Trò chuyện với Người đi tìm cá tính H’mông

22:52 27/12/2014

"Những đỉnh núi du ca" là công trình nghiên cứu mới nhất về tộc người H'mông của nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Mạnh Tiến (ảnh bên), người đã cố công lang thang suốt ba năm trên khắp miền núi phía Bắc mà trọng tâm là cao nguyên đá Đồng Văn để tìm kiếm cho mình một lối tiếp cận khả dĩ nhất để giải mã những phản ứng phức tạp của tộc người vừa đặc biệt, vừa hấp dẫn nhưng cũng không ít bí ẩn.

Dưới đây là cuộc trò chuyện của nhà nghiên cứu trẻ này với Pháp luật Việt Nam Chủ nhật.  

Những khoảng trống…

(PV) Bên dưới cái tựa nghe đầy chất thơ, “Những đỉnh núi du ca” lại là một công trình nghiên cứu công phu và khó nhọc về thân phận một tộc người lang thang và phiêu bạt trong suốt chiều dài lịch sử. Tại sao anh chọn người H’mông ở cao nguyên đá Đồng Văn cho công trình dân tộc học đầu tiên của mình?

Trong cái nhìn của tôi, Hà Giang là nơi người H’mông đông đảo nhất và lại cũng chính là nơi đầu tiên người H’mông được truyền vào Việt Nam (khoảng 300 năm). Vì thế, ký ức tập thể của H’mông Việt Nam lưu lại đậm đặc nhất có lẽ là ở Hà Giang. Người H’mông đã từng tổ chức, thiết lập được nền chính trị tộc người ở vùng đất này như họ Sùng ở Đường Thượng, và họ Dương ở Mèo Vạc, và rõ nhất là họ Vương ở Đồng Văn. Dinh Vua Mèo ngày nay còn lại khá nguyên trạng cho phép khảo sát về sự tiến triển kiến trúc của tộc người. Ngoài ra, Đồng Văn cũng từng là trung tâm của mạng lưới chính trị thuốc phiện vùng cao một thời, nơi mà H’mông từng là bá chủ, do đó, cho phép tìm kiếm manh mối, tiến hành thăm hỏi hồi cố về bối cảnh chính trị xã hội Việt Nam phần núi non thời trung cận đại.

(PV). Là một vùng thực địa đã bị "cày nát" bởi các nhà nghiên cứu đi trước, anh đã có những phương pháp mới nào để có được một cái nhìn khác về H’mông học từ cao nguyên đá? 

Vùng H’mông được lựa chọn thực địa nhiều hơn cả là Lào Cai chứ không phải cao nguyên đá Đồng Văn. Lào Cai từ đầu thế kỷ, với sự thuận lợi về giao thông đã được các nhà dân tộc học cả quốc tế lẫn trong nước tiến hành nghiên cứu H’mông và có những thành tựu nhất định. Sau đó, vùng cao nguyên đá mới là lựa chọn tiếp theo của các nhà nghiên cứu. Đồng Văn dù sao, với tầm quan trọng đặc biệt của mình trong nghiên cứu H’mông vẫn chưa được chú ý tương xứng, vì thế, tôi chọn Đồng Văn cũng là một cách thức để thông hiểu H’mông ở chính nơi H’mông để lại những dấu ấn đậm đặc nhất.

Thêm nữa, các nghiên cứu về tộc ít người Việt Nam khu vực miền núi phía Bắc thành tựu lớn, đủ chiều sâu và khả tín chỉ có ở người Mường và Thái (đen). Các tộc còn lại, kể cả quan trọng như ngành Thái (trắng), Tày và H’mông thì còn đó nhiều khoảng trống.

Xuất phát của tôi là phân tích tâm lý tộc người dựa trên nền tảng văn chương dân gian để lại rất đồ sộ của H’mông – tộc không văn tự. Những nếp gấp tâm lý, những phản ứng mang tính tâm bệnh tập thể như tự vẫn, nổi loạn, di dân… được đặt trọng tâm trong các phân tích. Quan sát H’mông như một sự kiện xã hội tổng thể, cho phép tôi xử lý văn chương dân gian H’mông, các bài ca, câu truyện kể như biểu hiện cụ thể của một tổng thể văn hóa H’mông rộng lớn. Các quan sát về H’mông, do đó, được xử lí trong cái nhìn liên đới với tộc người, vùng miền, quốc gia, khu vực.

