Trịnh Công Sơn và những con đường

08:28 06/08/2009
TÔ VĨNH HÀ Huế đang trở lạnh với "mưa vẫn mưa bay" giăng mờ như hư ảo những gương mặt người xuôi ngược trên con đường tôi đi. Tôi giật mình vì một tà áo trắng vừa trôi qua. Dáng đi êm nhẹ với cánh dù mỏng manh như hơi nghiêng xuống cùng nỗi cô đơn. Những nhọc nhằn của tuổi mơ chưa đến nỗi làm bờ vai trĩu mệt nhưng cũng đủ tạo nên một "giọt chiều trên lá(1), cam chịu và chờ đợi nỗi niềm nào đó hiu hắt như những hạt mưa...

Ảnh: tcs.nhacso.net

Đã rất nhiều lần tôi đứng ở sân trường để ngắm những chiều mưa. Đường phố trong mưa như một dòng sông nhỏ, với đôi bờ là những hàng cây và hè phố thờ ơ. Những tà áo nữ sinh giống hệt những con thuyền, cứ bị dòng sông đời xô đi, cuốn đi đến nơi nào đó; hối hả mà thầm lặng trong đam mê vô vọng của kiếp người. Đã không ít lần tôi ngạc nhiên vì bất lực với chính mình. Tại sao cũng tà áo trắng ấy; cũng là đi và trôi trong một chiều mưa như thế, nhưng chẳng nơi nào làm tôi bâng khuâng, chẳng nơi nào làm tôi dứt day nhiều đến thế trước tà áo trắng - và mưa, và chiều của Huế?

Tôi tìm câu trả lời từ sự im lìm đầy kiêu hãnh của rừng thông trên núi Ngự. Tôi đắm mình hàng giờ trước cái kiên nhẫn đầy trắc ẩn của dòng Hương. "Trí giả nhạo thuỷ" bởi cứ tưởng rằng "thệ giả như tư phù"(2). Nhưng chẳng bao giờ bậc trí giả nhìn thấy những sóng ngầm nhức nhối của tuyệt vọng giãi bày. Bất lực, tôi lắng nghe những giọng nói nhỏ nhẹ xung quanh tôi để may ra tìm thấy câu trả lời. Không một ai chỉ cho tôi thấy cái cần biết; nhưng qua giọng nói của... Huế, tôi mơ hồ hiểu từng âm tiết, từng ngữ điệu là những hạt sợi làm cho tà áo dài Huế nhẹ hơn, mềm mượt hơn. Tôi nhìn ngắm những con người với những bước chân chầm chậm, thi thoảng còn chậm hơn là những ánh mắt rụt tè mà sự tự tin nằm ẩn trong tim. "Đêm từng đêm bay về"(3), tôi thả đời tôi ra phố, chợt nhận hiểu rằng thành phố thật buồn bởi ngủ chìm sớm quá, "thành phố hoang vu"...(4)

Rồi đến một ngày câu trả lời có thật bất ngờ: tôi nghe thấy lời mách bảo dịu dàng từ những tiếng thì thầm nhẹ như hơi thở của tình yêu trong lời ca của Trịnh. Những bài ca của Anh sao có nhiều đến thế những con đường. Anh không chỉ cho tôi thấy những con đường anh đi là đường phố nào, ở thành phố nào nhưng tôi tin chắc chính ở đây - nơi có giọng nói, Dòng Hương, Núi Ngự... đều là những con đường đưa Anh đến với đời, đến với sự bất tử của tâm hồn Huế, Hồn Việt. Những lời ca của Anh mượt mà hơn cả tà áo dài xứ Huế - bởi cái lung linh ảo tuyệt, cái mộng mị muôn đời của tà áo Huế đã trở thành một phần xương thịt của Anh. Nói đúng ra, Trịnh sẽ không còn là Trịnh nữa một khi ta cắt Huế khỏi trái tim Anh. Chất triết lý giản dị mà sâu sắc của Anh được chắt chiu từ vị thơm cực độ của gừng cay để làm nên cái rượi mát dịu lành của từng con hến; từ vị chát bùi của vả, từ vị chua của khế, vị đắng ngọt mặn mà của chuối hột xanh cùng cái sắc - mềm đến xé lòng của chén mắm nêm...

