Truyện ngắn J.L.Borges nhìn từ lý thuyết liên văn bản

09:19 05/09/2019

TÔN NỮ DẠ NGUYÊN    

(Khái lược về liên văn bản trong tác phẩm văn học)

J.L.Borges - Ảnh: internet

Thuật ngữ liên văn bản xuất hiện lần đầu tiên trong tham luận của một nhà nghiên cứu trẻ người Pháp gốc Bulgari - Julia Kristeva khi bàn về sáng tác của Mikhail Mikhailovich Bakhtin đọc tại seminar do Roland Barthes chủ trì vào mùa thu năm 1966. Đầu năm 1967, tham luận này được công bố dưới dạng một bài báo có nhan đề: “Bakhtin, lời nói, đối thoại và tiểu thuyết” (Bakhtin, Word, Dialogue and Novel).

Khái niệm liên văn bản được xây nền tảng từ những luận văn của Barthes và hoàn thành bởi nhà nghiên cứu Kristeva. Bà quy chiếu văn bản vào một biểu đồ gồm hai trục: trục ngang (horizontal axis) thể hiện sự liên kết giữa tác giả và người đọc, trục đứng (vertical axis) biểu tượng cho mối liên kết từ văn bản này đến văn bản khác. Kết hợp đồng thời hệ quy chiếu của cả hai trục này lên một văn bản nhất định, người đọc sẽ tìm thấy một quy luật chung: “mọi văn bản ngay từ khi bắt đầu đã chịu ảnh hưởng và nằm trong phạm vi tác động của những giải trình ngôn ngữ khác nhau, mà mỗi giải trình ngôn ngữ như thế, luôn luôn chịu chi phối bởi một vũ trụ gồm nhiều văn bản khác”. Như vậy có nghĩa là, mỗi văn bản đều nằm trong một mạng lưới liên kết, liên hệ, kết nối với các văn bản khác; văn bản này mang dấu ấn, ẩn tiếng nói của văn bản kia và lại là nguồn gốc để tạo nên một văn bản khác… cứ như vậy, sự hiểu của văn bản được triển hạn đến vô cùng.

Sự lần tìm dấu vết của một văn bản, theo quan niệm của Kristeva, không nhằm mục đích truy nguyên mà là để thể hiện sự liên kết chằng chịt, chồng chất của văn bản này lên văn bản khác và điểm xuất phát của một văn bản là điều vô phương tìm kiếm. “Bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác”.

Còn với Roland Barthe, ông quan niệm “mọi văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác, nhưng không nên hiểu tính liên văn bản này theo kiểu là văn bản có một nguồn gốc nào đó; mọi sự tìm kiếm “cội nguồn” và “ảnh hưởng” là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyết thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh, không nắm bắt được nhưng đồng thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn không để trong dấu ngoặc kép”. Văn bản, theo R.Barthe, không phải là một tổ hợp ngôn ngữ tự trị, cố định, mà ngược lại, là không gian đa nguyên chứa đựng vô số các văn bản đến từ vô số các hiểu biết, niềm tin, văn hóa khác nhau. Tất cả chúng hòa trộn vào trong nhau, gối chồng ý tưởng vào nhau, và không có một văn bản nào là hoàn toàn độc sáng hay là cội nguồn gốc. Ý nghĩa của văn bản, không chỉ có từ chính nó, mà còn nằm ở khoảng giao thoa giữa các văn bản xung quanh.

Khái niệm liên văn bản này nhắc nhở cho người đọc nhận biết một cách có ý thức rằng, mỗi văn bản tồn tại trong sự liên hệ với văn bản khác, có thể xuất hiện trước hoặc cùng thời; thực tế, văn bản lệ thuộc vào những văn bản khác còn nhiều hơn vào chính người tạo ra nó.

