Chiều ngày 21/7, tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh TT Huế tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại lễ khai mạc
Triển lãm trên cơ sở kết quả của 86 cuộc Triển lãm đã được tổ chức tại 57 tỉnh, thành phố, 11 điểm đảo, huyện đảo và 18 đơn vị lực lượng vũ trang. Triển lãm với nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm và gần 100 bản đồ được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế, Triển lãm gồm các nhóm tư liệu chính sau: Phiên bản của các văn bản Hán – Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam và chính quyền Pháp ở Đông Dương, ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Đặc biệt là các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) ban hành liên quan trực tiếp đến vấn đề khai thác, quản lý, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Phiên bản của các văn bản hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam ban hành trong thời kỳ 1954 – 1975; Phiên bản của các văn bản hành chính của nhà nước Cộng hòa XHCH Việt Nam ban hành từ năm 1975 đến nay; Một số tư liệu, ấn phẩm do các nước phương Tây biên soạn và xuất bản từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX; Một số hình ảnh tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ những năm 1930 đến khi Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng trận “Hải chiến Hoàng Sa” ngày 19/1/1974; Sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay; Sưu tập gồm 4 tập bản đồ (atlas) và 30 bản đồ do các nhà nước Trung Quốc xuất bản và phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử cho thấy Trung Quốc không hề quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà họ gọi là Xisha và Nansha và đòi hỏi chủ quyền đối với hai quần đảo này. Trong đó, đáng chú ý là 4 cuốn atlas do nhà Thanh và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc xuất bản gồm: Trung Quốc địa đồ (xuất bản năm 1908), Trung Quốc toàn đồ (xuất bản năm 1917), Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1919) và Trung Hoa bưu chính dư đồ (xuất bản năm 1933).
|
Bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795 – 1869), nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn, gồm 6 tập: Châu Âu (tập 1), Châu Á (tập 2), Bắc Mỹ (tập 3), Nam Mỹ (tập 4), Châu Phi (tập 5) và Châu Úc (tập 6), xuất bản tại Bruxelles (Bỉ) vào năm 1827. Trong đó có bản đồ Partie de la Cochinchine ở tập 2 khẳng định Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là thuộc Việt Nam; Những công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các học giả Việt Nam và nước ngoài về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xuất bản từ năm 1975 cho đến nay; . Trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim Việt Nam” ; Một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của huyện đảo Trường Sa trong thời kỳ công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước; Trưng bày một số hình ảnh các bộ Tem: Bộ tem 337: Hải quân, phát hành ngày 10/10/1978; Bộ tem 445: Phong cảnh vịnh Hạ Long, phát hành ngày 30/7/1984; Bộ tem 536: Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phát hành ngày 19/1/1988; Bộ tem 543: Giàn khoan dầu, phát hành ngày 28/4/1988; Bộ tem 661: Thông tin phục vụ đời sống, phát hành ngày; Một số hình ảnh về quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế; hình ảnh về Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
|
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa là một hoạt động thông tin tuyên truyền quan trọng, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước, kiều bào ta ở nước ngoài, đặc biệt là tầng lớp thanh niên trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua các tư liệu lịch sử được công bố.
Một số hình ảnh tại lễ triển lãm :
![]() |
![]() |
|
|
Phương Anh
Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức vào làm việc tại Văn phòng Liên hiệp Hội năm 2019 như sau:
Chiều ngày 25/9, tại khách sạn Century Huế, Ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức “Lễ công bố Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2019”; đến dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung, Trưởng ban tổ chức Giải thưởng Du lịch Thừa Thiên Huế năm 2019.
Chiều 23/9, Viện Pháp tại Huế khai mạc triển lãm tranh “Kết nối” của các họa sĩ Lê Đăng Thông, Tạ Thị Kim Quý và Võ Thị Yến Nhi.
Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2019), vào chiều ngày 18/6, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, Trưởng các Văn phòng đại diện và các phóng viên thường trú, phóng viên hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Chiều 17/6, Ban tổ chức giải báo chí và Hội Nhà báo tỉnh tổ chức buổi Gặp mặt kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019) và trao giải Báo chí tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XII – năm 2019 tại trụ sở Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế (22B Lê Lợi).
Sáng 15/6 tại Trung tâm tổ chức sự kiện văn hóa nghệ thuật – Áo dài show đã diễn ra vòng casting và bán kết cuộc thi “Bước chân thiên thần” 2019 do Công ty CP VKSTAR tổ chức đã diễn ra.
Sáng ngày 08/6, tại công viên Tứ Tượng (TP Huế), Sở Du lịch Thừa Thuên Huế đã tổ chức buổi khai mạc Lễ hội Diều Huế 2019.
Chiều 31/5, Viện Pháp tại Huế đã tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Nước Pháp qua ánh mắt trẻ thơ”nhằm Nhằm chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/06.
Tối ngày 26/5, tại Trung tâm Ung Bứu, Bệnh viện Trung ương Huế đã diễn ra đêm nhạc thiện nguyện với chủ đề “Lửa yêu thương”.
Tối ngày 17/5, tại công viên Lý Tự Trọng, Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp với Giáo Hội Phật Giáo tỉnh tổ chức lễ hội Ẩm thực chay Huế 2019.
Tối 01/5, Festival Nghề truyền thống Huế 2019 với chủ đề “Tinh hoa nghề Việt” đã Bế mạc tại sân khấu Bia Quốc học Huế.
Tối 21/4, tại thôn Kim Sơn (xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh TT Huế) đã diễn ra buổi lễ Khai trương không gian tưởng nhớ cố họa sỹ Lê Bá Đảng.
Sáng ngày 07/4, Ban quản lý (BQL) chợ Đông Ba tổ chức Lễ phát động "Ngày Chủ nhật xanh" và tổ chức ra quân tổng vệ sinh khu vực chợ Đông Ba.
Ngày 3/4, ông Nguyễn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương di dời mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ TP.HCM về Huế theo nguyên vọng của gia đình.
Sáng chủ nhật (ngày 31/3), các hoạt động "Ngày Chủ Nhật xanh" tiếp tục diễn ra sôi động tại các địa phương và cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Sáng 22/3, tại Trung tâm Văn hóa TP Huế, UBND TP đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ các hộ dân khu vực Thượng Thành thuộc Dự án Đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế gồm: Thuận Lộc, Thuận Thành, Thuận Hòa và Tây Lộc.
Chiều 20/3, tại Viện Pháp tại Huế đã siễn ra Triển lãm ảnh thực tế tăng cường “Xúc cảm nước Pháp - Chuyến du hành sôi động”.
Sáng ngày 10/3, tại nhà thờ họ Đặng làng Thanh Lương (phường Hương Xuân, Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã diễn ra Lễ dâng hương tưởng niệm cụ Đặng Huy Trứ - ông tổ nghề Nhiếp ảnh nhân kỷ niệm 150 năm ngày cho ra mắt hiệu ảnh đầu tiên ở Việt Nam (14/3/1869 – 14/3/2019), 66 năm Ngày truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 – 15/3/2019).
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn chỉ đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện chủ trương vận động phụ nữ mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam và chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Sáng 22/02, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ Tiếp nhận tác phẩm cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế.