“Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Đó là chia sẻ của thầy giáo Lê Quang Nhân, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk tại Lễ tuyên dương gương Người tốt việc tốt đổi mới sáng tạo trong dạy và học năm học 2016 - 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD - ĐT) tổ chức sáng 18.10.
“Tôi chỉ là người hướng dẫn”
“Những đổi mới, sáng tạo từ hôm nay sẽ là bước chuẩn bị tốt để triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trong thời gian tới. Đổi mới giáo dục sẽ chỉ thành công khi mỗi cá nhân trở thành hạt nhân đổi mới, mỗi chúng ta ý thức được trách nhiệm của mình trong quá trình đổi mới đó” - Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh. |
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, Bộ GD - ĐT xác định giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định việc dạy và học có chất lượng; sự đổi mới, sáng tạo trong dạy và học của giáo viên và học sinh là yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục nước nhà. Xuất phát từ nhận thức đó, ngày 19.10.2016, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ đã phát động phong trào đổi mới sáng tạo trong dạy và học trong toàn ngành giáo dục giai đoạn 2016 - 2020.
Một năm qua, phong trào đổi mới, sáng tạo trong dạy và học đã có vị trí quan trọng trong mỗi nhà trường. Nhờ đó, những tấm gương người thầy người cô trên khắp mọi miền đất nước, tận tụy hết lòng vì thế hệ tương lai, không ồn ào, khoa trương hàng ngày gieo chữ, gieo kiến thức, gieo tin yêu và gieo mầm tương lai cho đất nước được xã hội biết đến và trân trọng. Là một trong 63 gương mặt giáo viên được Bộ GD - ĐT tuyên dương năm nay, câu chuyện sáng tạo trong dạy và học của thầy giáo Lê Quang Nhân, Giáo viên môn Tin học, Trường THPT chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk vẫn được nhiều người chia sẻ. Môn Tin học thường là môn học đặc thù và được xem là môn phụ trong các trường THPT. Đây cũng không phải là môn được lựa chọn để thi tuyển đầu vào đại học nên việc thu hút, tạo hứng thú cho học sinh, đặc biệt học sinh vùng đồng bào dân tộc khá khó khăn. Thế nhưng, thầy Nhân luôn quan niệm “Học sinh như bó đuốc, nhiệm vụ của tôi là truyền lửa cho bó đuốc đó cháy. Nhưng trước khi truyền lửa được thì giáo viên phải là người yêu thích, say mê tìm tòi, chắt lọc cái hay trong môn học, khơi gợi cho các em tự tìm tòi, tự phát hiện ra vấn đề”. Do đó, thầy Nhân đã tạo ra những lớp học trực tuyến giúp các em lập trình hay giải toán trực tuyến. Thông qua những lớp học này, học sinh sẽ tự thấy mình đang ở thứ hạng nào so với các học sinh khác trong lớp. Một số trang web giải toán trực tuyến không chỉ cho các em học sinh biết kết quả ngay mà còn giúp các em biết được thứ hạng của mình so với các học sinh trên toàn quốc. “Thông qua các lớp học như vậy, học sinh có khao khát thăng hạng và tự thúc đẩy bản thân. Tôi chỉ là người hướng dẫn”, thầy Lê Quang Nhân nói.
Người đi đầu là người sáng tạo
Xuân Đường là một xã vùng sâu thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Dân cư phần lớn là những người di dân theo diện đi kinh tế mới đến khai phá rừng làm rẫy, làm công nhân cao su, thu nhập của phần lớn hộ dân chỉ ở mức độ thoát nghèo. Khi năm học mới đã bắt đầu, một trong những vấn đề được quan tâm là việc có tiếp tục triển khai Mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN) hay không? Với vai trò là Hiệu trưởng, thầy Lê Đức Dũng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường đã có những sáng tạo trong dạy và học, khiến phụ huynh, học sinh, đặc biệt là giáo viên đồng thuận hưởng ứng.
Thầy Lê Đức Dũng chia sẻ, những ngày đầu tham gia, chúng tôi đều rất lo, bởi giáo viên vốn gắn bó bao năm với chương trình và quy trình dạy học hiện hành, lại không có kinh phí tài trợ từ nguồn dự án. Thêm vào đó, cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phương đa số nghèo và chưa biết gì về mô hình, trong khi nhà trường vẫn phải bảo đảm chất lượng giáo dục của trường chuẩn. Thật sự, lúc đó tôi cũng chưa tin tưởng về hiệu quả của mô hình, nhất là đối với các trường ngoài dự án như trường tôi. Dần dần, chúng tôi đã nhận ra cách giải quyết tốt nhất là vận dụng linh hoạt những giá trị cốt lõi của mô hình như: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, hoạt động học, phối hợp với cha mẹ học sinh và rèn kỹ năng tự quản để ổn định, nâng dần chất lượng giáo dục một cách bền vững.
“Quan trọng nhất của đổi mới là người thầy, nếu không có người thầy tốt thì mọi cuốn sách hay đểu trở nên vô nghĩa, mọi đổi mới, nếu không từ người thầy thì coi như thất bại. Và để có được người thầy tốt thì đó là vai trò của người quản lý, người hiệu trưởng còn quan trọng hơn. Tôi luôn canh cánh mang đến những điều tốt nhất cho đội ngũ, cho nhà trường của mình. Vị trí quản lý phải là người có chuyên môn, là người biết chia sẻ tâm tư, ngẫm nghĩ cùng anh em (đội ngũ cán bộ, giáo viên - PV). Và đặc biệt cần truyền lửa đổi mới đến đội ngũ của mình, đó là những cách làm mới, không đi đường mòn. Tôi vẫn nói với các anh em rằng, một là mình giỏi nhất, hai là mình phải là người mới nhất, khi mình mới nhất thì mình đã là người sáng tạo” - Thầy Lê Đức Dũng bộc bạch.
Đổi mới, sáng tạo là dòng chảy không ngừng, những hành động đẹp, việc làm tốt dù có bao nhiêu cũng không thể là đủ. Chính vì vậy, bên cạnh việc biểu dương, khích lệ những tấm gương người tốt, việc tốt, đổi mới sáng tạo trong dạy và học của các thầy cô giáo, các em học sinh trong năm học 2016 - 2017, ý nghĩa lớn lao nhất mà lễ tuyên dương mang lại đó là tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng, nhân lên nhiều hơn nữa những tấm gương điển hình trong toàn ngành giáo dục.
Theo Minh Vân - ĐBND
Theo định hướng phát triển hiện nay, Huế sẽ là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân giữ vai trò động lực cho Thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai.
Thuở xưa, mỗi làng có một hương ước, nhiều làng có hương ước thành văn nhưng cũng có làng có hương ước bất thành văn.
Khi nhắc đến xứ sở Phù Tang, điều đầu tiên thế giới nghĩ đến là một Nhật Bản thần kỳ, giàu mạnh về kinh tế và điều thứ hai chắc chắn sẽ là sự đối mặt thường xuyên với thảm họa thiên tai.
“Có động đất ở Nhật Bản!” Tôi đang loay hoay xếp lại chồng sách vở ngổn ngang trên bàn thì nghe chồng tôi, giáo sư Michimi Munarushi người Nhật mới về Việt Nam 3 hôm trước báo.
Không có một vùng đất thứ hai nào trên dải đất hình chữ S của Việt Nam có vị trí hết sức đặc biệt như Huế. Nơi đây, từ 1306, bước chân Huyền Trân xuống thuyền mở đầu cho kỷ nguyên mở nước về Nam, Thuận Hóa thành nơi biên trấn.
I. Đặt vấn đề 1.1. Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong vài năm tới đã trở thành quyết tâm chính trị của cán bộ đảng viên và nhân dân Thừa Thiên Huế.
Thăng Long - Hà Nội, thủ đô, trái tim của cả nước, qua ngàn năm phát triển, đã trở thành biểu tượng của nền văn hiến Việt Nam, là niềm tự hào của cả dân tộc.
Sau khi phục dựng thành công lễ tế Nam Giao và lễ tế Xã Tắc trong những năm qua, thiết nghĩ việc tái hiện lễ tế Âm Hồn 23.5 ở quy mô thành phố/ tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa và quảng bá du lịch của thành phố Huế chúng ta.
Thừa Thiên Huế - vùng đất chiến lược nối giữa hai miền Bắc - Nam từng là “phên dậu thứ tư về phương Nam” của Đại Việt, nơi “đô hội lớn của một phương”; từng là thủ phủ của xứ Đàng Trong, kinh đô của đất nước dưới thời Quang Trung - Nguyễn Huệ và triều Nguyễn (1802 - 1945); là miền đất địa linh nhân kiệt gắn liền với những tên tuổi lớn trong hành trình lịch sử của dân tộc, của ngàn năm Thăng Long...
Đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trong vài năm tới theo tinh thần kết luận số 48 của Bộ Chính trị đã mở ra một mốc mới mang tính lịch sử. Với kết luận này, đặt ra nhiệm vụ cho Huế phải trở thành trung tâm của khu vực miền Trung và là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực.
Ôn cố để tri tân, Festival Huế 2010 là lần tổ chức thứ VI. Qua 6 lần tổ chức, nhìn lại những ngày liên hoan văn hóa Việt Pháp (1992) do thành phố Huế phối hợp với Codev tổ chức, anh chị em văn nghệ sĩ Huế lúc bấy giờ phấn khích lắm vì đây là cơ hội tiếp xúc với thế giới dù chỉ mới có một nước Pháp. Họ thấy cần có trách nhiệm phải tham mưu để xây dựng chương trình cũng như chủ động tham gia hoạt động trong lĩnh vực của mình.
Như thường lệ, hàng năm Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế tiến hành xét tặng thưởng cho các tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc.
Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.
(Thừa Thiên Huế trên tiến trình xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương)
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, cùng với thành tựu của công cuộc đổi mới diễn ra sôi động trên đất nước Việt Nam, sức sống của vùng văn hoá Huế sau những năm dài tưởng chừng đã ngủ yên chợt bừng dậy và lấp lánh tỏa sáng.
Thơ không thể tách rời đời sống con người. Điều đó đã được thời gian minh chứng. Từ lời hát ru của mẹ, những giọng hò trên miền sông nước,… đã đánh thức tình yêu thương trong mỗi chúng ta.
Gần đây, khi Đảng ta chứng tỏ sự quan tâm của mình đối với đội ngũ trí thức thì trong dư luận cũng đã kịp thời có những phản ứng cộng hưởng. Điều mà chúng tôi lĩnh hội được gồm 3 câu hỏi tưởng chừng như "biết rồi khổ lắm nói mãi" nhưng lại không hẳn thế. Nó vẫn mới, vẫn nóng hổi vì sự tuyệt đối của qui luật vận động cũng như vì tính cập nhật, tính ứng dụng của đời sống. Chúng tôi xin được nêu ra và cùng bàn, cùng trao đổi cả 3 vấn đề.
Trí thức là những người mà lao động hàng ngày của họ là lao động trí óc, sản phẩm của họ làm ra là những sản phẩm trí tuệ, nhưng sản phẩm ấy phải là những sản phẩm có ích cho xã hội...
Ở Huế ngày xưa, người học trò nào cũng có một “Tủ sách Học trò” riêng tư cho mình và nhà nào cũng có một “Tủ sách Gia đình” để dùng chung trong nhà. Người Huế rất trọng học vấn, rất trọng sự hiểu biết nên rất trọng sách. Vì vậy, họ cất sách rất kỹ. Họ thường cất sách để làm kỷ niệm riêng tư cho mình về sau đã đành mà họ còn cất sách để dành cho đám đàn em con cháu của họ trong gia đình, dùng mà học sau nầy. Người Huế nào cũng đều cùng một suy nghĩ là ở đời, muốn vươn lên cao thì phải học và đã học thì phải cần sách. Đối với họ, sách quý là vậy. Lễ giáo Khổng Mạnh xưa cũng đã đòi hỏi mỗi người Huế thấy tờ giấy nào rớt dưới đất mà có viết chữ Hán “bên trên” là phải cúi xuống lượm lên để cất giữ “kẻo tội Trời”! Người xưa cũng như họ, không muốn thấy chữ nghĩa của Thánh hiền bị chà đạp dưới chân.