Liên văn bản - sự thể hiện trí tuệ siêu việt trong truyện ngắn J.L.Borges

Italo Calvino từng nhận định: Borges là “người sáng tạo ra chính mình như một người kể chuyện”. Borges còn là người lai cấy giữa các thể loại truyện, giữa truyện và các hình thức khác. Giả thuyết về một tác phẩm đã có sẵn, người kể chuyện của Borges luôn gợi nhớ đến những tác phẩm có trước đó. Trong quan niệm của Borges, thực chất không có văn bản nào mới, tất cả đã được viết ra và đều thuộc về “một cuốn sách chung của nhân loại”. Tác phẩm của Borges là một cuộc đối thoại lớn, cuộc trò chuyện và là sự nhìn nhận lại các tác phẩm, tác giả, rộng hơn là cả một nền văn hóa và lịch sử. Đặc tính liên văn bản này khiến Borges là một trong những nhà văn hậu hiện đại lớn nhất của thế kỉ XX.

* Sự tái thể hiện các nhân vật và sự kiện trong lịch sử

Trước hết, một điều dễ bắt gặp trong các thiên truyện ngắn của Borges chính là hệ thống nhân vật “không tầm thường” và rất thú vị. Thú vị ở chỗ, nhiều nhân vật chính là các nhà văn, nhà thơ, triết gia nổi tiếng một thời. Sự mô phỏng các tác giả này đặt trong nhiều giọng điệu và cách đánh giá khác nhau. Có khi đó là cách Borges châm biếm, giễu cợt để bật ra một vấn đề mang tính triết lí “đốn ngộ”. Đó là trường hợp của Giambattista Marino - một nhà thơ nổi tiếng người Italia trong truyện ngắn “Đóa hồng vàng” (Una rosa amarilla). Nhân vật này được thể hiện bằng giọng rất kịch, rất giễu: “con người lẫy lừng được tất cả miệng lưỡi của cái Danh (một hình ảnh ông ưa thích) đồng tâm ca tụng là tân Homer hay tân Dante”, qua đời “dưới sức nặng của tuổi đời và bao nhiêu niềm vinh dự” và trước khi chết (cũng giống như Homer hay Dante) Marino đạt được khoảnh khắc khai ngộ chân lí về cái vĩnh cửu của chân vạn vật. Tái thể hiện một nhà thơ để lồng ghép một quan niệm, một cách nhìn khác về nghệ thuật là một cách làm đầy tinh tế và khéo léo. Bằng cách đó, ở sự tồn tại nhân vật là một người tài năng và nổi tiếng như Marino, truyện ngắn càng có điều kiện để nhấn mạnh hơn thông điệp lớn lao, huyền bí của vũ trụ, càng làm người đọc thấy rõ hơn sự uyên thâm của Borges và tự mở ra những trường cảm nhận riêng của mình.

Cũng có khi, Borges sử dụng một tên một nhà triết gia khác và học thuyết, lí luận của người này để nhìn nhận, đánh giá lại và đặt ra những điều hoài nghi lớn hơn về chính học thuyết, lí luận đó, tạo tác những mơ hồ, lấp lửng đặc trưng cho truyện ngắn huyền ảo. Ta bắt gặp nhà văn, nhà hài hước và triết gia người Agentina, đồng thời là người bạn, người cố vấn cho Borges - Macedonio Fernández cùng lời quả quyết “cái chết của thân xác thì hoàn toàn không đáng kể” và rằng “linh hồn thì bất tử” (trong “Cuộc đối thoại về một cuộc đối thoại”) hay bóng dáng niềm tin rằng “mọi thứ trên đời đều được mong ước tiếp tục là chính mình - hòn đá mong ước được vĩnh viễn là hòn đá, và con hổ, là con hổ” của triết gia người Hà Lan gốc Do Thái Baruch Spinoza (trong “Borges và tôi”) cũng là những minh chứng do sự mô phỏng (thuộc tính của liên văn bản) trong tác phẩm của Borges. Sự mô phỏng và tái thể hiện đó, dù là ở vị trí trung tâm, hay chỉ là một phần góp vào sự phát triển của tình huống truyện, thì đều cho thấy khả năng liên kết thần kì của Borges.

