Trống choai tìm mũ

15:09 24/01/2011
VĂN LỢITheo mẹ đi kiếm ăn, trống Choai thấy được nhiều cái lạ và hiểu lắm điều hay. Nhưng có một điều khiến trống Choai thắc mắc hoài, ấy là vì sao người ta ít để ý đến trống Choai, dù trống Choai có cố chạy nhảy, hoặc đập đập đôi cánh tí xíu, để tạo ra tiếng rẹt, rẹt lạ tai cũng không gây được chú ý cho ai. Còn bác trống Cồ thì bước ra khỏi chuồng đã được người ta nhìn ngắm rồi.

Minh họa: Bửu Chỉ

Tại sao nhỉ? Trống Choai nghĩ mãi không ra. Chú định hỏi mẹ. Song như thế thì kém quá. Chả lẽ lại đi hỏi mẹ một điều cỏn con ấy. Mẹ sẽ coi mình là còn bé quá, mà mình thì đã lớn rồi đây, đã sắp tự kiếm mồi được rồi. So với các anh chị thì rõ ràng mình là đứa chững chạc hơn cả. Trống Choai nghĩ thế và quyết định tự mình tìm hiểu lấy.

Một hôm, khi đã được mẹ kiếm cho ăn no, trống Choai tìm cách lẻn đi. Chú ta đến chỗ bác trống Cồ ở. Trống Cồ đi vắng. Chợt nghe một tiếng gáy vang ngoài vườn. Trống Choai chạy bay ra. Bác trống Cồ đang sải từng bước oai vệ giữa các hàng cây. Trên đầu bác trống Cồ ngễu nghện cái mũ đỏ thẫm uốn lượn nhiều đường, dập dờn như ngọn lửa. Trống Choai nhìn bác trống Cồ mà ngẩn ra.

Ờ! Phải rồi! Phải rồi! Bác trống Cồ oai vệ là nhờ có cái mũ thôi. Cái mũ khiến bác ta kiêu hãnh, ai trông thấy cũng phải ngắm nhìn. Mình cũng phải kiếm một cái mũ như vậy mới được. Có mũ, tức khắc mình sẽ oai vệ ngay. Trống Choai sung sướng chạy khắp vườn. Bỗng chú ta sửng sốt dừng lại trước khóm hoa mồng gà. Hoa mồng gà vươn lên từng bông thật đẹp. Bông nào bông ấy dày dặn và đỏ thẫm. Một làn gió khẽ lướt qua, những bông hoa rung rinh, rung rinh như ngọn lửa. Trống Choai mê mẩn cả người. Đây rồi! Kiểu mũ của bác trống Cồ đây rồi. A ha! A ha! Phen này thì đừng có mà coi thường mình nữa nhé!

Trống Choai dùng cái mỏ tí xíu của mình mổ thật lực vào cuống một bông hoa mồng gà to tướng. Cành hoa cứ chao qua chao lại khiến trống Choai mổ đến ê cả mỏ. Không thể bỏ cuộc được. Trống Choai nghĩ và cố nén đau gắng hết sức mổ tiếp, quyết giật cho được cái mũ quý giá. Bựt! Bông mồng gà lìa cành rơi phịch xuống đất. Trống Choai khoái chí nhảy đến chụp lấy bông hoa đặt lên đầu. Trống Choai kiêu hãnh ngẩng cao cổ, bắt chước bác trống Cồ sãi bước đi. Nhưng trống Choai mới đưa chân để bước thì bông mồng gà đã rơi phịch xuống đất. Trống Choai nhặt hoa đặt lên đầu, bước đi nhưng bông mồng gà lại rơi xuống đất. Cứ thế, trống Choai không sao bước cho đàng hoàng được. Đành phải đứng yên thôi. Đứng yên cũng oai chán. Trống Choai nghĩ vậy và nó đặt cái mũ lên đầu rồi đứng yên tại chỗ.

Trời đã sẩm tối, gà mẹ và các anh chị của trống Choai hoảng hốt không biết trống Choai đi đâu vẫn chưa về. Cả đàn bổ đi tìm. Đến giữa vườn, gà mẹ kinh ngạc thấy trống Choai đang đứng bất động trên đầu đội một bông mồng gà to tướng như đang níu cổ trống Choai xuống, còn trống Choai thì cố gắng gượng ngẩng lên. Hai chân trống Choai giật giật, run rẩy. Gà mẹ chạy đến lo lắng hỏi.

- Sao thế? Ai bắt con làm thế này?

