Từ năm học 2012- 2013, Bộ GD-ĐT tiến hành triển khai thí điểm “Mô hình trường học mới Việt Nam” (gọi tắt là VNEN). Tại TT Huế, 9 trường tiểu học trên 9 huyện, thị xã, thành phố đã được chọn thí điểm triển khai chương trình này.
Ưu điểm nổi bật của chương trình VNEN đó là đổi mới các hoạt động sư phạm, chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền thụ từ giáo viên sang để học sinh tự học là chính. Tại TT Huế, năm học thứ 2 thực hiện thí điểm mô hình VNEN, dành cho học sinh các khối lớp 2, lớp 3, lớp 4 có nhiều thuận lợi và cả những khó khăn.
Điều khác biệt dễ nhìn thấy ở những lớp học VNEN so với các lớp học truyền thống đó là sơ đồ và sự tổ chức trong lớp. Lớp học có những góc hoạt động tự quản. Học sinh ngồi học theo từng nhóm, mọi hoạt động của tiết học được tổ chức theo nhóm, học sinh giữ vai trò trung tâm trong việc tự trải nghiệm, khám phá để hình thành kiến thức. Giáo viên là người hướng dẫn và đồng hành với học sinh, giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức.
Tài liệu giảng dạy cho học sinh không phải là sách giáo khoa thông thường mà là tài liệu hướng dẫn học tập. Học sinh, giáo viên và cả phụ huynh đều có thể tham gia.
Theo mô hình VNEN, các môn học chính gồm Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên, Xã hội. Các môn học khác được chuyển thành hoạt động giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo dục âm nhạc, giáo dục thể chất và giáo dục kỹ năng sống. Ở các môn học chính hay các hoạt động giáo dục, thì học sinh vẫn đóng vai trò trung tâm trong việc chủ động tìm hiểu và thu nạp kiến thức.
Theo Sở GD-ĐT tỉnh cho biết, có khoảng 2000 học sinh tiểu học trên toàn tỉnh đang được học thí điểm chương trình VNEN. 9 trường tiểu học tham gia chương trình này đều là những trường đạt chuẩn quốc gia. 100% lớp VNEN được học 2 buổi/ngày, cơ sở vật chất trường lớp học khá đầy đủ theo yêu cầu của chương trình. Đội ngũ giáo viên được chọn tham gia ở các trường đều là các giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng động, nhiệt tình và đã được tập huấn phương pháp dạy theo mô hình mới. Thuận lợi này đã giúp chương trình thí điểm VNEN 1 năm qua ở TT Huế đi đúng hướng, bước đầu đem lại hiệu quả tốt trong việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy cho học sinh thói quen làm chủ bài học, làm chủ việc học tập của mình.
Cô Hoàng Thị Trúc, Giáo viên trường tiểu học số 1 Tiến Lực, huyện Phú Lộc và cô Lê Thị Diễn, giáo viên trường tiểu học số 2 phường Phú Bài- thị xã Hương Thủy , 2 trong 9 trường tiểu học triển khai thí điểm chương trình VNEN nhận xét rằng, chương trình này đã đem lại một không khí học tập mới bổ ích cho học sinh, giúp các em mạnh dạn, tự tin và chủ động hơn trong giờ học. “Học sinh thì học khỏe hơn, nhưng giáo viên lại rất vất vả. Nói là chúng tôi không phải soạn giáo án trước khi lên lớp như trước, nhưng thực ra là phải nghiên cứu bài thật kỹ, rồi chuẩn bị cho các hoạt động trên lớp, nào là câu hỏi, thiết bị học cho học sinh, rồi điều hành các em làm việc nhóm như thế nào cho hiệu quả. Giáo viên phải chủ động tất cả, mặc dù không phải ai cũng đủ điều kiện ở nhà để làm việc. Vậy nên rất nhiều đồng nghiệp của chúng tôi rất vất vả khi tham gia chương trình này”, cả 2 cô đều cho biết như vậy.
Trong thời gian thí điểm, chương trình VNEN cũng bộc lộ một số hạn chế trong khâu biên soạn sách và tài liệu học tập. Việc đánh giá học sinh và giáo viên cũng chưa có nhưng công cụ và biện pháp chuẩn để đánh giá được chất lượng thực sự trong việc đổi mới phương pháp dạy và học, cụ thể là đánh giá đúng từng cá nhân học sinh trong các hoạt động nhóm.