Trịnh Công Sơn thường tự ví mình như một người sinh ra phải kiếp lang thang. Có phải vì thế mà Anh hát và viết luôn trong sự ám ảnh từ vô thức (unconscious) bởi những con đường, bởi những lần ĐI. Chữ đi xuất hiện thường xuyên và, dĩ nhiên nó phải gắn với những con đường. Chỉ riêng trong bài "Một Cõi Đi Về", từ này được nhắc đi nhắc lại đến 7 lần. 7 là số tầng của địa ngục, số tầng của Thiên đường; số nốt nhạc, số ngày trong tuần, số tận cùng của đời - "hú ba hồn bảy vía"; số duy triết của kiếp người: "ba chìm bảy nổi". Đức Phật (Budha) đã từng ĐI 7 bước trước khi ngộ (Prajnãn). Cầu vồng trước khi "chết" đã lung linh 7 sắc...

Sự ngẫu nhiên (?) của Một cõi đi về chỉ có thể cho ta biết Trịnh đã yêu vô cùng Những Con Đường. Dù có "Hát trên những xác người" Trịnh vẫn hiểu "con đường quanh co" trước lúc mỗi người tìm thấy thân xác của chính mình. Ở giữa rừng xa, đồng vắng Trịnh vẫn "nhớ phố nhớ phường"(5). Không ít lần chàng - mà không trai - si tình họ Trịnh "còn một mình trên phố"(6) thấy "phố xa lạ"(7) ngỡ tưởng "bàn chân qua phố thấy người"(8) nhưng thật ra "ngoài kia không còn nắng mềm, ngoài kia ai còn biết tên"(9). Anh đã có "những con đường lứa đôi"(10); Anh đã từng hiểu "Ngoài phố mùa Đông, đôi môi em là đốm lửa hồng"(11), nhưng Trịnh cũng hiểu rõ "đường nào dìu ta đi đến cơn say"...(12)

Những con đường trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn không chỉ là nỗi niềm, không chỉ là một khát vọng mà còn hơn thế nữa, đó là tình yêu đau đáu và da diết đến quặn lòng của Anh đối với Quê Hương mà tôi cứ tin chắc rằng Huế mãi là phần lớn nhất của trái tim thiên tài nhưng chát lắm những xót xa của Anh. Tên Anh, tôi nghĩ, mỗi ngày đều được "khắc" trên những con đường bởi ai đó đang vừa đi vừa thì thầm những câu ca của Anh; hoặc giả quán cà phê bên đường đang dùng những cái máy hát vô tri, cô độc "khắc" mãi tên Anh.

Tôi là một người được sinh ra và lớn lên ở miền Bắc. Tôi đã từng bị kiểm điểm vì hát "Diễm Xưa" trong những ngày máu lửa nhất của chiến tranh. Hồi nhỏ tôi chỉ nghêu ngao mà chẳng hiểu một chút nào cái day dứt tuyệt vời của Trịnh. Vào Huế, tôi đứng từ xa để thầm ước ao được chiêm ngưỡng Anh, được chạm vào bàn tay tài năng của Anh dù chỉ một lần. Lúc tôi có thể có "quyền" gặp và có quyền "nhìn" (với rất nhiều mặc cảm) những "cây đa, cây đề" của Làng Văn Huế thì Trịnh Công Sơn đã không còn ở Huế nữa.