Nhà nghiên cứu Dân tộc học Nguyễn Mạnh Tiến

(PV). Anh hiểu về cá tính tộc người và cá tính H’mông tộc như thế nào? 

Đứng trước một sự kiện xã hội nào đó, nhất là những sự kiện mang tính biến cố, mỗi một tộc người lại có một cách thức lựa chọn, tâm thế ứng xử không giống nhau. Ví dụ, trong phong trào hạ sơn do nhà nước khuyến khích trong thế kỷ trước, những tộc người ở giữa núi như Dao chấp nhận hạ sơn, H’mông thì không thế, H’mông vẫn bỏ lên trên các đỉnh núi.

Trong chính sách định cư, nhiều tộc chấp nhận và thích nghi, nhưng H’mông ở một bộ phận rất lớn vẫn không chọn định cư mà chọn di cư “như một thói quen”. Trong cuộc sống, những mâu thuẫn nhỏ nhặt là bình thường với các tộc khác nhưng với H’mông lại trở nên hết sức nghiêm trọng, và chết vì tự vẫn là phổ biến trong xã hội H’mông… Những khác biệt ấy, trong ứng xử tâm lý văn hóa đã qui định cá tính tộc người. Ở đây, tâm lý đã thành văn hóa rọi phóng ra ngoài. Số phận mỗi tộc người, ngoài các yếu tố ngoại quan, còn là sự qui định chính bởi yếu tố nội quan của cá tính tập thể đặc thù ấy.

Bộ từ khóa nhằm xác lập “cá tính H’mông” trong lịch sử từ phân tích của tôi, sẽ gồm: tâm thức lưu vong / di dân / mồ côi, ám ảnh Hán, tự vẫn, nổi loạn, tự do, mộng mơ, tình yêu, tự trị tộc người, quyền lực miền núi. Bộ từ khóa này chỉ đến, chỉ có được sau những sống trải của tôi khi đi vào văn chương - văn hóa H’mông.

Điệu khèn H’mông

 

Thông điệp từ quá khứ

Anh nghĩ gì về đia vị người H’mông trong bức tranh quốc gia đa dân tộc Việt Nam?

Ngày nay, người H’mông chỉ là một trong nhiều tộc người của quốc gia Việt Nam đa tộc người và họ cũng như mọi tộc người ở Việt Nam hiện đại đang phải đối diện và biến đổi nhanh chóng bởi toàn cầu hóa.

Nhưng trong quá khứ, H’mông từng là một trong vài mắt xích quan trọng hơn cả của miền núi phía bắc Việt Nam. Giữa hỗn độn của bức tranh tộc người, nhóm tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam tồn tại đến cuối thế kỷ XIX hình thành hai lớp quyền lực chủ đạo. Lớp quyền lực vành đai núi thấp Mường - Thái (Tây Bắc) và Tày (Đông Bắc) là vành đai quyền lực nổi trội, sức mạnh của họ bao trùm toàn bộ các vùng núi.

Trong đấy, vượt thoát trên các đỉnh núi, chung cho cả của Đông Bắc và Tây Bắc, bởi sự kiêu hùng, thiện chiến và đông đảo, lại hình thành riêng lớp quyền lực của người H’mông - quyền lực đỉnh núi. Các lớp quyền lực này tồn tại mối quan hệ liên đới phức tạp với nhau và với quyền lực của người Việt ở đồng bằng. Nước Việt Nam cổ truyền, nhìn từ núi, là một thực thể liên kết các trung tâm quyền lực chính trị - quân sự tộc người, trong đấy, sức mạnh người Việt ở các châu thổ là sức mạnh đã kiến tạo dân tộc - quốc gia.

Cuốn sách của anh là một nghiên cứu hồi cố, vậy từ những vấn đề quá khứ nó gửi những thông điệp gì cho hiện tại? 