Một trong năm truyện ngắn mà chúng tôi khảo sát, phải khẳng định rằng, sự dẫn lại và tái thể hiện các nhân vật và sự kiện trong lịch sử được thể hiện rõ nét nhất, chính là ở thiên truyện “Tưởng niệm J.K.F” (In memoriam, J.K.F). Từ J.F.K - chữ viết tắt của tổng thống Hoa Kỳ John Fitzgerald Kennedy, bị ám sát ngày 22 tháng 11 năm 1963 đến tổng thống Uruguay năm 1897 (Juan Idiarte Borda) bị Avelino Arredondo ám sát; từ Lincoln của Mỹ đến Gustavus Adolphus của Thụy Điển; từ thủ lĩnh xứ Carthage đến Socrates... tất cả đều có một điểm chung - những cái chết nổi tiếng thế giới trải dài suốt chiều sâu lịch sử. Sự dẫn lại ấy như một lời tuyên cáo con người về sự thiển cận trong nhận thức, sự tàn độc trong đạo đức khi lần lượt để những người tài giỏi, những thủ lĩnh xuất chúng phải ngã xuống vì một viên đạn thiên biến vạn hóa - mầm mống sự ghen ghét, đố kị và tội ác của con người.

* Trích dẫn các tác phẩm văn học khác

Giống như Julia Kristeva đã khẳng định:“Bất cứ văn bản nào cũng được tạo nên như một bức tranh khảm chứa đựng cả một thiên hà các trích dẫn, bất cứ văn bản nào cũng mang dấu vết của sự hấp thụ và chuyển thể từ các văn bản khác”, khi soi chiếu các truyện ngắn của J.L.Borges dưới ánh sáng của lí thuyết liên văn bản, không thể không đề cập đến sự trích dẫn hay dấu vết của các tác phẩm văn học khác trong những thiên truyện ngắn ấy. Đây cũng là đặc điểm thường thấy trong sáng tác của nhà văn Agentina bởi ông quan niệm tất cả những gì ông viết ra không phải của chính cá nhân ông mà là của chung toàn thế giới. Trong phạm vi năm truyện ngắn mà nhóm tìm hiểu, ta có thể tìm thấy những yếu tố của thần thoại Bắc Âu qua biểu tượng cái đĩa của thần Odin. Odin là vị thần tối cao, đầy sức mạnh và quyền uy trong thần thoại Bắc Âu, vị thần khởi xướng bằng sự xuất sắc tuyệt đỉnh; ngài có được sức mạnh của kiến thức nhờ việc chấp nhận lơ lửng bằng một chân chín ngày trên cây Yggdrasil và chấp nhận hy sinh một mắt để có được khoa học. Hơn nữa, thần Odin là một trong những người đã đưa ra chữ run (hệ chữ cổ ở Bắc Âu) (ngôn ngữ) đến cho con người, vì thế mà cái đĩa của Odin cũng có thể hiểu như là ngôn ngữ (chữ viết) chứ không phải là một vật thể hữu hình trên thế giới và chỉ có một mặt (có nghĩa là ngôn ngữ “trùng” với các biểu thị). Sự xuất hiện của thần Odin trong thần thoại Bắc Âu cũng giống như việc Borges nhắc đến Marcus Brutus và Caesar trong tác phẩm của Shakespeare (ở truyện ngắn “Tưởng niệm J.K.F”) đều mang mục đích hướng về nội dung chủ đề của truyện và mở ra nhiều hướng kiến giải khác cho độc giả.

Sự trích dẫn này thể hiện trực tiếp và rõ nét trong “Bông hồng vàng”, kết hợp với cả quá trình dịch thuật khi trong truyện ngắn này, nhà văn đã sử dụng hai câu thơ của chính Marino (vốn dĩ được viết bằng tiếng Ý) bằng tiếng Tây Ban Nha:

“Púrpura del jardín, pompa del prado,
Gema de primavera, ojo de abril…”


Hai câu thơ này xuất hiện ngay trước thời điểm sự mặc khải xảy đến, nó như một phần xúc tác để nhân vật chính nhận ra chân lí: “đóa hồng nằm bên trong sự vĩnh cửu của chính nó, chứ không phải trong câu chữ của ông”.

* Liên kết văn hóa, triết học, mĩ học trong chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm

Với ngòi bút sắc sảo và đầy trí tuệ, Borges là nhà văn xây dựng nền tảng truyện ngắn của mình trên cơ sở của văn hóa, triết học, mĩ học và nhiều học thuyết có giá trị uyên thâm, bác học khác trên thế giới, mà ông chịu ảnh hưởng cũng như hướng về. Do đó, có thể nói rằng, sự liên văn bản với văn hóa thế giới và các học thuyết nổi tiếng chính là một phần rất rõ trong các tác phẩm đầy chất triết lí của ông. Nó được thể hiện ở cả bề nổi (sự trích xuất, dẫn lại) và cả bề sâu (tiềm ẩn ở căn nguyên, nền tảng sáng tác).