Nói cách khác, tôi đã từng thấy Trịnh nhưng chưa được GẶP Anh bao giờ. Đó là một nỗi đau thực sự của đời tôi. Giá như tôi có chỉ một chút mạnh dạn thôi, của thế hệ sau này, thì tôi đã không xót xa nhiều đến thế khi nghe tin Trịnh mất, ngày đầu tiên của tháng Tư. Anh ra đi trong ngày mà tất cả mọi người đều có quyền dối trá. Nhưng những giọt nước mắt của một nữ sinh viên (Văn K25 - ĐHKH Huế) đã cho tôi hiểu không bao giờ có sự dối trá trong trái tim người. Đó là tiếng khóc nghẹn ngào, đau đớn của một cô gái người Đà Nẵng.

Gần 3 năm đã trôi qua, nhiều lần tôi ước ao có một con đường - dù nhỏ và ngắn như cuộc đời của Trịnh - để cho tôi có thể đi và đến, với một nỗi niềm, với một phần không thể thiếu của trái tim tôi, nhưng điều mơ tưởng đó vẫn là không thể. Tôi biết Trịnh dù là một Cánh chim cô đơn những vẫn "Đêm từng đêm bay về, quê hương là nỗi nhớ; yêu càng yêu quê nhà, nhọc nhằn trong nắng mưa"(13). Thật tủi tê khi Trịnh viết những dòng chữ ấy. Anh cũng viết thêm rằng "đời nhẹ như lá khô". Trịnh Công Sơn không phải là người đi "rêu rao đời mình"(14) nhưng chắc chắn Anh là một trong những người hiểu rõ cái gì làm nên vẻ đẹp Huế. Tôi tin Trịnh đã nhiều lần đi trong mưa Huế, lầm lũi và cô đơn, nhìn và thấy, đau và khát... Nếu không thế Trịnh làm sao có thể hát "Ru em đầu cơn gió. Em hong tóc bên hồ. Khi sen hồng mới nở. Nụ hồng ôi thơm quá... Ru em hài nhung gấm. Ru em gót sen hồng. Ru bay tà áo rộng. Ru trên đường em đến. Trăm năm vẫn quay về..."(15) Tất cả những điệp khúc năm chữ đó chỉ để nói về con đường - Huế mà Anh đã đi.

Một tên đường cho Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ, cũng có thể là ước mơ của không ít người. Tà áo Huế sẽ đẹp hơn nhiều khi lăn xuống và, bay ngang - chậm trong tiếng nhạc Trịnh; trong những món ăn của  Huế và của Trịnh; trong cái suy tư mà rạng rỡ của mọi du khách nào muốn tìm để hiểu Trịnh. Trịnh là một nét văn hoá phi vật thể mà ta cảm nhận thật rõ ràng. Trịnh là một phần không thể thiếu được của Huế. Đừng chậm trễ để Trịnh Công Sơn nơi xa kia cứ mãi phải tin rằng "cuộc đời đâu biết thế". Đừng để trái tim đã ngừng đập của Anh không có chỗ cho "Tim lăn trên đường mòn"...

Huế, 13-11-2003
T.V.H
(183/05-04)


______________

1 Chiều trên quê hương tôi.
2 Khổng Tử: Bậc trí giả vui thích khi (ngắm) nhìn dòng nước chảy vì nước cứ mãi trôi đi giống như cuộc đời này cứ mãi mãi trôi đi.
3 Cánh chim cô đơn.
4 Cát bụi tình xa.
5 Hành hương trên đồi cao.
6 Chiều một mình qua phố.
7 Bên đời hiu quạn
h.
8 Có một dòng sông đã qua đời.
9 Chiều một mình qua phố.
10 Chiều trên quê hương tôi.
11 Ru đời đi nhé.
12 Bên đời hiu quạnh.
13 Cánh chim cô đơn.
14 Ru đời đi nhé.
15 Ru tình.