Savina trong công trình rất quan trọng nghiên cứu H’mông liên quan đến Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có một ý tưởng rất đáng chú ý, khắc sâu vào trí nhớ tôi: với H’mông thời gian không quan trọng, quá khứ đối với họ mãi luôn là một hiện tại ở đời. Cá tính H’mông, vì thế, xuyên qua thời gian vẫn sống động với ngày hôm nay. Hiện tại là một kiến tạo từ truyền thống. Vì thế, tôi mong rằng những phát hiện của tôi về cá tính tộc người H’mông trong lịch sử sẽ góp vào thông hiểu cái hiện tại để chủ động kiến tạo vị lai.

Thêm nữa, bài học lớn từ mối quan hệ của núi non và đồng bằng trong lịch sử được xử lí bởi mô hình núi khi quan sát về Việt Nam như chương 3 quyển sách của tôi đã trình bày, tôi muốn nhấn mạnh một hệ quả của lịch sử: hành động của miền núi, vốn là tồn tại ngoại biên có mối quan hệ mật thiết với các động thái đến từ trung tâm đồng bằng.

Khi nào đồng bằng tỏ ra ôn hòa, liên kết, xa rời não trạng Hoa – Di như mô hình kiểu Lý thì khi ấy Việt Nam ổn định, phần núi non và đồng bằng gắn kết chặt trong một quốc/gia Việt Nam đa tộc người. Trái lại, khi nào đồng bằng tỏ rõ tâm thế bá quyền, não trạng Hoa – Di dâng cao, ý chí thực dân mãnh liệt như mô hình kiểu Nguyễn thì Việt Nam đa tộc người suy yếu bởi sự nghi kỵ, phân rã và thù hằn trong nội bộ quốc gia. Sự liên kết hay phân ly, Việt Nam thống nhất hay rời rã, mạnh mẽ hay yếu ớt, phần rất lớn nằm ngay ở chính sách của miền xuôi đối với miền núi.

Cám ơn anh về cuộc trò chuyện này!

Phi Hùng

 (thực hiện)

[Nguồn: Pháp luật Việt Nam Chủ nhật, số 355 (5.877) Chủ nhật 21/12/2014]

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Xuân Diệu thuộc tầng lớp trí thức Tây học nhưng từng có tới 10 năm học làm thơ cổ điển, bởi thế ông nắm rất vững các kỹ xảo thơ ca truyền thống, thấy được sự đắc địa trong các sáng tác thơ ca cổ điển để phát hiện về các điển phạm của hệ thống nhà thơ cổ điển Việt Nam.

  • Cùng thời điểm, nhà văn Bích Ngân giới thiệu đến bạn đọc 3 tập sách: Anh nhớ em muốn chết!Tiếng gọi bến bờ và Đường đến cây cô đơn, do NXB Tổng hợp ấn hành. 

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, NXB Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhằm giúp các bạn học sinh có một nền tảng kiến thức văn học phong phú, vững vàng, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức biên soạn Tủ sách Văn học trong nhà trường, với sự tham gia biên soạn, tuyển chọn, bình giảng của các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực này.

  • Nhìn từ phía viết văn, nghề báo giúp người làm văn chương có cảm quan hiện thực bén nhạy, tinh tế, sự dấn thân mạnh mẽ, vốn liếng ngôn từ sống động, cập nhật. Nhìn từ phía nghề báo, năng lực văn chương giúp người làm báo kỷ luật ngôn ngữ cao độ, khả năng liên tưởng dồi dào, lối viết biến hóa và linh hoạt, và nhất là khát vọng sáng tạo những tác phẩm có sức sống lâu bền.

  • Nói thế vì còn có Dương Tường của báo, của thơ, của văn. Nhưng Dương Tường dịch là được biết đến nhiều nhất. Nhắc tên Dương Tường, bạn đọc cả nước đều biết đó là một dịch giả. Và đều tỏ lòng khâm phục tài dịch của ông.

