Truyện ngắn Lê Khánh Mai

08:44 10/04/2009
HÀ KHÁNH LINHViết được một câu thơ hay có khi phải chiêm nghiệm cả một đời người, hoàn thành một tập truyện, một tập thơ là sự chắt chiu miệt mài suốt cả quá trình, sau Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ VII Lê Khánh Mai liên tiếp trình làng tập thơ "Đẹp buồn và trong suốt như gương" (Nhà xuất bản Hội Nhà văn) và "Nết" tập truyện ngắn (Nhà xuất bản Đà Nẵng).

Nếu thơ Lê Khánh Mai đằm thắm, sâu thẳm, đầy chất men say và đầy trí tuệ, thì truyện ngắn Lê Khánh Mai giản dị chân thật nhưng duyên dáng, ý nhị, tỉ mẩn "Nết" là truyện ngắn mang tên chung cho toàn tập có 9 truyện, với 172 trang sách - Lê Khánh Mai đã dẫn dắt người đọc vào những mảnh đời, những tình huống cùng những ngóc ngách tâm lý bí ẩn của các nhân vật mà ta có thể bắt gặp chung quanh mình trong cuộc sống đời thường. Là Hạnh - Trung tá cựu chiến binh (Chuyện tình 20 năm) một thời lái xe tăng, anh đã nhặt được một bé gái bên xác người mẹ bị xe tăng địch nghiến chết trong cuộc rút chạy khi ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh. Anh bị khiển trách, bị giáng cấp, bởi vi phạm kỷ luật trong lúc làm nhiệm vụ mà cưu mang một đứa trẻ. Về sau có người góa phụ trẻ cảm vì nghĩa cử cao đẹp của anh nên đem lòng yêu anh, rồi cưu mang đứa bé giúp anh khi anh đi chiến trường K. Đời lính nay đây mai đó, cùng với những nguyên tắc của tổ chức, anh cứ lận đận mãi đến khi có điều kiện xây dựng gia đình thì người thiếu phụ đợi chờ anh mỏi mòn đã lâm trọng bệnh mà chết, để lại đứa con nuôi của anh đã khôn lớn là Phương, cậu học sinh lớp 12A ban đêm đạp xích lô chở khách kiếm tiền nuôi các em vì bố mẹ chết sớm. Một lần cô giáo đi công tác về khuya trên sân ga gặp Phương - mới biết được hoàn cảnh của Phương. Về sau Phương trở thành một bác sĩ giỏi. Cô giáo cảm thấy hạnh phúc vì người học trò ngoan và giỏi của cô đã thành đạt. Do quan niệm hẹp hòi đố kỵ và thiển cận, những người lãnh đạo địa phương đã lên án bà Tính - một góa phụ vì chuyện quan hệ nam nữ, làm cho cô con gái độc nhất của bà là Nết cảm thấy xấu hổ nhục nhã, bỏ học, bỏ nhà trốn biệt tăm (Nết). Nhiều năm sau nhân vật "tôi" bạn thân của Nết ra sức đi tìm bạn mà không gặp. Khi đã có chồng con, công việc ổn định ở thành phố, một lần nghe bà Tính ốm nặng khó qua khỏi, "tôi" chuẩn bị về quê thăm bà, thì vừa lúc người môi giới dẫn đến cho "tôi" một người giúp việc. Thật hết sức bất ngờ, đó là Nết. Truyện kết thúc ở đây cho người đọc rộng đường suy nghĩ. Chắc chắn Nết sẽ trở thành một thành viên thân quý của gia đình "tôi", tình bạn giữa Nết và "tôi" sẽ còn thắm thiết hơn xưa, dẫu muộn "tôi" vẫn tạo điều kiện cho Nết đi học tiếp, và điều quan trọng hơn hết là mẹ của Nết được gặp mặt con gái lúc lâm chung.

Nhân - Lính trinh sát. Sau giải phóng tìm về quê mới biết mẹ già đã theo bà con đi kinh tế mới ở một tỉnh cao Nguyên Trung bộ (Ngọn lửa dương thế). Anh liềân đi tìm mẹ. Trên đường bị kẻ gian rạch ba lô lấy hết giấy tờ, tiền bạc và cả vé tàu. Mọi lời trần tình của anh lúc nầy không được một ai tin. Anh bị đẩy xuống tàu, đi bộ hàng tháng trời để tìm mẹ, đói khát phải xin ăn dọc đường, nhưng khi đến nơi anh chỉ được gặp ngôi mộ của mẹ với con chó mẹ nuôi đang nằm bên mộ chủ. Từ đó anh sống với con chó, ban đêm anh đốt lửa để sưởi ấm mộ mẹ và sưởi ấm luôn những ngôi mộ lân cận. Tin cậy anh, nhiều người thuê anh đốt lửa hàng đêm cho thân nhân họ trong nghĩa trang. Trước tình cảnh khốn cùng đó có một cô gái đem lòng yêu anh, cô dành dụm toàn bộ số tiền làm thuê tặng anh làm lộ phí trên đường tìm đơn vị cũ để xin lập lại giấy tờ đã mất.