Đầu tiên là dấu ấn của Thiên Chúa Giáo. Borges nhiều lần nhắc đến Chúa Jesus trong tác phẩm, và gắn liền với đó là đức tin vào Chúa trời của các nhân vật được ông tạo tác. Tiêu biểu như, gã tiều phu không tên, không diện mạo trong “Chiếc đĩa” (El disco). Gã là một con người bị xóa trắng hầu như hoàn toàn, nhưng gã lại khẳng định “Tôi thờ Chúa Jesus.” như một lời khẳng định tôn giáo của bản thân, và khước từ niềm tin vào “Odin”. Không dừng lại ở đó, Thiên Chúa Giáo còn in dấu trong truyện ngắn của Borges bằng những câu chuyện trong Kinh Thánh: chuyện về chàng Adam (trong “Bông hồng vàng”), cụ thể hơn là chuyện về hai người con của Adam và Eva - anh em Abel và Cain được ẩn dụ trong “Chiếc đĩa” và thể hiện rõ qua hình ảnh “viên đá từ tay Cain ném vào đầu Abel” trong “Tưởng niệm J.F.K”. “Sự mặc khải” hay đốn ngộ mà ta bắt gặp trong câu chuyện về phút trước lúc qua đời của Giambattista Marino (truyện “Bông hồng vàng”) cũng là một thuật ngữ trong Kito Giáo, và trong cả Phật giáo Đông phương nữa.

Trong “Tưởng niệm J.F.K”, Borges viết: “Đó là sợi dây lụa tặng cho các đại quan ở các xứ Hồi giáo Đông phương, là những khẩu súng trường và lưỡi lê đã đốn ngã hàng phòng thủ của thành Alamo, là lưỡi dao tam giác cắt cổ một hoàng hậu, là thanh gỗ của chiếc thập giá và những chiếc đinh tối ám đã xuyên qua thịt Đấng Cứu Chuộc…”. Như vậy, Borges không những đưa các yếu tố phương Tây (tiêu biểu như Kinh Thánh và Thiên Chúa Giáo) vào trong tác phẩm của mình, mà ở con người vĩ đại ấy còn nhuần thấm những hiểu biết, am tường về văn hóa phương Đông. Trong tác phẩm ông người ta tìm thấy sự tỉnh thức. Borges khơi sự suy tư bên trong, sự tỉnh giấc bên trong. Câu hỏi lớn về tinh thần con người khiến Borges đứng giữa hai nền văn minh phương Đông và phương Tây.

Sự xuất hiện của các dấu vết văn hóa trong truyện ngắn là một trong những biểu hiện của thủ pháp liên văn bản văn hóa, nó làm tăng sức nặng cho những câu chuyện thoạt nhìn rất đơn giản, ngắn gọn, rất “nhẹ”, là cách để Borges tạo mối liên kết với thế giới như “một thư viện khổng lồ”.

Tính siêu việt về trí tuệ của J.L. Borges còn thể hiện ở nền tảng triết học, mĩ học và nhiều học thuyết khác mà ông sử dụng để viết nên những truyện ngắn hàm súc. Tiêu biểu như ở tác phẩm “Bông hồng vàng”. Nghiên cứu một cách kĩ lưỡng và nghiêm túc về truyện ngắn này, chúng ta có thể nhận ra, thành công của nó bắt nguồn từ:

- Một chút ý tưởng của Aristotle, bởi vì tác phẩm là một phần kiến thức hoàn hảo của lịch sử. Jorge Luis Borges ám chỉ đến cái chết của một người đàn ông, nhưng không phải của người đàn ông bất kì nào, mà là của một nhà thơ người Ý.

- Mỹ học của Baumgarten, bởi vì nó làm cho chúng ta tưởng tượng cái chết của Giambattista Marino trong một cách tuyệt đẹp, một cái chết trong sự “đốn ngộ” và những vần thơ.

