Triển lãm chuyên đề " Da cam - Lương tri và công lý"

15:31 25/10/2018

Chiều ngày 25/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế - Bộ Tư lệnh Hóa học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên Huế,  Bảo tàng lịch sử thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “ Da cam – Lương tri và Công lý”. 

Cắt băng khai mạc triển lãm


Triển lãm giới thiệu hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến thảm họa chất độc da cam/dioxin, được chia làm 4 phần: Thảm họa da cam - Nỗi đau da cam, Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, hoạt động của VAVA và hành trình đi tìm công lý, những tấm gương vượt khó vươn lên. Trong đó, trưng bày các loại bom đạn hóa học, những hình ảnh về các làng mạc, rừng núi, sông ngòi không còn sự sống, những con người bị dị dạng do hậu quả của chất độc da cam và cả những hình ảnh đẹp của các nạn nhân trên con đường vượt lên số phận; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với các nạn nhân da cam…

Hơn 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật liên quan đến thảm họa chất độc da cam/dioxin được trung bày


Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ không chỉ dùng các loại bom đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc da cam/dioxin. Chỉ trong 10 năm (từ năm 1961 đến năm 1971), quân đội Mỹ đã tiến hành phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học xuống chiến trường Việt Nam. Trong đó, vùng rừng núi của các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền của tỉnh Thừa Thiên Huế là những địa phương chịu nhiều tổn thất về sức khỏe con người và môi trường sinh thái, đặc biệt là tại khu vực A So của huyện A Lưới,… Mặc dù cuộc chiến tranh đã lùi sâu vào quá khứ, nhưng nỗi đau do di chứng chất độc hóa học da cam/dioxin vẫn để lại nhiều di chứng nặng nề về tinh thần và vật chất của biết bao gia đình…

Hình ảnh Đồng chí Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế thăm Trung tâm người khuyết tật Thừa Thiên Huế



Việc giải quyết hậu quả chất độc da cam/dioxin, luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, quan tâm. Đây vừa là lương tâm, trách nhiệm, đạo lý đối với những người đã chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vừa là vấn đề xã hội nhân đạo đối với nhân dân ở những vùng bị ảnh hưởng chất độc da cam, vừa là vấn đề chính trị và ngoại giao trong bối cảnh hiện nay.

Tấm gương vượt khó vươn lên


Các hình ảnh, hiện vật đã khắc họa rõ nét hơn về tác hại của chiến tranh hóa học. Từ đó kêu gọi cộng đồng xã hội chung tay xoa dịu nỗi đau da cam, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của nạn nhân chất độc da cam. Đồng thời thông qua triển lãm nhằm tuyên truyền sâu rộng cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn về thảm họa da cam ở Việt Nam và công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học do quân đội Mỹ gây ra.

Hình ảnh Nguyên chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham gia đi bộ ủng hộ nạn nhân chất độc da cam


Triển lãm diễn ra đến ngày 25/11.

 

Phương Anh

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Chào mừng 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2011) và mừng xuân Tân Mão, chiều 26/01/2001, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc phòng tranh Mùa xuân tại số 26 Lê Lợi và phòng tranh Con giáp tại số 4 Hoàng Hoa Thám, thành phố Huế.

  • Chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và xuân mới Tân Mão 2011, chiều 11/01, tại Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Huế vào xuân”.

  • Sáng ngày 9/1, Liên hiệp Các hội Văn học Nghệ thuật, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, gia tộc họ Phùng, văn nghệ sỹ, trí thức và những người yêu mến đã tổ chức đưa di hài nhà thơ Phùng Quán và vợ là nhà giáo Vũ Thị Bội Trâm về an táng tại nghĩa trang Thanh Thủy Thượng, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế theo di nguyện của nhà thơ.

