Chiều ngày 24/8, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề "Từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế". Tham dự có Phó Bí thư tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm
Đây là sự kiện nằm trong những hoạt động kỷ niệm 100 năm thành lập Museé Khải Định - Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (24/8/1923 - 24/8/2023).
Triển lãm giới thiệu đến công chúng 100 hiện vật tiêu biểu thời Khải Định, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Các hiên vật được trưng bày phong phú về chất liệu (vàng, bạc, ngọc, ngà voi, gốm sứ, vải, giấy); đa dạng về loại hình và chức năng từ những báu vật biểu trưng cho quyền lực của nhà vua- ấn, kiếm, ngai, kim sách; đến đồ thờ tự, đài thờ, sắc phong; đồ trang trí nội thất, đồ dùng hàng ngày, hay thậm chí những hiện vật liên quan đến nghi thức khen thưởng trang trọng của vương triều…
![]() |
Đông đảo đại biểu và du khách đến tham quan triển lãm |
Tiêu biểu, trong số này là các kim bảo, ngọc tỷ. Trong thời gian 10 năm trị vì của mình (1916 - 1925), vua Khải Định có 12 kim bảo và ngọc tỷ. Biểu trưng cho vương quyền, bảo vật của hoàng đế Khải Định còn có thanh bảo kiếm, mang tên “An dân bảo kiếm” được chế tác từ nhiều chất liệu: vàng, đồi mồi, thủy tinh, sắt, …
Những hiện vật này phần lớn do ngự xưởng sản xuất, chế tác để phục vụ cho vua, hoàng gia và cung đình; một số khác, được đặt hàng từ nước ngoài (chủ yếu là ở Trung Hoa và Pháp, Anh) với các dòng hiệu đề và lạc khoản.
![]() |
Giới thiệu đến du khách các hiện vật thời vua Khải Định được trưng bày tại bảo tàng |
Theo ông Hoàng Việt Trung - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế: Năm 2023 là năm đánh dấu sự kiện Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế tròn 100 năm hình thành và phát triển. Trải qua biến thiên của lịch sử, Bảo tàng đã nhiều lần thay đổi tên gọi, nhưng trụ sở chính của Bảo tàng vẫn là điện Long An và các thế hệ những người làm công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, di sản cổ vật ngày nay vẫn tiếp tục truyền thống trong việc “sưu tập và bảo tồn những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu phản ánh đầy đủ đời sống chính trị, xã hội, nghệ thuật và nghi lễ của nước Đại Nam”.
![]() |
Ấn, kiếm thời vua Khải Định |
Điện Long An, toà nhà trưng bày chính của Bảo tàng, nguyên là một ngôi điện nằm trong cung Bảo Định, được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị, được đánh giá là cung điện đẹp nhất còn lại cho đến ngày nay. Dưới thời vua Thành Thái, vì nhiều lý do khác nhau, cung Bảo Định bị triệt giải nhưng người ta vẫn giữ lại trong khuôn viên cũ ngôi điện Long An trong trạng thái khá nguyên vẹn.
![]() |
Bộ kim ấn thời vua Khải Định |
Tháng 6.1908, vua Duy Tân cho di dời trường Quốc Tử Giám từ làng An Ninh về xây dựng trong Kinh thành Huế, điện Long An cũng đã được cho di dời về dựng lại tại vị trí ngày nay với tên gọi mới là Tân Thơ Viện - nơi lưu giữ các tư liệu phục vụ cho việc học tập của các học sinh trường Quốc Tử Giám. Năm 1913, Hội Đô thành hiếu cổ được thành lập và hội đã xin phép triều đình lấy một góc của Tân Thơ Viện làm trụ sở. Hàng ngàn hiện vật hội sưu tầm được đã đưa về đây để cất giữ. Sau khi vua Khải Định ký dụ thành lập Musée Khải Định, điện Long An trở thành nơi trưng bày chính của Musée Khải Định.
![]() |
Bộ chén ngọc bịt vàng thời vua Khải Định. |
Sau khi thành lập các hội viên Hội Đô thành Hiếu cổ đã nỗ lực tìm kiếm những tác phẩm nghệ thuật đưa về cất giữ trong điện Long An. Số cổ vật do các hội viên Hội Đô thành Hiếu cổ thu thập ngày một tăng, là tiền đề để Khâm sứ Pasquier tác động đối với triều đình nhà Nguyễn và ngày 17.8.1923, vua Khải Định ký dụ cho phép chính thức thành lập tại Kinh đô Huế một bảo tàng, lấy tên là Musée Khải Định. Ngày 24.8.2023, Khâm sứ Pasquier đã ký Nghị định thực hiện chỉ dụ ngày 17 tháng 8 năm 1923 về việc thành lập Musée Khải Định tại Huế.
![]() |
Kim sách (Bạc mạ vàng) - Kim sách nói về việc Khải Định lên ngôi hoàng đế và nhận kim bảo truyền quốc |
![]() |
Đỉnh ( Niên hiệu Khải Định thứ 1 - 1916) |
![]() |
Tiền thưởng Khải Định thông bảo |
![]() |
Trấn phong - Niên hiệu Khải Định thứ 9, 1924 |
![]() |
Bộ đồ rượu - Bộ chén và khay ( Niên hiệu Khải Định 1916 - 1925). |
Triển lãm diễn ra từ ngày 24/8 đến hết ngày 23/11/2023, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (03 Lê Trực, phường Đông Ba, TP. Huế).
Phương Anh
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Chiều tối 26/01/2024, Lễ trao giải thưởng Thành phố Du lịch Sạch ASEAN đã diễn ra tại thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong ba thành phố đại diện cho Việt Nam vinh dự được trao giải (có hiệu lực từ năm 2024-2026) cùng với thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) và thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).
Thường trực HĐND tỉnh vừa ban hành Quyết định triệu tập các đại biểu HĐND tỉnh về dự kỳ họp chuyên đề lần thứ 15,
Chiều ngày 24/1, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức Hội nghị Cộng tác viên và trao tặng thưởng tác phẩm hay năm 2023.
Chiều ngày 24/1, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ Tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024.
Sáng ngày 20/01, tại Hội trường A1, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Ban tổ chức Cuộc thi Hue-ICT Challenge 2024 tổ chức chương trình tập huấn tham gia Cuộc thi Hue-ICT Challenge năm 2024 cho cán bộ, giáo viên đầu mối phụ trách bộ môn Tin học của các trường thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế và học sinh của các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông có mong muốn tham gia Cuộc thi.