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN ĐÌNH SỬTrong cuốn sách dịch, đúng hơn là trích dịch Những vấn đề thi pháp Đoxtoiepxki của M.M Bakhtin, chúng tôi đã giới thiệu những lời đánh giá quan trọng của các học giả thế kỷ XX đối với Bakhtin: "Bakhtin, nhà lý luận văn học lớn nhất của thế kỷ XX" (TS. Todorov). "Bakhtin, người giữ cho các khoa học nhân văn đối tượng riêng của chúng" (X.X. Avêzinxép), "Bakhtin, người đem lại một quan niệm hoàn toàn mới về ngôn từ tiểu thuyết" (A. Tritrêrin)...

  • PHONG LÊViệc xác định một đề tài nghiên cứu cho bất cứ ai bước vào con đường khoa học, theo tôi là động tác quan trọng đầu tiên, có ý nghĩa quyết định, như là một ô cửa, một đột phá khẩu trổ ra cái bầu trời, hoặc quang đãng hoặc vần vụ mưa gió, rồi anh ta sẽ được bay lượn ở trong đó.

  • ĐỖ LAI THUÝNgàn mây tràng giang buồn muôn đời                                 Nguyễn Xuân Sanh

  • VŨ QUẦN PHƯƠNGTên thật cũng là bút danh, sinh ngày 18-9-1949 tại quê gốc huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

  • TRẦN THỊ THANHTừ Hán Việt là một số lớp từ khá quan trọng trong ngôn ngữ tiếng Việt của người Việt Nam. Với con số 60-70% từ Hán Việt có trong tiếng Việt, nó đã và đang đặt ra một nhiệm vụ cấp thiết làm thế nào để cho mọi người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh, thiếu niên viết và nói đúng tiếng Việt trong đó có từ Hán Việt.

  • HỒ TIỂU NGỌCLTS: Nhân dịp kỷ niệm 53 năm Quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, Sông Hương xin trân trọng giới thiệu bài thơ sau đây của tác giả Đoàn Duy Thành. Bài thơ thể hiện tình hữu nghị cao quý của nhân dân hai nước Việt - Trung.

  • HỒNG NHU            (Tham luận tại Hội nghị Văn học Miền Trung lần thứ II tháng 9-2002) LTS: Hội nghị văn học miền Trung lần thứ hai vừa diễn ra tại thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá trong 2 ngày 19 và 20 tháng 9 năm 2002. Gần 80 nhà văn của 18 tỉnh thành từ Bình Thuận đến Thanh Hoá đã về dự. Ngoài ra còn có đại diện các hội đồng chuyên môn, các ban công tác, các cơ quan báo chí xuất bản của Hội Nhà văn Việt cũng có mặt trong cuộc hội ngộ này.

  • THÁI BÁ LỢIMột nhà văn lớp đàn anh của tôi tâm sự: Chỉ có miền Trung mới có văn xuôi thôi, vì ở đây từ đất đai, khí hậu con người luôn luôn được thử thách, được cọ xát, được tôi rèn, với hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy mới bật ra tư tưởng, mà văn xuôi là tư tưởng.

  • NGUYỄN TRỌNG TẠO1. Không nhà thơ nào muốn lặp lại những gì thơ ca đã có, kể cả lặp lại chính mình. Đi tìm cái lạ cái mới, chính là bản chất của sáng tạo.

  • NGUYỄN QUANG HÀHình như trong máu của người Việt đều có một chút máu thi nhân. Cho nên thấy ai cũng mê thơ cả. Chả thế mà tít mãi vùng hẻo lánh, các bà mẹ ru con bằng Kiều, bằng ca dao. Lời ru giống như một sự ngẫu hứng, cứ thế tự trào ra từ tâm hồn mình.

  • TRẦN THANH ĐẠMNgày13 tháng 06 năm 2002 vừa qua là dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày mất của một trong những nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, một nhà giáo dục lớn của nước ta đầu thế kỷ XX: chí sĩ Lương Văn Can (1854-1927).

  • LÊ HỒNG SÂM Cách đây mươi năm, trong một cuộc phỏng vấn thân mật, chị Lộc Phương Thuỷ có hỏi tôi về những kỷ niệm đáng nhớ, liên quan đến văn học, nhất là văn học Pháp. Tôi đã kể cho chị Thuỷ mẩu chuyện nhỏ mà hôm nay tôi xin thuật lại, dưới tiêu đề phù hợp với một trong hai nội dung của hội thảo Fantine, Cosette và chiếc đòn gánh Việt .

  • HỒNG NHULTS: Những cuộc trao đổi mang tính nghề nghiệp về thơ ở tầm "vĩ mô" dường như đang co lại ở tầm "vi mô". Các ý kiến khác nhau, thậm chí ngược nhau trong tranh luận học thuật là chuyện bình thường. Song, sẽ không bình thường khi công cuộc đổi mới của Đảng đã bước vào nền kinh tế tri thức mà vẫn còn những "tư duy thơ" theo cơ chế suy diễn với những mục đích gì đó, ngoài thơ.Nhằm rộng đường dư luận, Sông Hương xin được trao đổi lại một trường hợp cụ thể sau đây.

  • MAI VĂN HOANỞ Huế tôi đã có nghe bạn bè nói sơ qua về cuộc hội thảo tập thơ "Đám mây lơ lửng" của Hoàng Vũ Thuật, tác phẩm đoạt giải A giải thưởng VH-NT Lưu Trọng Lư lần thứ hai (1996 - 2000) do Hội Văn nghệ Quảng Bình tổ chức.

  • ĐÀO DUY HIỆP“Đi tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust (1871-1922) là một tiểu thuyết đồ sộ gồm bảy tập với trên dưới ba nghìn trang ngày nay đã được độc giả toàn thế giới say sưa đón đọc và được nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu đánh giá rất cao.

  • THÁI THU LANThông thường, mỗi văn nhân nghệ sĩ đều có nỗi đau đời, nỗi đau nhân thế. Nỗi đau này băt nguồn từ tấm lòng nhân ái và ý thức trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống và số phận con người qua những biến động của xã hội.

  • HOÀNG QUẢNG UYÊNTôi yêu mến và quý trọng những câu thơ như là "không thơ" của chị:Câu thơ nước chảy bèo trôi/ Vẫn nghiêng về phía phận đời khổ đau. (Hương cỏ)

  • FRANÇOIS JULLIEN                                        LTS: Hạ tuần tháng tư năm 2001, nhà triết học F.Jullien đến thăm Hà Nội nhân dịp lần đầu tiên công trình của ông được giới thiệu ở Việt Nam trong văn bản tiếng Việt (Xác lập cơ sở cho đạo đức- N.x.b Đà Nẵng, 2000). Cuối năm nay sẽ được xuất bản bản dịch công trình Bàn về tính hiệu quả ( F.Jullien. Traité de l’efficacité.Grasset, 1997). Sau đây là bản dịch chương III của tác phẩm này (do khuôn khổ của tạp chí, có lược đi một số đoạn). Nhan đề do chúng tôi đặt. Trong bài, số thiên đơn thuần (chẳng hạn th.81) là số thiên trong sách Đạo Đức Kinh còn gọi là sách Lão tử.

  • NGÔ MINH Tôi quen biết với anh Tường hơn 25 năm nay ở Huế như một người bạn vong niên thân thiết. Trong máy tính của tôi còn lưu trữ bài Anh Tường ơi viết từ năm 1998, gần 3000 chữ chưa công bố. Đó là bài viết mà nhà văn Nguyễn Quang Hà, Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương lúc đó, bảo tôi viết, sau chuyến chúng tôi đi thăm anh Tường bị trọng bệnh đang nằm hôn mê ở Bệnh viện Đà Nẵng về.

  • HỒ THẾ HÀHoàng Phủ Ngọc Tường dấn thân vào nghiệp bút nghiên bằng thơ cùng những năm tháng "hát cho đồng bào tôi nghe" sục sôi nhiệt huyết đấu tranh chống thù và ước mơ hòa bình trên quê mẹ Việt yêu dấu.