  • Chiều ngày 06/01/2011, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức họp báo thường kỳ và gặp mặt cơ quan báo chí nhân dịp đầu năm mới 2011 nhằm thông báo tình hình kinh tế xã hội năm 2010, nhiệm vụ kế hoạch 2011 và các hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, kỷ niệm 81 năm Ngày thành lập Đảng và đón Tết nguyên đán Tân Mão.

  • Vừa qua, vào lúc 11 giờ 30 phút, ngày 29/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã nhận được số tiền 10 triệu đồng của Quỹ Tình Thơ thành phố Hồ Chí Minh trao tặng nhà thơ Ngô Cang (bị ngã xe chấn thương sọ não vào chiều ngày 24/12, khi anh đang trên đường từ Huế trở về nhà - làng Mỹ Xá, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) do nhà thơ Nguyễn Miên Thảo và nhà thơ Phan Trung Thành gửi từ thành phố Hồ Chí Minh.

  • Sáng ngày 29/12, tại Thế Tổ Miếu- Hiển Lâm Các, Đại Nội - Huế, đã diễn ra buổi Lễ trao tặng bộ Biên chung, Biên khánh- nhạc khí của Nhã nhạc Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Nghệ thuật Biểu diễn Quốc gia Hàn Quốc phục chế và trao tặng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố Đô Huế.

  • Ngày 28.12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế đã trao “Tặng thưởng tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2010” cho 14 tác giả, nhóm tác giả là hội viên các hội chuyên ngành.

  • Sáng ngày 22/12, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố và trao bằng di tích lịch sử cách mạng địa điểm “Trường Thanh niên tiền tuyến Huế 1945” tại di tích trường (hiện nay là Trung tâm Công viên cây xanh), 108 Lê Duẩn, thành phố Huế.

  • "Báu vật sống" của nhã nhạc cung đình Huế - Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ nhân Dân gian Trần Kích đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4 giờ ngày 18/12, tại nhà riêng số 34/4 kiệt 320 đường Bạch Đằng, thành phố Huế.

  • Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam vừa có thông báo công bố giải thưởng tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2006-2009).

  • Tối ngày 14/12,Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Huế và Hội Nhà văn tỉnh đã tổ chức đêm thơ Thanh Hải, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.

  • Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT vừa có thông báo về việc trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật thường niên 2010. Trong đợt xét tặng giả thưởng thường niên này, các văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã có một mùa bội thu giải thưởng với 6 tác giả, nhóm tác giả được trao thưởng.

  • Kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960 - 20-12-2010), chiều 14/12/2010, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Tạp chí Sông Hương đã phối hợp tổ chức buổi giới thiệu sách “Nhánh tùng vườn An Hiên”.

  • Ngày 14/12/20120 tại trụ sở Tạp chí Sông Hương, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với tạp chí Sông Hương đã tổ chức cuộc giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn của Hội Nhà văn tỉnh với nhà thơ, giáo sư Bruce Weigl.

  • Tối 11/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Đêm thơ “Quê mẹ” nhâ kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1920 - 2010) và 9 năm ngày mất (2002-2010) của nhà thơ Tố Hữu, chương trình diễn ra tại Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • Chào mừng 59 năm ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam và 53 năm ngày thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam, chiều ngày 10/12/2010, tại Khu làng nghề truyền thống Huế, Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật và Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm Mỹ thuật 2010.

  • Sáng ngày 10/12, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động.

  • Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức đêm thơ nhà giáo với chủ đề “ Cõi hạnh phúc”, diễn ra vào tối ngày 19/11 tại 26 Lê Lợi, Huế.

  • Chiều ngày 14/11, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Thừa Thiên Huế, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Văn hóa và văn học Pháp đương đại” do Giáo sư, dịch giả Trần Thiện Đạo trình bày.

  • Nhân kỷ niệm 93 năm Cách Mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (1917-2010), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với khoa Nga văn trường Đại học Ngoại ngữ Huế tổ chức đêm thơ “Nước Nga thân thiết của tôi ơi...”, diễn ra vào tối ngày 7/11, tại Thư viện tỉnh Thừa Thiên Huế.