"Khoảng trời - cánh bay" và "Những con thiêu thân" là hai truyện chững chạc nhất. Hà Giang - cô nữ sinh xinh đẹp của lớp 12A đầy ắp mơ ước (Khoảng trời - Cánh bay). Mỗi người chọn cho mình một ngành học, Hà Giang thì đỗ vào đại học sư phạm Khoa văn. Nam được chọn đi học lái máy bay ở nước ngoài. Nam và Hà Giang vẫn thư từ đều đặn cho nhau. Nam trở thành niềm tự hào của cả lớp 12A. Chàng phi công trẻ học xong trở về nước, về trường sĩ quan chỉ huy kỹ thuật để học lái một số loại máy bay mới. Cự ly giữa Nam và Hà Giang mãi vẫn chưa được thu nhỏ, dẫu cường độ có lớn mạnh"... ở trường đại học có bao chàng trai khỏe mạnh tài hoa trắng trẻo thư sinh nói giọng đô thành ngọt ngào như mật rót (...) Rồi bao nhiêu buổi sinh hoạt câu lạc bộ, dạ hội, những chuyến đi thực tập sư phạm... Có trời mà ngăn cản được tình yêu của họ" (T.105). Chàng phi công trẻ đã quyết gạt bỏ nỗi đau tình đơn phương khi cất cánh, như có lần anh đã nói cho Hà Giang biết những nguyên tắc bất di bất dịch của nghề lái máy bay, để Hà Giang có nhận thức đầy đủ rằng "Một phi công nào cũng bay lên từ mặt đất. Trên mặt đất lại có bao nhiêu mối quan hệ ràng rịt: gia đình, vợ con, người yêu, đồng đội... Chỉ một khúc mắc nào trong mối dây ấy đều nguy hiểm" (T.105). Hà Giang biết vậy nhưng cô không thể làm khác, còn anh thì nghĩ rằng anh chưa làm được gì cho Hà Giang cả, chính anh mới là người có lỗi. Suy cho cùng làm người lính bay thật hết sức cô đơn. "Khi cô đơn người ta có thể trở nên yếu đuối, nhưng cũng có thể trở nên mạnh mẽ hơn" (T.113). Và anh đã mạnh mẽ chiến thắng chính bản thân mình. Hôm nay cả phi đội anh bay. Dứt bỏ được gánh nặng tâm lý để tâm hồn thanh thản trước khi bay là một việc làm hết sức quan trọng. Bầu trời cao xanh lồng lộng trước mắt anh, phía dưới, biển quê hương đẹp vô cùng... Mạch văn duyên dáng trữ tình nhuần nhị của Lê Khánh Mai đã dẫn dắt tâm hồn người đọc theo những cánh bay với niềm yêu nghề tuyệt đối của các thế hệ phi công. Với khả năng quan sát nhạy bén Lê Khánh Mai đã miêu tả một thế giới đàn ông nát rượu mà trong đó Quờn và Hớn là hai nhân vật tiêu biểu (Những con thiêu thân). Họ là những con người hễ mở miệng ra là nói những lời khoa trương đại ngôn, nhưng họ chẳng làm nên chút tích sự gì, lại còn làm khổ nhiều người khác, làm khổ vợ con. Quờn làm thơ và Hớn giáo viên tiểu học, cả hai đều đông con và nghèo đến mức không thể nghèo hơn! "Ngày nào Quờn cũng đến quán rượu đọc thơ, ngả nghiêng khóc thương cả nhân loại lầm than (...)Đọc xong gã bốc một miếng dồi chó cuộn vào chiếc lá mơ, đưa lên miệng nhai ngóp nghép, nốc rượu đánh ực (...) gã ngả người trên chiếc ghế mây thở phì phì mãn nguyện như vừa hoàn thành một sứ mệnh cao cả. Lập tức năm, sáu ly rượu được nâng lên cụng vào nhau lắc cắc trăm phần trăm trong lời chúc tụng, những vẫn thơ thiên tài (...). Gã thương cả nhân loại mênh mông nhưng không đủ sức thương cái gia đình bé nhỏ của gã (...) vợ gã héo như một cái cây mới trồng chưa kịp bén rễ đã gặp cơn nắng lửa. Hai vợ chồng, năm đứa con, người đàn bà tần tảo lam lũ một cách nhẫn nhục với ý thức sâu sắc về thân phận làm vợ một gã thi sĩ gàn. Chị tin đó là định mệnh nên đành giơ đôi vai gầy guộc ra mà nhận lấy cái gánh trần gian (...) Từ ba giờ sáng lúc nhà thơ đang nghẹo cổ trên chiếu ngủ mùi chị đã lọ mọ dậy nhóm lò nấu bún riêu cua gánh ra đầu hẻm bán... (T.119) Thật là một bức tranh tả thực vô cùng sinh động! Làm được mấy bài thơ, được một tờ báo tỉnh lẻ đăng, hoặc xuất bản được một tập thơ:"...nhưng nó lọt thỏm vào cái vô tận của rừng thơ thời mở cửa" (T.117), đã tự cho mình là văn nghệ sĩ, và đã là văn nghệ sĩ thì phải sống khác người, có quyền sống khác người(!), lúc nào cũng dở giọng triết gia (dẫu học hành chưa đến đâu, nhiều khi viết một câu mắc đến mấy lỗi chính tả!). Trong thế giới đó còn có những người như Hớn. Họ kết với nhau vì “một người thích khoe thơ, còn người kia ưa khen nịnh” (T.112). Bức tranh tả thực nầy càng sinh động hơn khi Lê Khánh Mai khắc họa Hớn "Hằng đêm trở về nhà sau cuộc rượu gã co chân đạp cánh cổng đánh rầm. Đó là tín hiệu quen thuộc mà dẫu vợ y có đau ốm liệt giường cũng cố lết dậy mở cửa cho y. Vừa vào đến nhà y đổ cái cây thịt xuống sàn nhà, miệng lầu bầu: Con mẹ mày! Dọn cơm cho ông!(...) Hớn khua khoắng trong mâm như lão mù khua gậy làm thức ăn rơi vãi tùm lum(...) Hôm sau Hớn tỉnh dậy soi gương, chải tóc, áo bỏ trong quần, thắt lưng nghiêm chỉnh đến trường trong vai thầy giáo. Trưa về, vứt cái cặp vào xó giường, y khoan thai bước vào quán rượu. Dọc đường gặp ai y cũng cười, nụ cười hiền lành và tử tế" (T.124) Qua truyện ngắn này, Lê Khánh Mai tỏ ra có sở trường tả thực "Những con thiêu thân" là một bức tranh miêu tả những con người tự đốt cháy cuộc đời mình bằng sự xơ cứng, trơ lì, vô trách nhiệm, bằng ảo tưởng, và bằng rượu!