  • Sáng 6-9, tại Nhà sách Cá Chép (115 Nguyễn Thái Học, Hà Nội) đã diễn ra buổi ra mắt bản dịch đầy đủ “Hán Sở diễn nghĩa” và giới thiệu bộ sách “Hán Sở diễn nghĩa liên hoàn họa”, với sự tham gia của dịch giả Châu Hải Đường, nhà báo Yên Ba và nhà sưu tập Từ Xuân Minh.

  • Có một “Tây Tiến” trong thơ và cũng có một “Tây Tiến” bằng văn xuôi. Đó chính là những gì chứa đựng trong tập hồi ký “Đoàn binh Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng vừa được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bạn đọc. Tập hồi ký thuật lại sinh động và chi tiết quãng thời gian Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến.

  • Có người trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường, có người bước chân vào quân ngũ khi đất nước đã hòa bình. Dù ở thời bình hay thời chiến, bằng tài năng và trải nghiệm của mình, họ đã và đang được xem là những nhà văn của lính, khi mang đến những tác phẩm gợi nhớ về quá khứ hào hùng.

  • Hội thảo "Thơ và văn xuôi ĐBSCL 45 năm" (1975 - 2020) vừa được tổ chức tại Bến Tre ngày 26-8. 

  • Chỉ tính riêng năm 2019, ngoài các bài viết, thơ đăng rải rác trên các báo, Nguyễn Hồng Vinh đã xuất bản hai tập sách: Xanh mãi (quý 2) và Giữ lửa tập 3 (quý 3).

  • Nhà văn chiến trường là những người gánh trên vai 2 sứ mệnh: chiến đấu và viết. Việc viết có thể diễn ra giữa những ngày bom rơi đạn nổ, cũng có thể sau khi đã lặng im tiếng súng. Họ viết như là một sứ mệnh không chỉ cho riêng mình. Nhà văn Đoàn Tuấn là một trong những người như vậy.

  • Chưa khi nào chúng ta được chứng kiến một nền văn học trẻ sôi động và không ngừng cập nhật như lúc này, cho dù đang ở tình trạng được đón chào khá nồng nhiệt nhưng lại dễ dàng bị lãng quên nhanh chóng. Có người tạo được dấu ấn nhất định, có người vẫn chưa định hướng cho bản thân và sáng tác thiếu nhiều yếu tố...

  • Sáng ngày 8/8, NXB Trẻ tổ chức buổi ra mắt sách của 3 nữ nhà văn – nhà báo: Võ Thị Xuân Hà với tập truyện ngắn “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, Thùy Dương với tiểu thuyết “Lạc lối” và Y Ban với tập truyện ngắn “Có thể có có thể không”.

  • Những tác phẩm được tặng thưởng và hỗ trợ hàng năm là các công trình, bài viết lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có chất lượng tốt được các nhà xuất bản, các báo, đài, tạp chí công bố hàng năm.

  • Năm nay, tổng số có 86 tác phẩm, trong đó có 37 sách, 49 bài viết và chương trình phát thanh được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng.

  • Phan Nhân 1972 với 400 trang sách có thể xem là cuốn hồi ký của một thế hệ học sinh trường chuyên Phan Bội Châu (thành phố Vinh, Nghệ An), còn gọi là trường Phan, được xem là trường chuyên THPT đầu tiên được thành lập tại miền Bắc Việt Nam, từ năm 1974.

  • Khi các trường ca: Đổ bóng xuống mặt trờiTrên đường và Ngày đang mở sáng của nhà thơ Trần Anh Thái lần lượt xuất hiện vào các năm 1999, 2004, 2007 trên thi đàn, nó ngay lập tức thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình hàng đầu cùng nhiều độc giả yêu thơ.

  • Cả cuộc đời nhọc nhằn với những con chữ, nhà văn - nhà báo Trần Bạch Đằng đã sống trọn vẹn với cách mạng, nghề viết và đồng đội.

  • Ở giai đoạn nào Hoài Thanh cũng có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp văn học của đất nước. Mỗi bài viết của ông đều ghi nhận tài năng phê bình kiệt xuất, tấm gương sống trung thực và lao động bền bỉ.