Việc thiếu thốn về cơ sở vật chất cũng gây hạn chế cho người giáo viên rất nhiều trong việc chuẩn bị bộ tài liệu học tập cho học sinh, mà theo chương trình VNEN, đòi hỏi nhiều dụng cụ và thiết bị cho từng cá nhân học sinh trong từng tiết học. Ông Phan Văn Hải, Trưởng phòng Tiểu học Sở GD&ĐT TT Huế cho biết, vì chương trình mới nên không ít giáo viên và học sinh rất lúng túng khi triển khai bài học. Nhiều phụ huynh cũng chưa hiểu nên cũng chưa hưởng ứng thật sự. Ông Hải cho biết, ngành giáo dục tỉnh rất biết điều này và sắp tới, sẽ tiếp tục tập huấn cho giáo viên, đồng thời có ý kiến với Bộ GD-ĐT để tiếp tục hoàn thiện chương trình, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện thêm cho giáo viên trong các khâu chuẩn bị bài giảng, bài học cho học sinh.
Hiện Bộ GD-ĐT vẫn chưa có những đánh giá sơ kết, tổng kết chương trình thí điểm VNEN ở bậc tiểu học. Theo kế hoạch, việc thí điểm sẽ được kết thúc vào năm 2015 trước khi Bộ có những chủ trương tiếp theo. Từ nay đến 2015, 9 trường tiểu học được chọn tại TT Huế vẫn sẽ tiếp tục triển khai chương trình thí điểm VNEN và đóng góp ý kiến cho Bộ GD-ĐT để từng bước hoàn thiện Dự án đổi mới này.
Theo Nguyên Thu
Trong năm 2017, Bệnh viện Mắt Huế thực hiện chương trình phẫu thuật miễn phí cho trẻ em từ 0-16 tuổi bị bệnh về mắt dưới sự tài trợ của Tổ chức Orbis Việt Nam.
Tổng Hội Y học Việt Nam phối hợp với Sở Y tế Thừa Thiên Huế tổ chức lớp tập huấn Truyền thông giáo dục Y đức, Y nghiệp cho cán bộ Y tế trên địa bàn tỉnh
Lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghiệp Huế vừa có buổi tiếp đón và làm việc với trường Đại học Kungjang và Công ty Glosta, Hàn Quốc về việc triển khai các nội dung hợp tác đào tạo.
Bệnh viện Tâm thần Huế phối hợp với Trung tâm Y tế Nam Đông tổ chức tập huấn đào tạo lại Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em.
Năm 2017, thành phố phấn đấu có thêm 09 trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học, bậc học.
Đại học Huế vừa tổ chức hội thi “Nhảy dân vũ và đồng diễn flashmob Đại học Huế năm 2017” thu hút hơn 1.000 bạn sinh viên đến từ 10 trường Đại học thành viên, Khoa trực thuộc Đại học Huế tham gia.
Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức kỳ thi Olympic Tin học 2017 để tuyển chọn học sinh đi du học theo học bổng toàn phần của Chính phủ Liên bang Nga.
Sáng ngày 20/02, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn các cán bộ đến từ Trường Đại học Việt Nhật do TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng làm trưởng đoàn.
Trường Đại học Y Dược Huế phối hợp với Hội hỗ trợ phát triển Y tế tại Việt Nam – Hội ADM, Cộng hòa Pháp tổ chức Lễ trao học bổng ADM năm học 2016-2017.
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thành lập và đưa vào hoạt động Đơn vị Hồi sức cấp cứu Tim mạch và Hỗ trợ tuần hoàn cơ học.
Đại học Huế vừa có buổi tiếp và làm việc với tổ chức BBB của Hàn Quốc do TS. Jang-Hee Yoo, Chủ tịch BBB Korea, Chủ tịch Hội Ngôn Ngữ Hàn Quốc dẫn đầu.
Sáng 09/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo “Bạo lực học đường thực trạng và giải pháp”.
Đoàn cán bộ và sinh viên ĐH Chiangmai, Thái Lan đến tham dự hội thảo Đô thi – Hồi sinh & Phát triển (New designs for growth) tại trường ĐHKH Huế. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa hai trường.
Đại học Huế vừa tổ chức lễ trao học bổng Nguyễn Trường Tộ cho sinh viên nghèo vượt khó học giỏi.
Sở y tế vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác Phòng, chống HIV/AIDS năm 2016 và định hướng năm 2017.
Sở giáo dục đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức hội thao quốc phòng - an ninh học sinh Trung học phổ thông năm học 2016 - 2017.
Trường Đại học Kinh tế Huế vừa tổ chức Chương trình tình nguyện quốc tế mùa Đông Việt Nam – Hàn Quốc.
Nhằm phát huy tính sáng tạo, khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học, phong trào lập thân, lập nghiệp của sinh viên, trường Đại học Nông Lâm Huế triển khai cuộc thi "Khởi nghiệp từ nông nghiệp 2017".
Đại diện trường Đại học Kyoto, Nhật Bản đã đến thăm và làm việc với Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
Bệnh viện Mắt Huế cùng đoàn Sở Y tế và Tổ chức Orbis Việt Nam tiến hành thẩm định đơn vị khúc xạ TTYT huyện Phú Vang và Phong Điền.