Nổi bật hơn hết là những nhân vật nữ trong truyện ngắn Lê Khánh Mai, người nào cũng dịu dàng, xinh đẹp, hết lòng vì người khác, hy sinh, chịu thương chịu khó, đó là Thảo trong "Ngọn lửa dương thế”, Điệp trong "Chuyện tình 20 năm", Hà trong "Đáp số hạnh phúc", vợ của Hớn, vợ của Qườn trong "Những con thiêu thân" Miên trong "Cánh buồm trên biển". Ngoài đề tài xã hội, sự am hiểm sâu sắc về quân đội và ngành giáo dục đã giúp Lê Khánh Mai thành công các truyện "Khoảng trời cánh bay", "Chuyện tình 20 năm", "Ngọn lửa dương thế", "Chuyện đời thường"... Tác giả thương những cuộc đời oan khuất như Nhân (Ngọn lửa dương thế), trân trọng những con người âm thầm lao động miệt mài như Phương (Chuyện đời thường) như Đông (Cánh buồm trên biển), thông cảm sẻ chia với những phụ nữ bất hạnh vì chồng vì con như vợ Qườn, vợ Hớn (Những con thiêu thân). Kết thúc là một chuyện tình thật đẹp (Cánh buồm trên biển). Những tình yêu đẹp, thơ mộng kiểu như vậy đã góp phần làm tươi mát cho tập truyện. Tuy nhiên, ở một vài chỗ Lê Khánh Mai có nhược điểm về ngôn ngữ đối thoại. Giá như "Ngọn lửa dương thế" được trau chuốt ngôn ngữ hơn thì truyện còn thành công hơn nữa. Thảo là một cô gái xuất thân mồ côi, không biết cha mẹ mình là ai, trở thành trẻ bụi đời, tội phạm, khi hoàn lương cô làm nghề bán than, lam lũ, nhưng khi nói chuyện với Nhân ngôn ngữ của cô quá bác học! Hoặc nhân vật Nhung (Tiếng gọi phía ngôi trường) trước khi trở thành cô giáo đã từng là thanh niên xung phong trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhung có một quá khứ đẹp như vậy nhưng người đọc không thể yêu mến Nhung, bởi cung cách nói năng, phương thức tiếp cận của Nhung xơ cứng thô thiển và... có chút gì khoe thành tích(!)

