“Những giờ phút huy hoàng của lịch sử dân tộc đã làm nên giá trị các tác phẩm báo chí và văn chương của tôi,” nhà báo-nhà văn Trần Mai Hạnh đã đúc kết như vậy trong buổi chuyện trò thân tình với phóng viên VietnamPlus ngay trước thềm kỷ niệm 71 năm Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2016).
Nhà báo Văn Bảo, nhà báo Đào Tùng và nhà báo Trần Mai Hạnh (từ trái qua) tại cửa rừng Tây Ninh sáng 29/4/1975. (Ảnh: Nhà báo Trần Mai Hạnh cung cấp)
Nhắc lại chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 được tham gia trong đoàn công tác đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã do đích thân Tổng biên tập Đào Tùng dẫn đầu, ông không khỏi bùi ngùi khi thủ trưởng Đào Tùng và nhiều đồng nghiệp cùng tham gia chiến dịch ngày ấy (phóng viên Văn Bảo, Lâm Hồng Long, Lam Thanh, Vũ Tạo...) đã không còn nữa.
“Những sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần, cũng như đời mỗi con người chỉ sống có một lần. Nhưng để hiểu hết chân giá trị của lịch sử, để hiểu đúng một con người lại cần có thời gian, nhiều khi không thể chỉ đánh giá một lần. Lịch sử và cuộc sống luôn là một dòng chảy liên tục, bất tận. Trong cuộc sống hiện tại ngày hôm nay có nền tảng và những giá trị tinh thần vô giá của quá khứ, đồng thời cũng chứa đựng mầm mống và sức sống mãnh liệt của tương lai,” nhà báo-nhà văn Trần Mai Hạnh chia sẻ những suy tư của mình...
“Cơ may của lịch sử và cơ duyên của cuộc sống” đã giúp ông - chàng phóng viên Việt Nam Thông tấn xã mới 32 tuổi ngày ấy trở thành người chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập và tận hưởng khung cảnh rực sáng của Sài Gòn - “hòn ngọc Viễn Đông” đêm đầu tiên trở về trong lòng dân tộc…
Để rồi từ đó, sau bốn thập kỷ, nhà báo-nhà văn Trần Mai Hạnh đã cho ra đời những tác phẩm đặc biệt phục dựng lại quá khứ, tái hiện những sự kiện làm rúng động lịch sử đấu tranh của đất nước qua nỗi đau, sự hy sinh và niềm hạnh phúc của những người trong cuộc.
Ký ức về hành trình từ bài tường thuật đầu tiên đến biên bản một cuộc chiến và biên bản một tình yêu vẫn vẹn nguyên trong tâm thức ông. Với ông,“thế sự thăng trầm, nhân tình thế thái đổi thay rồi cũng qua đi, chỉ ngôi đền văn chương - nơi trú ngụ, gửi gắm tâm hồn của thân phận con người là còn lại mãi.” (Lời phát biểu của ông tại Lễ trao Giải thưởng Văn học năm 2014 của Hội Nhà văn Việt Nam cho cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”).
Bài 1: Hòn ngọc Viễn Đông đêm đầu tiên trở về trong lòng dân tộc
“Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông đêm 30/4, rạng sáng 1/5/1975, đêm đầu tiên trở về trong lòng dân tộc, lộng lẫy vô cùng! Bốn tầng lầu của Dinh Độc Lập rực sáng ánh đèn. Những quả pháo hiệu chốc chốc lại được bắn lên bầu trời như pháo hoa mừng chiến thắng khiến khung cảnh càng trở nên rực rỡ, lung linh”-nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh hồi tưởng. Ký ức hiện về như thước phim quay chậm mở ra trước mắt ông.
Một quyết định táo bạo
Trung tuần tháng 3/1975, nhà báo Trần Mai Hạnh được cử tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh trong đoàn cán bộ, phóng viên đặc biệt của Việt Nam Thông tấn xã.
Bám sát các binh đoàn chủ lực, đoàn đã tiến vào các thành phố, thị xã vừa được giải phóng tức thời suốt từ Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Định-Quy Nhơn-Pleiku-Buôn Ma Thuột-Đăk Lăk-Bình Long-Phước Long… Đến trung tuần tháng 4/1975, đoàn đã có mặt tại căn cứ Thông tấn xã Giải phóng tại Lò Gò (trong rừng Tây Ninh, giáp biên giới Campuchia).
“Lúc này, một tình huống bất ngờ xảy đến: xe ôtô để tiến về Sài Gòn quá ít, xe chở chúng tôi từ Hà Nội bị hỏng nặng phải để lại dọc đường, tôi và anh Văn Bảo (phóng viên ảnh cùng đi trong đoàn Tổng biên tập Đào Tùng) không còn chỗ sắp xếp trên xe. Đi suốt từ Hà Nội vào đây, không lẽ giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn lại phải nằm lại ở rừng Tây Ninh?” Cảm giác thất vọng, tiếc nuối bồn chồn trong tâm trí - nhà báo Trần Mai Hạnh nhớ lại.
Thế nhưng, theo lời kể của ông, ngay thời khắc khó khăn ấy, khi nghe báo cáo, Tổng biên tập Đào Tùng đã đưa ra một quyết định rất táo bạo, bất ngờ. Ông nói: “Tôi sẽ viết giấy bảo lãnh mượn tiền của Trung ương cục miền Nam, nhờ các anh Thông tấn xã Giải phóng sang Campuchia mua một chiếc xe máy mới tinh để Mai Hạnh, Văn Bảo tiến về Sài Gòn."
“Sáng sớm 29/4/1975, Tổng biên tập Đào Tùng tiễn tôi và Văn Bảo ra tận cửa rừng Lò Gò (Tây Ninh). Phút chia tay, ông dặn dò, bằng mọi giá phải tới được Dinh Độc Lập nhanh nhất, phải có ảnh và bài tường thuật đầu tiên về giờ phút lịch sử giải phóng Sài Gòn,” nhà báo Trần Mai Hạnh nhớ lại.
Trong chiến tranh, đúng là không ai có thể lường hết chữ ngờ! Ông kể, chiếc Honda 90 phân khối mới tinh đang chạy thì bỗng bị thủng lốp, không tìm đâu ra chỗ vá xăm. Lúc đó khoảng 11 giờ trưa 29/4/1975.
“Trần Mai Hạnh và Văn Bảo - người dắt, người đẩy xe, cứ theo dấu lốp ôtô trên đường đuổi theo đoàn ở phía trước. Cây cối đổ rạp, chắn ngang đường từ Tây Ninh về Sài Gòn; những hố bom pháo cày nát mặt đất, trời nắng như đổ lửa. Chúng tôi chỉ có bi-đông nước và ít viên tăng lực, cứ theo dấu lốp ôtô trên đường mải miết dắt xe đuổi theo đoàn quân phía trước,” nhà báo Trần Mai Hạnh hồi tưởng.
Đêm cuối cùng của chiến tranh
Lặng đi trong hồi tưởng, nhà báo Trần Mai Hạnh kể tiếp. Khi ông và phóng viên Văn Bảo cột được chiếc võng dù ở bãi trú quân trước cửa ngõ Sài Gòn thì đã là 12 giờ đêm ngày 29/4/1975.
“Cả nghìn cây số dọc đường chiến tranh, bom rơi đạn nổ, bao hiểm nguy rình rập, bao tình huống những tưởng không thể khắc phục, nhưng rồi cũng đã vượt qua tất cả. Chúng tôi đã từng chạy bộ, đẩy xe cả chục cây số dưới trời trưa nắng như đổ lửa để giúp lái xe vượt qua những trảng cát ngút ngàn; từng vào làng mượn thuyền của dân buộc ghép lại thành chiếc phà tự tạo có một không hai cho ôtô bò lên, rồi bơi đẩy cả thuyền và xe chòng chành vượt sông khi cầu ở Cát Hanh (Bình Định) bị địch phá hủy; từng hút chết giữa đêm trên “đường 7B kinh hoàng” ngổn ngang xác địch rút chạy từ Tây Nguyên về đồng bằng khi quả bom sót lại bên đường phát nổ,” nhà báo Trần Mai Hạnh nhớ lại.
Đêm cuối cùng của chiến tranh, ông đã ở ngay cửa ngõ Sài Gòn. Mặt đất ầm vang tiếng rền của đủ loại vũ khí. Tiếng súng liên thanh rộ lên phía Trảng Bàng-Tây Ninh. Tiếng trọng pháo gầm thét, chớp lửa rực sáng bầu trời phía Đông Nam trước mặt. Nơi đấy là Sài Gòn.
“Ai trong số cả trăm phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí tiến vào Sài Gòn trong trận đánh cuối cùng ngày mai may mắn có mặt đầu tiên để bấm máy và viết bài tường thuật về Sài Gòn trong giờ phút lịch sử. Cảm giác hồi hộp, thao thức, xúc động và cả hy vọng bao phủ tâm trí, khiến tôi không thể chợp mắt,” nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ.
“Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng”
Mạch truyện nối dài, ông kể, 5 giờ sáng 30/4/1975, ông được lệnh lên đường, bằng mọi cách vượt lên bám sát các lữ đoàn xe tăng tiến thẳng vào Dinh Độc Lập. Xe máy tăng ga tới 60-70 km/giờ, vượt lên dòng thác người và xe cộ nườm nượp trên đường.
“Khoảng 11 giờ 45, tôi đến được Dinh Độc Lập. Sự kiện lịch sử vừa diễn ra. Cờ chiến thắng vừa được cắm trên nóc Dinh Độc Lập. Các phóng viên Trần Mai Hưởng - em ruột tôi (sau này là Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam), Vũ Tạo, Ngọc Đản, Hoàng Thiểm, Đinh Quang Thành đi theo Sư doàn 304 và Lữ đoàn xe tăng 203 đã có mặt trước tôi ít phút. Các anh đã kịp ghi lại hình ảnh về những phút giây lịch sử, trong đó có bức ảnh ‘Xe tăng Quân Giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập’ do Trần Mai Hưởng chụp, được sử dụng rộng rãi như một trong những biểu tượng của ngày chiến thắng.”
“Tôi lập tức tìm hiểu các dữ kiện: Chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập lúc mấy giờ? Tên của chiến sỹ cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập là gì? Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Sài Gòn) Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ra sao, ta tuyên bố chiến thắng như thế nào?... Sau đó, tôi ra ngay bến cảng Sài Gòn,” nhà báo Trần Mai Hạnh nhớ lại.
Theo lời kể của ông, lúc này, dưới sông, tàu của quân đội Sài Gòn trúng đạn của Quân Giải phóng, nổ tung, khói cuộn mù mịt. Trên bến, bà con cầm cờ đỏ sao vàng, cờ Mặt trận và giơ cao ảnh Bác Hồ, ùa ra đón đoàn quân giải phóng. Không khí vô cùng sôi động, hoành tráng.
“Nơi ấy, năm 1911, Bác Hồ đã lưu luyến giã từ Tổ quốc, ra đi tìm đường cứu nước; ngày hôm nay đã rợp bóng cờ sao. Khát vọng hòa bình, ước vọng thống nhất của cả dân tộc đã thành hiện thực. Khi đặt bút viết bài tường thuật về thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc, khung cảnh ấy hiện ra trước mắt tôi. Tâm trí tôi chợt hiện dòng chữ ‘Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vàng.’ Tôi đã dùng dòng chữ đầu tiên chợt hiện ấy làm tiêu đề cho bài tường thuật, mặc dù phải đến kỳ họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (4/1976) mới có Nghị quyết đổi tên Sài Gòn-Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh,” nhà báo Trần Mai Hạnh kể.
Bài tường thuật được đăng trên Bản tin Đấu tranh thống nhất của Việt Nam Thông tấn xã phát báo đêm 30/4/1945, được đọc trang trọng trong bản tin thời sự đặc biệt trưa 1/5/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng với nhan đề “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ sao vang” và đăng trên báo Nhân Dân số đặc biệt (ngày 2/5/1975) chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng với đầu đề được đặt lại là “Tiến vào Phủ Tổng thống ngụy,” dưới bài tường thuật ghi rõ tên người viết: Bài của Trần Mai Hạnh, phóng viên Việt Nam Thông tấn xã tại Sài Gòn...
“Khi nghe bài tường thuật của mình vang lên trang trọng trong bản tin thời sự đặc biệt trưa 1/5/1975 của Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi đã khóc vì xúc động. Những phút giây vinh quang trong cuộc đời làm báo của tôi đã hòa giữa rừng cờ hoa và biển người Sài Gòn đổ ra đường mừng chiến thắng. Có hạnh phúc nào bằng? Chiến thắng huy hoàng của dân tộc đã chắp cánh và làm nên giá trị của bài tường thuật,” nhà báo Trần Mai Hạnh chia sẻ.
Sài Gòn đã bước sang ngưỡng cửa của tháng Năm. Những sự kiện lịch sử vừa diễn ra trưa 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập đã là quá khứ, lớp bụi thời gian sẽ khiến thời khắc lịch sử ngày một lùi xa.
“Lúc ấy, tôi nảy ra ý định phục dựng lại một cách trung thực nhất những gì đã diễn ra trong những ngày tháng sup đổ cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa (chính quyền Nguyễn Văn Thiệu) bằng chính tài liệu nguyên bản của phía bên kia (phía chính quyền Sài Gòn và phía Hoa Kỳ),” nhà báo-nhà văn Trần Mai Hạnh chia sẻ.
