bởi nó sở hữu rất nhiều những cái duy nhất.

  • BEATRICE KALDUN         (Nhân viên chương trình Văn hoá của UNESCO tại Bangkok)Xin chào quý vị đại biểu!Hôm nay, tôi xin bày tỏ sự vui mừng khi có mặt tại đây, đại diện cho Ngài Richard Engelhardt, Cố vấn Văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia cuộc Hội thảo về vấn đề bảo tồn và phát triển hội nhập của Huế, một trong những di sản quý giá nhất của Việt Nam và Thế giới.

  • PHAN THUẬN ANSự quan hệ công tác giữa UNESCO với Việt Nam đã bắt đầu có từ hơn 50 năm về trước. Nhưng, sự hợp tác chặt chẽ để mang lại những hiệu quả thiết thực và hữu ích cụ thể thì chỉ mới diễn ra trong vòng vài chục năm trở lại đây. Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin nước chủ nhà đã đóng góp những vai trò xúc tác quan trọng trong mối quan hệ làm việc giữa tổ chức UNESCO đóng tại Paris và các quan chức Việt Nam ở những tỉnh có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên nổi bật.

  • PHAN TIẾN DŨNGHuế một vùng non sông kỳ tú, với sự sáng tạo của con người đã lưu giữ trong lòng mình những tài sản vô cùng quý giá. Một trong những giá trị nổi bật mang tính toàn cầu là Quần thể Di tích Huế đã được công nhận vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới (World Heritage List) ngày 11-12-1993. Bên cạnh đó, Huế còn là hội điểm về những di sản vật thể vừa phong phú vừa đa dạng. Từ mảnh đất này đã hình thành nên những phong cách, tạo nên nhiều loại hình nghệ thuật, đã sinh thành nhiều tài năng, đã hội tụ nhiều danh nhân để góp phần nên một Huế vừa mang đặc trưng bản sắc Việt Nam, vừa có sắc thái riêng của một vùng đất Cố đô.

  • NGUYỄN VĂN MỄ                    (Trích)Huế - thành phố lịch sử, một trung tâm văn hóa du lịch, là vùng đất có bề dày văn hóa với những tầng văn hóa khác nhau: di chỉ Khảo cổ học thời Tiền, Sơ sử; các dấu tích của văn hóa Sa Huỳnh; văn hóa Chămpa; văn hóa Đại Việt... và vô cùng quan trọng là hệ thống di tích Cố đô được xây dựng dưới vương triều Nguyễn.

  • LƯU TRẦN TIÊUHiếm có một miền đất nào mà ở đó những giá trị văn hóa lại đậm đặc, phong phú, đa dạng và đặc sắc như ở Huế. Từ góc nhìn địa - chính trị - văn hóa, xứ Huế xưa như là một vị trí chiến lược trọng yếu, vừa là cầu nối, vùng đất mở, vừa là nơi diễn ra sự chồng lấn, dung hợp, tiếp biến các vùng văn hóa, các dòng văn hóa để tạo dựng thành một trung tâm văn hóa trên cái nền chung của văn hóa Việt Nam, lóng lánh những nét riêng đặc sắc của mình.

  • NGUYỄN QUỐC HÙNGNăm nay, chúng ta kỷ niệm 10 năm Quần thể Di tích Kiến trúc Huế được ghi vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO, 10 năm với rất nhiều thành tựu đổi thay. Nhớ lại chỉ sau 5 năm trở thành Di sản Văn hóa Thế giới, Tiến sĩ Richard Engelhardt chuyên gia về văn hóa khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã mạnh dạn tuyên bố: “tình trạng cứu nguy khẩn cấp của khu di tích Huế đã qua đi” và “chúng ta chuyển từ giai đoạn khẩn cấp sang giai đoạn ổn định trong chiến dịch vận động bảo tồn di tích Huế”(1)

  • NGUYỄN KHOA ĐIỀMTrong các di sản văn hoá ở nước ta, Huế giữ một vị trí đặc biệt. Chính vì thế mà ngay sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, giữa bộn bề công việc, Đảng và Nhà nước ta vẫn dành cho di sản văn hoá Huế sự quan tâm thích đáng. Dù chưa tập hợp được hồ sơ đầy đủ, chưa có được nguồn kinh phí thoả đáng, nhưng từ năm 1979, Nhà nước ta đã có văn bản đặc cách quy định việc bảo vệ di tích thành nội Huế.

  • PHÙNG PHUCách đây vừa tròn 10 năm, ngày 11 tháng 12 năm 1993 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Huế và với cả nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế đã chính thức được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới với dòng chữ “Ghi tên vào danh mục này là công nhận giá trị nổi bật toàn cầu của một tài sản văn hoá hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích của nhân loại”. Lịch sử vùng đất Phú Xuân- Huế với Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam mở ra một trang mới, giang rộng vòng tay đón bè bạn trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu và truyền đạt kinh nghiệm trong công việc bảo tồn và phát huy giá trị.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCSau Hiệp định Paris năm 1973, Thành uỷ Huế chủ trương phải xây dựng thêm các tổ chức cách mạng biến tướng để tập hợp lực lượng trí thức, văn nghệ sĩ, sinh viên ở nội thành; tạo cho được những hoạt động công khai, hợp pháp nhằm thu hút quần chúng ở vùng địch tạm chiếm hướng đến mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, đòi dân sinh, dân chủ, tiến tới đòi thi hành Hiệp định Paris.

  • TRƯƠNG THỊ CÚCCách đây gần tròn 50 năm, từ Đại hội Anh hùng Chiến sĩ Thi đua lần thứ 3 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động chiến dịch “Vì miền Nam ruột thịt”. Thực hiện chủ trương nầy, năm 1957 Bộ Văn hoá và Thư viện Quốc gia Việt Nam đã chính thức chỉ đạo 26 thư viện các tỉnh và thành phố ở miền Bắc xây dựng trong lòng mỗi thư viện một “Thư viện Kết nghĩa” vì miền Nam ruột thịt theo quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh, thành Bắc-Nam.

  • PHAN THANH HẢISông Hương là báu vật mà trời đất đã ban tặng cho Huế. Đã tự bao giờ, sông Hương đã được xem là dòng sông của thi ca, nhạc họa, của kiến trúc, nghệ thuật xứ Huế. Đã có nhà văn từng thốt lên: “Nếu một ngày nào đó sông Hương đột nhiên biến mất, thì Huế có còn là Huế nữa không?!”...