Lê Khánh Mai đã có nhiều tập thơ hay, một tập tiểu thuyết và đây là tập truyện ngắn đầu tay của chị. Cây bút thơ này tỏ ra năng nổ tháo vát trên những trang văn xuôi giàu cảm xúc và hàm súc ý tưởng. Chúc chị thành công hơn nữa trong làng văn xuôi với những tác phẩm mới.

H.K.L
(200/10-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HỒNG NHU“Trường đại học của tôi” là cuốn sách thứ 4 của Nguyễn Nguyên An (tức Nguyễn Văn Vinh) trình bạn đọc trong khoảng mười năm trở lại đây. Ba cuốn trước là truyện ngắn, cuốn này là truyện dài.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊChỉ mới qua hai tác phẩm “Báu vật của đời”(NXB Văn nghệ TPHCM, 2001) và “Đàn hương hình”(NXB Phụ nữ, 2002), Mạc Ngôn - nhà văn “hạng nhất” thuộc Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí đã vượt lên cả những “ngôi sao” quen thuộc như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông... và cả nhà văn Cao Hành Kiện (Noben 2001).

  • ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.

  • NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.

  • HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.

  • LÊ THIẾU NHƠN(Tản văn và bình văn của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Lục)Một cuốn sách tập hợp những bài báo của nhà văn Trần Hữu Lục sau nhiều năm anh đồng hành với bè bạn văn nghệ.

  • HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.

  • HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Đọc tập truyện "Ngôi nhà hoang bí ẩn" của Phan Văn Lợi)Tôi đọc mê mải tập truyện đầu tay của tác giả Phan Văn Lợi. Cái tựa "Ngôi nhà hoang bí ẩn" gợi trong lòng người đọc một câu hỏi ban đầu: Cuốn sách viết về cái gì đây? Càng đọc, càng bị cuốn hút khi cùng anh trở lại miền ký ức, để đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

  • LÊ MỸ ÝSau một loạt tác phẩm và tác giả được giới thiệu trên nhiều lĩnh vực tôn giáo, triết học, văn hoá, khoa học và nghệ thuật để làm tư liệu nghiên cứu và tham khảo, trong quý một năm nay, Nhà xuất bản Văn học lại tiếp tục cho ra mắt bộ sách lớn:"Krishnamurti - cuộc đời và tư tưởng" do Nguyễn Ước chuyển ngữ. Đây là một bộ sách công phu và được nhiều độc giả chờ đợi đón đọc.

  • VĂN CẦM HẢI       (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".

  • TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Vậy là đã đúng một chu kì World Cup, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị “cải bệnh hoàn đồng” và phải tập ăn tập nói, tập đi tập đứng lại từ đầu. Dù vậy, anh vẫn viết được và viết hay như trước.Trong dịp Festival Huế 2002, đã diễn ra một cuộc hội thảo văn học về Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân bộ tuyển tập của anh được Công ty Văn hóa Phương ấn hành.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến đã thành văn được trình bày trong hội thảo đó.

  • NGUYỄN THIỀN NGHIHai chữ "Trăng lạnh" trắng trên nền bìa màu lam do tác giả tự trình bày bềnh bồng một chút tôi bằng những bài thơ tự sự của mình.

  • VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.

  • NGUYỄN VĂN HOA           Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...

  • KIM QUYÊNĐọc tản văn của nhà văn Mai Văn Tạo (*) và nhà văn Trần Hữu Lục (*) tôi như đứng trên những tảng mây lấp lánh sắc màu, theo gió đưa về mọi miền, mọi nẻo quê hương.

  • HƯƠNG LANGuy de Maupassant sinh ngày 5-8-1850 ở lâu đài xứ Normandie. Trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi mà nước Pháp vừa trải qua cuộc đụng đầu lịch sử giữa giai cấp tư sản hãy còn nhức nhối những vết thương thất bại của cuộc cách mạng năm 1848.

  • TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.

  • TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)