Sáng ngày 23/11, Sở Văn hóa Thể thao phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức trao tặng Sắc phong cho làng La Ỷ - Xã Phú Thượng – Phú Vang và làng Quý Lộc – Xã Lộc Điền - Phú Lộc. Hoạt động nhằm chào mừng kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam (23/11).
Nhà sưu tập Nguyễn Huy Hoàng trao sắc phong cho làng Quý Lộc
Làng La Ỷ, thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trải qua các thời kỳ lịch sử, từ thời Gia Long lập địa bạ 1818, thời Vua Dồng Khánh (1885-1888) biên soạn Dư Địa Chí xong 1887, triều vua Bảo Đại cải cách hành chính. La Ỷ có khi có tên gọi này hay tên gọi khác trực thuộc tổng, huyện, xã này thuộc tổng, huyện, xã khác thì La Ỷ vẫn là một làng cổ ven đô có chiều dài lịch sử tính đến ngày nay trên dưới 500 năm.
Làng Quý Lộc, thuộc xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau khi từ nguyên gốc La Chữ huyện Hương Trà vào Lộc điền tính đến ngày nay có chiều dài lịch sử gần 200 năm. Đây là một làng trong nhiều làng cổ truyền của xã Lộc Điền. Trải qua từ thời vua Đồng Khánh (1885-1888), vua Bảo Đại,…
![]() |
Nhà sưu tập Bùi Văn Quang trao tặng sắc phong cho làng La Ỷ |
Trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, và chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai khắc nghiệt của miền Trung nên có khá nhiều tài liệu quý chất liệu giấy chữ Hán - Nôm của làng, các dòng họ khai canh, khai khẩn và các dòng họ khác đến lập nghiệp đang trong tình trạng hư hỏng và bị thất lạc.
![]() |
Cung nghinh sắc phong về làng |
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao tặng cho làng La Ỷ 3 sắc phong của nhà sưu tập Bùi Văn Quang (Nam Định) và 8 sắc phong của nhà sưu tập Nguyễn Huy Hoàng (Thừa Thiên Huế) cho làng Quý Lộc theo nghi thức truyền thống.
Việc hai nhà sưu tập Bùi Văn Quang và Nguyễn Huy Hoàng đã nhiều năm sưu tầm và lưu giữ những cổ vật này và hiến tặng lại cho 2 làng là việc làm rất đáng được quý trọng và là món quà vô giá đối với làng, họ trong thời đại hiện nay. Thông qua hoạt động này nhằm mục đích đề cao vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành, của các đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đoàn kết cùng nhau bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa của các bật đi trước được kết tinh qua nhiều ngàn năm lịch sử, để lại lưu truyền cho các thế hệ mai sau.
Phương Anh
Tối 23/2, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình Thơ Nguyên Tiêu xuân Giáp Thìn 2024 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước".
Sáng 23/2 (nhằm ngày 14 Tháng Giêng năm Giáp Thìn), đoàn văn nghệ sĩ Huế do nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, nhà thơ Lê Tấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và nhà thơ Lê Vĩnh Thái - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương dẫn đầu cùng nhiều nhà văn, nhà thơ Huế đã dâng những nén hương tưởng nhớ các thi nhân, thi sĩ đã khuất.
Việc tổ chức lấy ý kiến cử tri về Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được tổ chức đến hết ngày 02/3/2024.
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.