- Triết học của Schelling, biện hộ cho những tri thức về ý nghĩa của cuộc sống: Một bông hồng vàng cho thấy một cuộc sống vào đêm trước của cái chết, và cũng chính khoảnh khắc đó khiến ông hiểu rằng di sản của mình chỉ là một phần góp nhỏ góp vào thế giới.

- Một gợi ý về tầm tiếp nhận của Casirer, bởi vì nó là một văn bản khó hiểu, khó tiếp cận, cần phải đọc lại nhiều lần để biết anh ta đang nói về cái gì.

- Lý thuyết về trí tưởng tượng sáng tạo của Bachelard, trong “Bông hồng vàng”, tác giả tôn vinh nhà thơ và công việc của mình, cũng như được so sánh với những người vĩ đại khác, những người đang chờ đợi để xem ánh sáng vào đêm trước của cái chết.

T.N.D.N  
(TCSH366/08-2019)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN VĂN HẠNH1. Từ nhiều năm nay, và bây giờ cũng vậy, chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn nghệ mới ngang tầm thời đại, xứng đáng với tài năng của dân tộc, của đất nước.

  • HỒ THẾ HÀ(Tham luận đọc tại Hội thảo Tạp chí văn nghệ 6 tỉnh Bắc miền Trung)

  • LÊ GIA NINHNgày 10 tháng 10 năm 1955, Hà Nội, thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bừng lên niềm vui, ngập trong cờ, hoa và nắng thu. Những chàng trai ngày “ra đi đầu không ngoảnh lại”, trải qua cuộc trường chinh ba ngàn ngày trở về trong niềm vui hân hoan và những dòng “nước mắt dành khi gặp mặt” (Nam Hà).

  • THANH TÙNGChống tham nhũng, đục khoét dân lành không chỉ là công việc của nhà chức trách mà còn ở tất cả mọi người dù ở chế độ xã hội nào. Các thi sĩ không chỉ làm thơ ca ngợi cuộc sống tình yêu, đất nước con người mà còn dùng ngọn bút thông qua nước thi phẩm của mình để lên án, vạch mặt bọn quan tham này.

  • NGÔ ĐỨC TIẾNTrong lịch sử các nhà khoa bảng ở Việt , ít có gia đình nào cả ba ông cháu, cha con đều đỗ Trạng nguyên. Đó là gia đình Trạng nguyên Hồ Tông Thốc ở Kẻ Cuồi, Tam Công, Thọ Thành, Yên Thành, Nghệ An.

  • PHẠM XUÂN NGUYÊN1. Trước hết ta phải bàn với nhau về chữ hay, tức thế nào là một tác phẩm hay. Bởi cái hay không bất biến trong không gian và thời gian, nó vận động và biến đổi tùy theo hoàn cảnh, với những tiêu chí cụ thể khác nhau.

  • TRẦN HUYỀN SÂMRuồng bỏ - Disgrace (1) là một cuốn tiểu thuyết mang phong cách giản dị. Nhưng đó là sự giản dị của một bậc thầy về thể loại roman. Giới lý luận văn học và các chính trị gia phương Tây (2) đã đặt ra những câu hỏi có tính hoài nghi. Điều gì ở cuốn sách có độ trang khiêm tốn này đã mang lại giải Nobel cho Coetzee: Vấn đề kỹ thuật tiểu thuyết, nỗi điếm nhục về nhân cách con người, hay là bi kịch lịch sử hậu Apartheid?

  • NGUYỄN THÀNHLịch sử phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX đánh dấu bởi nhiều khuynh hướng phê bình hiện đại: phê bình ấn tượng, phê bình phân tâm học, phê bình xã hội học, phê bình mác xít, phê bình thi pháp học...

  • TRẦN LỘC HÙNG“NỒI HƠI NGUYÊN TỬ” NGĂN NGỪA THẾ CHIẾN THỨ BAChuyện kể rằng sau cuộc thử nghiệm thành công của trái bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1949, cha đẻ của nó - Igor Vaxilevich Kurchatov - đã khóc nức nở.

