Huế còn là nơi được vinh dự ghi dấu một quãng đời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từ những năm 1895 – 1901 và 1906 -1909. Huế là nơi nuôi dưỡng và in đậm dấu ấn tuổi trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đọng lại những tình cảm sâu nặng, những ký ức nguyên vẹn thuở thiếu thời, là nơi hình thành nên một con người vĩ đại với tư tưởng và lòng yêu nước thương dân, như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. Những năm tháng đó là thời gian rất quan trọng đối với sự hình thành nên con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”.
Bà Đinh Thị Hoài Trai - Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế phát biểu khai mạc triển lãm
Với những kết nối và mong muốn được bảo tồn, tôn vinh, quảng bá, phát huy giá trị di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế, để chuẩn bị chào mừng kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã tổ chức chương trình sáng tác với thể loại ký họa trực tiếp về các di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế trước đó (tháng 3/2025) ở các địa điểm - di tích có dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình của Người.
Một số di tích đặc biệt đã được nhà nước cấp bằng công nhận là di tích quốc gia: Nhà lưu niệm Bác Hồ tại 158 Mai Thúc Loan (nơi ở của gia đình Người trong thời gian từ 1895 - 1901); Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ (nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng cha và anh trai sinh sống học tập từ 1898-1900); Đình làng Dương Nỗ (nơi ghi dấu tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian sinh sống ở làng Dương Nỗ) và Trường Quốc Học Huế (nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học từ 1908 đến 1909).
Có 35 tác phẩm ký họa của các thành viên Nhóm Ký họa đô thị Hà Nội và họa sĩ Huế sáng tác được giới thiệu tại triển lãm. Các tác phẩm chủ yếu là tranh ký họa bằng màu nước và bút sắt trên giấy về những địa danh, ngôi nhà gắn bó cùng gia đình trong 10 năm sinh sống, học tập và trưởng thành của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Huế.
Một số tác phẩm đã để lại ấn tượng và những rung cảm cho người xem tranh khi thông qua nghệ thuật ký họa, các họa sĩ đến từ Hà Nội, Huế đã thực sự tái hiện được những hình ảnh đẹp của Trường Quốc học, và những dấu ấn từ những di sản vật chất tinh thần ở làng Dương Nỗ, đồng thời kết nối được tình yêu với Huế, với Bác Hồ kính yêu.
Với thông điệp "chung tay giữ gìn và phát huy di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh", triển lãm “Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật Ký họa” tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi – Tp. Huế sẽ diễn ra từ ngày 16/5 – 20/5/2025.
Một số tác phẩm ký họa màu nước, bút sắt tại không gian triển lãm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế:
Nhà Bác Hồ ở làng Dương Nỗ - ký họa màu nước - Họa sĩ Đặng Trường Giang
Cây thị ở đình làng Dương Nỗ - ký họa bút sắt - Họa sĩ Lê Văn Nhường
Hiện vật tại nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ký họa màu nước - Nguyễn Quỳnh Trang
Cổng nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh 158 Mai Thúc Loan - Màu nước - Họa sĩ Đinh Thế Anh
Trường Quốc Học Huế - ký họa bút sắt - Họa sĩ Đinh Thế Việt
Trường Quốc Học Huế - Ký họa bút sắt, màu nước - Họa sĩ Nguyễn Hoàng Lâm
Băng Khuê
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.
Sáng ngày 22/2, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Huế tổ chức Hội nghị nhằm triển khai các nội dung quan trọng về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ; thảo luận dự thảo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; đồng thời cho ý kiến về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng từ 10% trở lên.
Sáng 19/2, tại thôn Vân Cù - Nam Thanh, xã Hương Toàn, UBND thị xã Hương Trà (TP Huế) tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề làm bún Vân Cù là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sáng ngày 16/2/2025, Ban Thường vụ Thành Đoàn tổ chức Lễ phát động 06 tuần cao điểm thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng Huế (26/3/1975 - 26/3/2025) và hưởng ứng năm Du lịch quốc gia 2025 do Thành Đoàn Huế tổ chức.
Tối ngày 11/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức đêm thơ Tết Nguyên Tiêu Ất Tỵ - 2025 với chủ đề “Tổ Quốc bay lên”.
Sáng 10/2, tại Trường THPT chuyên Quốc Học - Huế, UBND Thành phố Huế tổ chức lễ tuyên dương và khen thưởng học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2024 – 2025.
Chiều ngày 6/2, tại phiên họp Tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Đề án 06 năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền Thông đã công bố kết quả Chỉ số chuyển đổi số (DTI) năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế) xếp thứ 3 trong toàn quốc, tăng 1 bậc so với năm 2022.
Sáng ngày 06/2 (mùng 09 tháng giêng, năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (phường An Tây, quận Thuận Hoá, thành phố Huế), Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Huế tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Huyền Trân - Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm tri ân công lao to lớn của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân trong việc mở mang bờ cõi đất nước về phương Nam.
Ngày 4/2 (mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Triệu Miếu và Thế Miếu, thuộc khu di sản Hoàng cung Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức lễ hạ nêu và khai ấn tân niên.
Sáng 3/2, lãnh đạo thành phố đã dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố Huế nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Tại không gian nghệ thuật Sông Như Art, chiều 22//01/2025 (nhằm ngày 23 tháng chạp) đã khai mạc triển lãm tranh con giáp với chủ đề “Rắn lục lộ - chộ mà đi” của Họa sĩ Đặng Mậu Tựu và bạn bè.
Sáng ngày 23/01, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố Huế, Hội Nhà báo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Ất Tỵ – 2025 với chủ đề: “Báo chí Huế - Đồng hành cùng sự phát triển của thành phố”.
Sáng 22/1 (23 tháng chạp âm lịch), Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức lễ dựng nêu (Thướng Tiêu) tại Triệu Miếu, Thế Miếu.
Chiều 21/1, tại Tạp chí Sông Hương diễn ra buổi khai mạc triển lãm “Mùa xuân - Con giáp Ất Tỵ 2025” do Hội Mỹ thuật thành phố Huế tổ chức.
Sáng ngày 24/11/2024, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã phối hợp với CLB Sách và Văn hóa Huế tổ chức buổi giới thiệu, ra mắt sách “100 năm Văn học Quốc ngữ xứ Huế (1920 - 2020) – Một góc nhìn” tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao, Tp. Huế. Đây là sự kiện văn hóa văn học rất có ý nghĩa, trùng với thời điểm Huế đang được quốc hội thảo luận về việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 20/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo về kỳ họp thường lệ lần thứ 9, khóa VIII. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung thảo luận quan trọng về hoạt động sản xuất kinh doanh có tính chiến lược của Thừa Thiên Huế trước ngưỡng cửa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Sáng ngày 17/11/2024, Nhà xuất bản Kim Đồng đã phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Tp. Huế, Câu lạc bộ Sách và Văn hóa Huế để tổ chức chương trình giao lưu, ra mắt sách “Người Huế kể chuyện Huế” và “Học trò bên kia phá Tam Giang” của hai tác giả, nhà văn – nhà nghiên cứu Lê Vũ Trường Giang và Nhà văn – Nhà báo Phi Tân.