Trống Choai mếu máo làm chiếc “mũ giả” rơi lăn lóc xuống đất:

- Con muốn như bác trống Cồ. Bác ấy có chiếc mũ đẹp. Sao mẹ không kiếm cho con một chiếc mũ như bác ấy.

Vỡ lẽ, gà mẹ ôn tồn nói với trống Choai.

- Bây giờ con về đi. Ngày mai, ngày kia con cứ ngoan ngoãn theo mẹ đi kiếm ăn. Khi con đã có đủ sức, đã thực sự khôn lớn, tự con kiếm ăn được thì tự khắc con sẽ có được một cái mũ đẹp y hệt như của bác trống Cồ. Mà cái mũ sẽ từ trong đầu con mọc lên. Cái mũ ấy mới chắc chắn và không thể nào rơi được con ạ!

V.L
(11/1&2-85)





Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    Cuộc thi viết văn cho tuổi thiếu nhi hè 94 của tỉnh ta do điều kiện tổ chức có hạn, chỉ tập hợp được các em ở địa bàn thành phố Huế. Tuy vậy, cuộc thi đã đạt được những thành quả đáng mừng, đã khẳng định và phát hiện thêm một số em có năng khiếu sáng tác văn học.

  • TRƯƠNG ĐỨC VỸ NHẬT
                      
                             (15 tuổi)


  • Nguyễn Thành Thi - Tô Diệu Lan - Trần Xuân Kỳ - Dương Huy - Nguyễn Thị Quý Trân - Nguyễn Thị Thanh Nhật

  • DIỆU HIỀN (13 tuổi)

    Bình minh. Biển trải dài mút mắt. Nước biển xanh như ngọc bích. Những con sóng liên tiếp vỗ bờ mang theo bao nhiêu là bọt biển.

  • NGUYỄN NGỌC THẮNG

    Cô bé bị tật từ thuở mới lọt lòng, chín tuổi rồi mà cô chỉ phát được những âm thanh méo mó. Bố mẹ không cho cô đến trường nữa, sau nửa năm đầu tiên đi học.

  • HOÀNG DẠ THI (14 tuổi)

    Trung thu đến bao giờ cũng gợi lên trong lòng tôi một nỗi buồn nhớ. "Trung thu năm trước" ư? Cái "năm trước" ấy đã trôi xa, rất xa; kể từ khi em tôi còn sống. Trung Thu với những kỷ niệm êm đềm, chẳng bao giờ quay trở lại của hai chị em mình...


  • Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyên Hào - Trịnh Tuấn Khanh


  • Lê Thị Xuân - Hoàng Vân - Trịnh Tuấn Khanh

  • TRUNG SƠN

    Chủ nhật 5-7-1992, trong nắng sớm rực rỡ, công viên Phu Văn Lâu bỗng như xuất hiện một vườn hoa đủ màu sắc và thật sinh động. Đó là 118 em thiếu nhi tham dự cuộc thi vẽ trong sinh hoạt hè với chủ đề "Uống nước nhớ nguồn" của Nhà văn hóa thiếu nhi Huế.

  • TRƯƠNG ĐẶNG THÙY ANH    

    Nơi góc phố tấp nập với hàng bằng lăng tím trải dài con đường phía trước, ngôi nhà màu vàng nho nhỏ với tấm rèm cửa trắng, lấp ló cô bé xinh xắn đang đọc sách chăm chú. 


  • Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh

  • TÔ DIỆU LIÊN

       (8 tuổi, lớp 2)


  • Su Su - Dương Thuấn - Phạm Thị Liên Minh - Vũ Năng Thi


  • Quyên Gavoye - Nguyễn Ngọc Phú - Nguyễn Văn Thanh

  • ĐOAN TRANG    

    Nhà tôi ở xóm Loài. Tôi chẳng hiểu tại sao người ta lại đặt tên nó như vậy, có lẽ đơn giản là để gọi và phân biệt giữa các xóm khác trong thôn.

  • NGUYỄN THỊ THANH TÚY

    Sáng nay tôi thức dậy sớm. Đẩy nhẹ cánh cửa, tôi nghe một làn gió mát dịu phả vào mặt, vào cổ, vào sâu đến tận cõi lòng.

  • BÌNH NHIÊN     

    Chuột cố nội nằm trên ghế dựa hướng về ti vi màn hình, tay cầm điều khiển bấm xem hết kênh này đến kênh khác.


  • Nguyễn Văn Thanh - Nguyễn Thanh Hải