  • HÀ VĂN THỊNHSố 7 là một con số huyền thoại. Nếu như tính xuất xứ xa nhất, công đầu về việc “tìm ra” số 7, thuộc về người Ai Cập, cách nay ít nhất 5.000 năm. Khi hiểu được rõ ràng việc con sông Nil chia làm 7 nhánh trước lúc đổ ra Địa Trung Hải, người Ai Cập vận “lý” để tin là nó nhất định phải hàm chứa nghĩa bí ẩn nào đó phản ánh cái “tư tưởng” triết lý của Đấng Tạo hóa.

  • TRẦN VIẾT THIỆNNăm 1987, người ta từ ngạc nhiên, ngỡ ngàng đến sững sờ trước sự trình làng của một cây bút đã vào độ tứ tuần. Tuổi bốn mươi lại là thời kỳ son sắt nhất của cây bút này, nói theo quan niệm của ông: “Đời viết văn cũng giống như đời người đàn bà”.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO - NGUYỄN ĐỨC TÙNG(Trích)...

  • TRẦN NGỌC CƯChúng ta thường nghĩ rằng ở trong mỗi tâm hồn Việt Nam đều có một thi sĩ, hay nói thế khác, người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong bầu khí văn hoá ra-ngõ-gặp-thi-nhân. Đầu đời là những câu ca dao mẹ hát ru con, cuối đời là câu kinh tiếng kệ, những lời nguyện cầu, đều là thơ cả.

  • PHẠM TUẤN ANHSau 1975, văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong vận động đổi mới của văn học Việt Nam. Vai trò cách tân của văn xuôi đã được khẳng định đồng thời với vị thế mới của cái hài. Cái hài, với tiếng cười hài hước (humor) phồn thực đã góp phần quan trọng trong quá trình giải thể ý thức “quần thể chính trị”, để văn học thoát khỏi cục diện nhất thể của cái cao cả, sáp tới cuộc sống muôn màu với những giá trị thẩm mĩ đa dạng.

  • TUẤN ANH“Ở đâu bản năng nghèo nàn, nhân cách cũng nghèo nàn” (Jean Lacroix)

  • NGUYỄN THẾNhững năm gần đây, vấn đề nghiên cứu về Truyện Kiều đã được các học giả Việt trong và ngoài nước quan tâm. Nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về Truyện Kiều được đưa ra trong các cuộc hội thảo chuyên ngành về ngôn ngữ, văn học và trên diễn đàn báo chí, Internet...

  • NGUYỄN VĂN HẠNHI. Có những quan niệm khác nhau về bản chất, chức năng của văn chương, và có những cách thức khác nhau trong sáng tạo và khám phá văn chương, tuỳ theo hoàn cảnh, mục đích, trình độ, khuynh hướng nhận thức và hoạt động của con người trong lĩnh vực này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ(Nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Nhà văn Việt Nam 1957-2007)

  • TÔN ÁI NHÂNThật ra, những điều mà nhà văn, Đại tá Tôn Ái Nhân nêu ra dưới đây không hoàn toàn mới so với “búa rìu dư luận” từng giáng xuống đầu các nhà văn đương đại. Và, bản thân chúng tôi cũng không hoàn toàn đồng tình với tất thảy những sự kiện (kể cả những vấn đề nhạy cảm) mà ông đã “diễn đạt” trong 14 trang bản thảo gửi tới Tòa soạn. Chính vì vậy, chúng tôi đã xin phép được cắt đi gần nửa dung lượng, để “THẤT TRẢM SỚ” NHÀ VĂN đến với bạn đọc một cách nhẹ nhàng hơn. Nhân đây cũng muốn gửi tới tác giả lời xin lỗi chân thành, nếu như lưỡi kéo của Sông Hương hơi “ngọt”.

  • NUNO JÚDICENhà thơ, nhà phê bình văn học Nuno Júdice (sinh 1949) là người gốc xứ Bồ Đào Nha. Ông có mối quan tâm đặc biệt đối với văn học hiên đại của Bồ Đào Nha và văn học thời Trung cổ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Là tác giả của khoảng 15 tuyển tập thơ và đã từng được trao tặng nhiều giải thưởng trong nước, ông cũng đồng thời là dịch giả và giảng viên đại học. Từ năm 1996, ông sáng lập và điều hành tạp chí thơ “Tabacaria” ở Lisbonne.