Giọng ông đầy xúc động và chân thành: “Vì khi ấy tôi còn trẻ - 32 tuổi và trong men say chiến thắng mới liều lĩnh quyết định một việc ‘tày trời’ như vậy. Vì truy tìm, tập hợp tài liệu tuyệt mật về cuộc chiến của phía bên kia, rồi hóa thân phục dựng lại thật trung thực sự sụp đổ của cả một thể chế, cả một chế độ tay sai, đâu có đơn giản. Sau này, Tổng biên tập Việt Nam Thông tấn xã Đào Tùng trong một hội nghị toàn ngành Thông tấn đã nói rằng: ‘Đời chỉ mở cửa cho thằng liều.’ Tôi hiểu rằng, đó là sự liều lĩnh của mạnh bạo và nghĩ suy”.
PHẠM THỊ CÚC
Chú tên là Đô, người làng Thanh Thủy, nhưng không phải làng Thanh Thủy Chánh có Cầu Ngói, mà là Thanh Thủy Thượng, bây giờ gọi là Thủy Dương, cùng quê với nhà thơ Phùng Quán. Chú không phải là nhà thơ nên ngất ngưỡng kiểu khác, đặc biệt hơn.
NGÔ THỊ Ý NHI
Ở Huế, có những buổi sáng cứ thích nằm nghe tiếng con nít rủ nhau đến trường ríu rít như chim. Bình yên đến lạ! Thành phố nhỏ bé, nhịp sống không vội vàng, những con đường hiền lành, êm ả trẻ con dễ dàng đi bộ.
Kỷ niệm 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2019) và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2019)
PHẠM THUẬN THÀNH
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).
TÔN THẤT BÌNH
BÙI KIM CHI
Ngày xưa, cách đây 60 năm, ở đường Duy Tân Huế từ cầu Trường Tiền đi xuống, qua khỏi Morin (cũ), đi một đoạn, có một địa điểm mang cái tên nghe là lạ Ngọ Phạn Điếm. Càng lạ và đặc biệt hơn nữa, Ngọ Phạn Điếm chỉ đón khách vào ăn một bữa trưa (demi-pension) trong ngày là học sinh của Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế mà thôi.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
KỶ NIỆM 20 NĂM CƠN LŨ LỊCH SỬ 1999
TRẦN PHƯƠNG TRÀ
NGUYỄN DƯ
Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ… sướng lắm!
Nghe đồn như vậy. Ít ra cũng được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy bái tổ.
PHI TÂN
Hồi trước, khi làng xã tôi còn đoàn đội tập thể hay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp thì đàn trâu ở làng cũng của hợp tác luôn. Trâu được các hộ xã viên nhận về nuôi để ăn chia công điểm. Nhà mô có nuôi trâu thì con cháu trong nhà phải nghỉ học sớm để chăn trâu hàng ngày.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Ngày thơ ấu tôi đã bao lần ngủ ngon giấc trong lời ầu ơ của mẹ:
Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm Ngày mất của Người (02/09)
HỒ NGỌC DIỆP
Kỷ Niệm 72 Năm Ngày Thương Binh - Liệt Sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019)
PHẠM HỮU THU
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920 tại làng Hội An, nơi xưa kia thường gọi là Faifô (vì làng này ở gần cửa Đại An nên quen gọi Hải Phố mà ra thế) nay Hội An đã lên cấp là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam; quê nội Nguyễn Kim Thành ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
Dáng thế của đồi Hà Khê như một con linh thú vừa tách khỏi đất mẹ, rời tổ uống mấy ngụm nước bên bờ dòng Linh Giang. Quay đầu hướng về quê mẹ, đất tổ Trường Sơn như một lời từ biệt, lòng rộn buồn vui. Một nhát gươm chí mạng của thuật sĩ Cao Biền, thân thú mang nặng vết thương vẫn còn hằn sâu ở chân đồi.
ELENA PUCILLO TRUONG
(Viết cho những người bạn cầm phấn)
Kỷ niệm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6
NGUYỄN XUÂN HẢI
ĐÔNG HÀ
33 năm đổi mới trong Văn học Thừa Thiên Huế
NGUYỄN ĐỨC HÙNG
Một chiều cuối năm 2018, tôi nhận được tấm thiệp mời nhân dịp Lễ mừng tuổi chín mươi của nhà giáo Trần Thân Mỹ và kỷ niệm 65 năm ngày cưới của ông bà Trần Thân Mỹ và Dương Thị Kim Lan. Nếu tính từ mốc tôi được ông đặt bút ký vào hồ sơ chuyển ngành từ Quân đội về làm việc tại Phòng Văn hóa Thông tin (VHTT) thành phố Huế là tròn 35 năm, trong đó có 7 năm (1983 - 1990) tôi được làm việc trực tiếp với ông trước khi ông nghỉ hưu. Ông là vị thủ trưởng khả kính đầu tiên của tôi, là người đã giáo dục, đào tạo và có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi.