Trúc không che ngang mà che nghiêng...

09:55 16/07/2008
TRẦN THÙY MAI“Khuôn mặt em đâu phải chữ điền, Trúc không che ngang mà che nghiêng”

Ai dám chất vấn thơ Hàn Mặc Tử, trong khi “Lá trúc che ngang mặt chữ điền “đã được xem là một trong những câu thơ kinh điển trong thơ tiền chiến? Xin thưa, đó là Tô Kiều Ngân. Mỗi nhà thơ có cách nhìn khác nhau về ngoại giới, tuy vậy điều phát hiện của Tô Kiều Ngân thật thú vị. Hàn Mạc Tử là khách thơ qua thôn Vỹ, từ cảm tình lưu luyến với giai nhân mà yêu luôn cả vườn ai. Còn với Tô Kiều Ngân thì những khu vườn đó là đất chôn nhau, rất quen thuộc thân thương, anh hiểu rất rõ dáng nét của cảnh của người nơi ấy.
“Nghìn năm mây trắng” (NXB Văn hoá Sài Gòn, 2-2008) “là nỗi hoài nhớ sâu đậm mà Tô Kiều Ngân dành cho quê mẹ. Huế trong thơ anh là tiếng hò ru em da diết: “Hai tay cầm bốn tao nôi, tao thẳng tao dùi, tao nhớ, tao thương”. Là mùi hương của cây sầu đông tỏa bóng bên đường. Là chiếc áo cổ y phơi trong vườn, ngoài giậu nắng. Là nhánh rong non vương nhẹ mái chèo trong làn nước Hương Giang... 
Xa quê đã bốn mươi năm, những hình ảnh ấy vẫn lắng sâu trong tâm hồn anh, không hề lãng quên trong tất bật đời thường. Một phần vì quê hương ấy đẹp quá, lung linh trong ký ức không dễ gì phai nhạt. Một phần vì bản chất đa cảm và nhân hậu của người thơ. Và có lẽ cũng có phần vì cuộc đời anh gắn với tiếng sáo, tiếng thơ, mà Huế chính là thơ, là nhạc. Huế đã xa nhưng Huế vẫn rất gần trong từng ngày sống của  anh. Cội nguồn cảm hứng của  anh chính là ý niệm về tình tự quê hương, trong anh quê hương gắn liền với tình yêu và nghệ thuật: 
“Nếu lại được em ru bằng giọng Huế,
Được vỗ về như mạ hát ngày xưa,
Câu mái đẩy chứa chan lời dịu ngọt,
Chết cũng đành không nuối tiếc chi mô...” 
Thơ Tô Kiều Ngân hay vì câu chữ nhẹ nhàng thanh thoát, nhưng  trước hết là hay ở chỗ chí tình, cái tình chân thật và thiết tha khiến câu thơ như có linh hồn. Chất Huế hiện rõ trong thơ anh: Ta cảm nhận được qua từng câu chữ một nét mềm mại, cái vẻ mềm mại thư sinh của con trai Huế, tinh tế mà dịu dàng, mộc mạc mà da diết. “Ở xứ Huế ni cấy chi cũng nhẹ, Chỉ có tình là nặng bằng non”.
Thôi Hiệu ngày xưa viết “Hạc vàng bay mất từ xưa, Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay” Đọc tập thơ của Tô Kiều Ngân tôi cứ tưởng trong ấy có cả hạc vàng và mây trắng, cả ngày xưa và bây giờ, kỷ niệm thì rạng ngời trong dĩ vãng mà những lời thơ ngọt ngào cứ lãng đãng bay hoài  như mây trắng nghìn năm. 
Con người không có rễ, nó có đôi bàn chân” đã có người nói thế. Từ bao thế kỷ rồi, cuộc sinh tồn đã đưa con người vào những hành trình lớn để mở rộng chân trời trước mắt. Dù vậy, con người vẫn có rễ, rễ con người không ở dưới chân mà ở trong tim. Bởi vì, “Người ta có nhiều nơi để đến, Chỉ một nơi thân thiết để quay về”.  
Huế trong thơ Tô Kiều Ngân là thế đó, một miền nhớ thương để cả đời người ngoái lại. 
“Bà con mình bỏ Huế đi cũng lắm,
Nhưng người về với Huế cũng đông thêm,
Đi hay ở, vẫn thiết tha với Huế,
Vẫn bao lần nghe Huế nhói trong tim...” 
Đọc hết thơ rồi, mà trong lòng vẫn còn dư vị nhói đau ngọt ngào từ nỗi nhớ một chốn về... 

T.T.M

(nguồn: TCSH số 233 - 07 - 2008)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • PHẠM THỊ CÚCMột ngày đẹp trời chúng tôi “lên đường” bằng... ô tô, đi câu cá ở một cái hồ xa xôi tận miền đông bắc nước Mỹ.

  • VĨNH NGUYÊNTrước mặt tôi là thăm thẳm sâu hút chập chùng xanh đến rợn người mà thích thú làm sao! Hồ Truồi trong vắt dưới chân như ta có thể rơi tòm xuống đó nếu không may để sẩy bước hụt. Và, sau lưng tôi là chót đỉnh Bạch Mã gần kề như chỉ còn một tầm tay với. Nơi đây, mang cái tên lộng lẫy: Vọng Hải Đài!

  • NGUYỄN VĂN DŨNGTôi không tin rằng một cô gái đẹp thì lúc nào cũng đẹp. Sông Hương cũng thế. Sông Hương là quà tặng ưu ái của Thượng đế dành cho kẻ phàm trần.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGĐêm thêm như một dòng sữa.Lũ chúng em, âm thầm rủ nhau ra trước nhà.Đêm thơm, không phải từ hoa,Mà bởi lòng ta thiết tha tình yêu thái hòa.Đời vui như men sayNgọt lên cây trái..

  • NGUYỄN XUÂN TÙNGSống lạc quan yêu đời, luôn luôn làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành động để tự thắng mình trong mọi hoàn cảnh là một phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGỞ Huế hình như không có mùa thu, mùa thu chỉ ghé lại thành phố giữa một mùa nào đó, mùa hè chói chang hay mùa đông rét mướt. Vì thế, bao giờ người ta cũng đón chào mùa thu bằng nỗi vui mừng đến với một người thân đi xa mới về để lại vội vã ra đi, bằng một cái mà nhạc sĩ tiền chiến Đặng Thế Phong gọi là “Con thuyền không bến”. Trên sông Hương, hình như thường có nỗi bơ vơ chờ sẵn những tâm hồn lãng tử quen xa nhà từ vạn cổ.

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCái tin anh Phương mất đột ngột đến với tôi lúc 11 giờ đêm, qua giọng rã rời nghẹn ngào của nhà thơ Lương Ngọc An báo Văn nghệ, lúc tôi đang “dùi mài kinh sử” ở khu ký túc xá trường Đại học Y Hà Nội để lấy cho xong cái bằng Thạc sỹ.

  • Hành trìnhĐã từ lâu tôi cứ muốn đi núi Tuý Vân để tìm hiểu xem sao nó được vua Thiệu Trị liệt vào hàng thứ 9 trong “Thần kinh nhị thập cảnh”.

  • Trước năm 1945, mỗi lần đi qua Ái Tử, tôi không khỏi lo sợ… Một sự lo sợ mơ hồ. Còn vì sao mà sợ thì cũng chẳng biết.

  • Ngay lần đầu tiên gặp ông đã đầy kỷ niệm. Đại đội tôi giao quân bên bờ một con suối đẹp cách sông Hương không bao xa. Anh Nguyễn Châu trưởng ban quân lực Thành đội nhận quân xong, ông đến bắt tay từng người.

  • Tôi vừa đến vùng Bắc Tây Nguyên được mấy hôm thì gặp địch càn quét. Hôm đó tôi định vào cơ quan xã Đaktô để làm việc không ngờ gặp địch dọc đường, tôi tạt vào rừng và nhắm hướng trở lại đơn vị, nhưng càng đi càng lạc sâu vào rừng thẳm.

  • Rời Bắc Hải chúng tôi bảo nhau từ giờ trở đi sẽ chỉ ở khách sạn chứ ở nhà người quen có cái vui nhưng cũng gây phiền toái cho bạn bởi chúng tôi đi chơi bất tử chẳng có giờ giấc nhất định nào.

  • Có một lão ngư kiêm lão nông suốt mấy chục năm trời vắt mồ hôi thành muối, tưới mồ hôi thành sông hồ mà mảnh vườn nhà vẫn cằn khô, chiếc thuyền nhà vẫn không tanh mùi cá biển. Quang cảnh vườn nhà cứ một mùa xanh lại ba mùa rụng lá, khô cành. Vợ chồng con cái chỉ thấy mắt chẳng thấy mồm. Xung quanh hàng xóm cũng chung hoàn cảnh.

  • Đấy là vào khoảng cuối chiến dịch Điện Biên Phủ – 1954. Đơn vị chúng tôi (đại đội 410 – đội 40 – TNXP Trung ương) được điều đi nhận nhiệm vụ mới.

  • 1. Cô bạn cùng cơ quan nghe nói tôi “có tay nuôi người”, lại quen biết giao du rộng rãi nên có ý nhờ tìm một người giúp việc nhà cho vợ chồng cô em gái.